O-Lan – người phụ nữ đảm đang, yêu chồng thương con

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong bộ ba tiểu thuyết Ngôi nhà đất của Pearl Buck (Trang 74 - 77)

CHƢƠNG 3 : BIỂU TƢỢNG ĐẤT VÀ O-LAN

3.3.1.O-Lan – người phụ nữ đảm đang, yêu chồng thương con

3.3. O-Lan và mối quan hệ với các nhân vật trong Ngôi nhà đất

3.3.1.O-Lan – người phụ nữ đảm đang, yêu chồng thương con

O-Lan vốn là một nơ tì của đại địa chủ họ Hoàng, đƣợc gả bán cho Vƣơng Long. Thoạt tiên Vƣơng Long coi khinh những cô gái xuất thân từ thân phận tơi địi hèn mọn đó, nhƣng ngƣời cha của Vƣơng Long vốn từng trải hơn đã khuyên con và thuyết phục Vƣơng Long chấp nhận ngƣời phụ nữ xa lạ kia về làm vợ. Vai trò làm vợ của O-Lan đƣợc xác định là lo quán xuyến cơng việc gia đình, đẻ con và chăm sóc chồng con. O-Lan đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ này. Cô sinh cho Vƣơng Long ba cậu con trai và hai cô con gái. Với những đứa con trai, O-Lan khẳng định đƣợc vai trị làm vợ của mình trong xã hội trọng nam khinh nữ. Đẻ con trai, “tề gia” và cam chịu thói trăng hoa của chồng là những chuẩn mực, đức tính hi sinh mà O-Lan cũng nhƣ hàng ngàn ngƣời phụ nữ Trung Hoa nói riêng và phụ nữ nói chung trong xã hội cũ phải chấp nhận và gánh chịu.

75

Vƣơng Long nhớ lại hình ảnh ngƣời vợ thân u của ơng: “Ơng lại ngồi

trầm tư mặc tưởng, ơng nhớ lại ngày hơm đó, vợ ơng đã một mình đi vào căn buồng nhỏ bé tối tăm như thế nào, nàng đã một mình sinh đẻ cho ơng bao nhiêu con, vừa trai vừa gái. Và nàng còn ra đồng làm lụng vất vả bên ông sau những giờ nở nhụy khai hoa” [26, 258]. Cũng trong thời điểm ấy, hình ảnh ngƣời xƣa

trở về trong tâm trí ơng thật rõ nét, “ơng nhớ lại như người ta nhớ một giấc mơ

xưa. Ông nhớ lúc O-Lan đang làm, ngưng tay trong chốc lát để cho con bú, ơng nhớ lại dịng sữa trắng từ ngực nàng chảy ra thừa thãi, chảy loang cả xuống đất” [26, 258]. Những giây phút Vƣơng Long suy tƣ về ngƣời vợ quá cố, và con

ngƣời ông nhƣ đang sống trong một thế giới khác, đó là một thế giới đã qua và để lại trong lịng nhân vật ấn tƣợng khơng dễ phai mờ.

Từ khi bƣớc chân về nhà chồng, O-Lan đã thể hiện là một ngƣời phụ nữ của gia đình, suốt đời cô chăm chỉ làm lụng, hi sinh tất cả niềm vui riêng để vun vén cho gia đình, đến khi chỉ cịn chút sức lực cuối cùng O-Lan vẫn lo lắng cho từng ngƣời thân trong gia đình mà khơng nghĩ đến bản thân ốm bệnh tật: “Lo liệu cho các con được nên vợ, nên chồng, mẹ mừng lắm, giờ

đây mẹ có chết cũng được hả dạ” [26, 323].

Tác giả đã đặt nhân vật của mình vào trong một cảnh ngộ đặc biệt. Dõi theo những chi tiết miêu tả hành động của nhân vật trong cảnh ngộ ấy ngƣời đọc có thể phán đốn đƣợc tính cách của nhân vật một cách rõ nét. Đây là hình ảnh Vƣơng Long sau khi biết O-Lan mắc bệnh nan y: “Sau khi ông lang

về rồi, Vương Long đi vào căn nhà bếp tối tăm, nơi Tố Lan đã từng sống phần lớn cuộc đời nàng. Nhưng bây giờ nàng khơng có ở đây nữa, không thấy ai. Không ai thấy ông nên ông quay mặt vào bức tường ám khói và lặng lẽ khóc” [26, 220]. Pearl Buck đã làm nổi bật sự thƣơng xót pha lẫn niềm hối

hận của Vƣơng Long khi biết ngƣời vợ cả đời tận tụy vì mình sắp lìa xa. Tác phẩm xoay quanh cuộc sống của các thế hệ gia đình họ Vƣơng, ở tỉnh An Huy. Dù là thành viên trong một gia đình nhƣng các nhân vật chính

76

mang những nét đặc trƣng riêng, tiêu biểu cho một kiểu ngƣời trong xã hội. Pearl Buck xây dựng cốt truyện Ngôi nhà đất theo kiểu cốt truyện đơn tuyến. Cốt truyện diễn ra theo trình tự phát triển tự nhiên của thời gian, sự việc xảy ra tuần tự từ đầu đến cuối và không bị đứt quãng.

Trong mối quan hệ với đất, con ngƣời mới thực sự là chính mình và di sản của họ, qua bao can qua, giá trị nhất cũng chỉ là đất mẹ mà thôi. Từ “đất mẹ O-Lan” những đứa con lần lƣợt chào đời và O-Lan gửi vào con bao niềm mơ ƣớc, mong mỏi nhƣng khi O-Lan và Vƣơng Long qua đời, mỗi ngƣời con trai của Vƣơng Long đều có cách hƣởng thụ tài sản riêng.

Nông An là con trai đầu và là đại diện cho lớp ngƣời chỉ thích thụ hƣởng cuộc sống. Ông ta dần dần đã bán hết ruộng đất cho Nơng Văn để có tiền ra vào các cao lâu, mĩ viện, cƣới thêm thê thiếp, hoặc chu cấp cho các con cuộc sống xa hoa, phung phí.

Nông Văn, ngƣời con thứ, đại diện cho loại con bn chìm đắm trong tiền bạc “Anh cho cả sư ở chùa vay tiền, anh bắt viết giấy, bắt thế ruộng hậu nhà

chùa. Anh cịn có tiền hùn vốn ở các tàu chạy sơng, chạy biển, có cả cổ phần ở đường thiết lộ, lại còn chung vốn mở nhà hồng lâu trên tỉnh” [27, 258].

Vƣơng hổ tƣớng, ngƣời con trai thứ ba của Vƣơng Long và O-Lan đại diện cho lớp ngƣời có khát vọng xây dựng sự nghiệp bằng con đƣờng chính sự thơng qua các cuộc đánh chiếm, mở mang bờ cõi.

Đại diện cho thế hệ thứ ba trong gia đình họ Vƣơng là Vƣơng Nguyên, Thịnh, Ái Lan và Mạnh. Họ tiêu biểu cho tƣ tƣởng, cách sống của thế hệ trẻ Trung Hoa trƣớc xã hội đầy biến động, chuyển biến mạnh mẽ.

Nhƣ vậy, từ mảnh đất Vƣơng Long tích cóp cơng sức cả đời và O-Lan miệt mài lao động tậu đƣợc, các thế hệ con cháu của họ trƣởng thành và chọn cho mình những cách sống khác nhau. Tồn bộ tác phẩm đều xoay quanh số phận của các nhân vật trong gia đình này. Nhƣng nhà văn đã khéo léo khi lồng cuộc đời các nhân vật vào những bƣớc thăng trầm của lịch sử dân tộc.

77

Chính vì vậy, đây khơng cịn là câu chuyện riêng tƣ cá nhân của một vài nhân vật mà nó đã trở thành bức tranh xã hội Trung Quốc rộng lớn.

Hạt nhân của cốt truyện chính là hình ảnh căn nhà tranh vách đất nằm ở cuối xóm, ba mặt nhà là đồng ruộng, nơi đó khi xƣa Vƣơng Long chào đời, lao động vất vả và cùng với O-Lan gây dựng nên cơ nghiệp, nơi mà O-Lan đã lần lƣợt sinh ra các ngƣời con, nơi mà O-Lan ở lại mãi mãi sau khi qua đời. Ngôi nhà đất chứng kiến hạnh phúc, vui buồn, thăng trầm cuộc đời của O- Lan, Vƣơng Long và các con. Từ thuở niên thiếu, hình ảnh ngơi nhà này đã chập chờn ẩn hiện trong những giấc mơ của Vƣơng Nguyên, thế hệ thứ ba của dòng họ Vƣơng: “cậu bé ngủ mơ màng như đã sống ở túp nhà đất, giữa

cánh đồng ruộng bát ngát” [27, 396].

Ngoài vấn đề về xã hội, về con ngƣời đất nƣớc, lịch sử của Trung Hoa, Pearl Buck tập trung vào số phận, quyền của ngƣời phụ nữ, vấn đề hơn nhân gia đình, nhƣ chế độ đa thê, hay mối quan hệ phức tạp giữa các chị em dâu khi cùng sống trong một đại gia đình. Bên cạnh, nhà văn còn xây dựng nên câu chuyện gắn kết giữa đất và ngƣời Trung Hoa trên con đƣờng hội nhập văn hoá nhân loại. Với cốt truyện rõ ràng, logic, chứa đựng nhiều lƣợng thơng tin, Ngơi nhà đất có thể đƣợc xem là quyển bách khoa về hiện thực xã hội Trung Hoa nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong bộ ba tiểu thuyết Ngôi nhà đất của Pearl Buck (Trang 74 - 77)