Vẻ đẹp của đức hi sinh

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong bộ ba tiểu thuyết Ngôi nhà đất của Pearl Buck (Trang 57 - 62)

CHƢƠNG 1 : PEARL BUCK – TÍNH NỮ CỦA VĂN HĨA ĐƠNG-TÂY

2.2.2.Vẻ đẹp của đức hi sinh

2.2. Vẻ đẹp của tâm hồn ngƣời phụ nữ

2.2.2.Vẻ đẹp của đức hi sinh

Nếu trong những trang viết của Hồ Dzếnh chúng ta từng bắt gặp những ngƣời phụ nữ với một sức chịu đựng khiến ta phải ái ngại và kính trọng: đó là sự chịu đựng mọi đè nén, nỗi vất vả bất công nhiều khi là cả nỗi cô đơn lạc lõng, thậm chí họ có thể đánh mất mình đi nếu điều đó đem lại yên ấm cho gia đình, đấy là chị Yên chỉ sống vì ngƣời khác, hi sinh cho ngƣời khác đến mức “trung thành và tận tụy”… thì những ngƣời bà, mẹ, chị, vợ của Pearl Buck cũng cùng chung nét tính cách ấy. Phải chăng đó là sự gặp gỡ giữa hai nhà văn ở hai thế hệ khác nhau, viết về ngƣời phụ nữ Á Đơng với nét tính cách truyền thống: “người đàn bà chỉ biết có chịu khó vì chồng con, khơng

bao giờ một lời phàn nàn oán hận mà cái mong ước sung sướng nhất là cứ được hi sinh mãi” [15, 42].

Bền bỉ chịu đựng, giàu lịng hi sinh trong hồn cảnh bất hạnh là một vẻ đẹp tâm hồn rất đáng đƣợc kính trọng, khâm phục của bất kỳ một ai. Trong thế giới nhân vật nữ Ngôi nhà đất của Pearl Buck, ngƣời phụ nữ hiện lên nhƣ những ngƣời giàu đức hi sinh vì chồng, vì con; và đại diện tiêu biểu xuất sắc

58

nhất đó chính là nhân vật O-Lan – nhân vật trung tâm gắn kết gia đình.

Nhân vật O-Lan ngay từ đầu đã hiện lên nhƣ một vật hi sinh, hi sinh cho sự sống của gia đình. Ngay khi O-Lan xuất hiện, ngƣời đọc đã hình dung đƣợc cô là vật hi sinh: “Nét mặt nàng thực thà, hiền lành, mũi ngắn, tẹt hai lỗ

mũi hếch, đen sì, mồm rộng đến mang tai. Hai con mắt lờ đờ, đượm một vẻ buồn buồn” [26, 29]. Vƣơng Long nhận xét O-Lan là “hạng cơm no, vác nặng” [26, 29].

Từ khi về làm dâu nhà họ Vƣơng, O-Lan đã là một nàng dâu đảm, vợ hiền: Nàng luôn chân ln tay vun vén cơng việc gia đình, và cịn giúp chồng việc đồng áng ngay cả khi mang bầu sắp sinh: “Nàng lầm lầm, lì lì, suốt ngày

khơng nghe thấy tiếng, trừ khi nào bần cùng lắm, nàng mới mở miệng” [26,

38]. “Buổi sáng khi anh ra đồng, vợ anh cầm một cái cào tre và một sợi dây

đi lang thang ngoài đồng, nhặt chỗ này một nắm cỏ hoặc chỗ kia một cành cây hoặc một mớ lá và đến buổi trưa trong nhà đã có đủ củi để thổi bữa ăn chiều. Nàng còn lấy cả những quần áo rách và với thứ chỉ do nàng se lấy bằng cái thoi tre, nàng vá víu, phủ kín những chỗ rách trong những bộ quần áo ngự hàn. Chăn chiếu nàng cũng đem ra phơi ở ngưỡng cửa, tháo vỏ màn để giặt và phơi trên sào tre…” [26, 31].

Ngay cả khi đến ngày trở dạ, O-Lan vẫn ra ngoài đồng làm việc “nàng

cúi xuống một cách khó khăn vì bụng mang dạ chửa và cử động chậm chạp”

[26, 37]. Không chỉ vậy, khi Vƣơng Long trở về nhà, O-Lan đã làm Vƣơng Long kinh ngạc, “anh thấy cơm tối cịn nóng hổi trên bàn và ông già đang

dùng bữa. Trong lúc trở dạ đẻ mà nàng còn cố nấu cơm cho hai cha con anh”. Ngƣời phụ nữ ngay cả trong lúc sắp lâm bồn cần sự chở che, giúp đỡ từ

chồng, từ cha thì O-Lan lại lo từng bữa cơm, giấc ngủ cho ngƣời thân yêu. Chính Vƣơng Long cũng phải thốt lên: “Tuy đã trở dạ, sắp xổ, nàng

cũng nấn ná thổi xong được nồi cơm. Anh nghĩ một người đàn bà chịu thương, chịu khó, tận tâm như vợ anh, cũng ít có” [26, 47].

59

Qua tác phẩm của Pearl Buck, độc giả có thể nhận thấy ngƣời phụ nữ trong những trang viết của bà là ngƣời vợ, ngƣời mẹ của gia đình nhƣng với thân phận nô tỳ, nàng hầu, con ở, vợ lẽ… và ẩn đằng sau những vai trò ấy là một tâm hồn cao thƣợng, sự hi sinh thầm lặng.

Ta thấy một O-Lan suốt đời chăm lo, chung lƣng đấu cật cùng chồng xây dựng nên cơ nghiệp không một lời kêu ca phàn nàn ngay cả khi ngƣời đàn ông mà cô cả đời hi sinh chê bai, cạn tình phụ cơng cơ để rƣớc về một cơ vợ bé. Kể từ đó, O-Lan trở thành cái bóng trong nhà. Mọi niềm vui của cơ cịn lại chỉ là mấy đứa con.

Có thể nói, cơ nghiệp nhà họ Vƣơng chủ yếu đƣợc tạo dựng từ chính bàn tay của O-Lan. Nhờ số ngọc O-Lan nhặt đƣợc mà Vƣơng Long mới có thể mua lại ruộng đất nhà họ Hồng và từng bƣớc trở nên giàu có. Những khi gia đình gặp hoạn nạn, O-Lan là ngƣời đƣa ra quyết định sáng suốt nhất, cứu cả nhà qua bao cơn nguy kịch. Ngay khi từ miền Nam lánh nạn về: “O-Lan

không để tay chân không. Nàng lợp lại mái nhà, buộc những chiếc chiếu vào dầm nhà, lấy đất ruộng ngào với nước trát lại vách chỗ nào xiêu vẹo, nứt lở, đắp lại bếp lò, lấp những lỗ đất ở nền nhà bị nước mưa khoét thủng lỗ chỗ”

[26, 170]. Chung tay xây dựng cơ đồ cho chồng và mang lại của cải cho nhà chồng, thế nhƣng chỉ vì xấu xí, O-Lan đã phải chịu đựng sự ghẻ lạnh từ chồng. Nỗi đau đó vị xé tâm can O-Lan. Nhƣng cũng nhƣ mọi khi, O-Lan đƣợc dạy là chỉ biết phải chịu đựng.

Nhân vật chính trong tác phẩm Người mẹ (1934) cũng là một ngƣời phụ nữ có hồn cảnh bất hạnh, bà hi sinh cả cuộc đời cho chồng, con và luôn hy vọng ở một tƣơng lai tƣơi sáng hơn. Tác giả không hề gọi bà bằng một cái tên cụ thể. Tuy nhiên, bà là một nhân vật đƣợc khắc họa cá tính sinh động, dũng cảm, đầy nghị lực, mạnh mẽ. Ngƣời chồng bà sớm bỏ gia đình, nhƣng bà giữ lấy nó vì con.

60

Qua nhân vật O-Lan, hay ngƣời mẹ, chúng ta nhận thấy Pearl Buck xây dựng những nhân vật nữ là trung tâm của tác phẩm và gia đình với các tiêu chí: một ngƣời vợ ngoan hiền, một ngƣời dâu hiếu thảo, sinh đƣợc các con trai, chịu đựng chế độ đa thê… Những tiêu chí này một mặt ghi nhận tố chất tốt đẹp của ngƣời phụ nữ (yêu chồng, thƣơng con, kính trọng ngƣời già cả…), nhƣng mặt khác cho thấy con ngƣời đó phụ thuộc rất nhiều vào các tiêu chí sống bên ngồi đƣợc quy định bởi tập tục của xã hội. Những tập tục này là sự trói buộc ngƣời phụ nữ, khiến họ đánh mất vị trí và vai trị quan trọng của mình trong cuộc sống. Buck tập trung đả phá những mặt thiếu nhân bản này để đề cao vai trò của nữ giới và sự bình đẳng giới.

O-Lan là một giá trị lớn, là sự tận tụy, tận tâm phục vụ chồng con, gia đình. Vẻ đẹp của cơ là vẻ đẹp chân chất, xuất phát từ đáy sâu tâm hồn, nhƣng trong mắt của những kẻ chạy theo cái đẹp bên ngồi cơ khơng có chút giá trị gì. Ngay cả khi Vƣơng Long chán ghét vợ và rƣớc Hoa Liên về làm vợ bé. Đối với O-Lan, việc Vƣơng Long lấy thêm vợ cô cũng cam chịu và âm thầm không phàn nàn.

Việc xác định giá trị ở đây đã cho thấy cái nhìn nhân văn của Buck dành cho ngƣời phụ nữ. Đến cuối tác phẩm Đất lành, những ả đàn bà lăng lồn, và cả Vƣơng Long có lúc chạy theo cái đẹp hình thức của Hoa Liên cũng phải quay lại thừa nhận giá trị của O-Lan. O-Lan đích thực là ngƣời mang một vẻ đẹp tâm hồn tuyệt vời, một sức sống mới cho gia đình họ Vƣơng [3, 588].

Ngƣời phụ nữ Trung Hoa trong xã hội cũ không chỉ chịu những nỗi khổ chung của ngƣời dân nơ lệ mà họ cịn là nạn nhân của chế độ phong kiến cổ hủ khắc nghiệt: “Khôn ngoan cũng thể đàn bà / Dẫu rằng vụng dại vẫn là đàn ông”. Lời ca dao thật mỉa mai chua xót nhƣng đã nói rất đúng, rất chính xác về thân phận của ngƣời phụ nữ. Khơn ngoan, sắc sảo cũng chỉ “thể đàn bà” là “phận gái” còn ngƣời ta dẫu vụng dại cũng vẫn “là đàn ông”. Bất công ngang trái ấy mà ngƣời phụ nữ phải chịu xem nhƣ đƣơng nhiên, nhƣ định mệnh.

61

Không viết những nhân vật kiểu Tôn My Nƣơng, Phƣợng Liên nổi loạn, hoang dã mạnh mẽ gắn với tình dục nhƣ văn Mạc Ngơn, Vệ Tuệ, Sơn Táp mà hình ảnh ngƣời phụ nữ trong Ngơi nhà đất là mẫu ngƣời phụ nữ của gia đình, ngƣời giữ lửa, mẫu phụ nữ truyền thống: “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Họ là những con ngƣời nhỏ bé sống ở nấc thang cuối của xã hội, cuộc đời họ ngày vui rất hiếm mà ngày nọ nối tiếp ngày kia, hôm qua, hôm nay, ngày mai vẫn chỉ là những tháng ngày lo âu sầu muộn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

*Tiểu kết

Sẽ khó hình dung ra văn chƣơng của Pearl Buck nếu thiếu đi hình tƣợng nhân vật nữ. Nhân vật nữ là nơi thể hiện những quan niệm sâu xa đầy chất nhân văn về con ngƣời. Đặc biệt hệ thống vật nữ của Buck đóng góp vào sự phong phú đa dạng, hoàn thiện chân dung ngƣời phụ nữ Trung Hoa trƣớc cách mạng. Cùng với một số nhà văn Trung Hoa khác, Pearl Buck đem đến cho ngƣời đọc hình ảnh phổ biến nhất, đậm đà nhất, đẹp đẽ và thân thuộc nhất về ngƣời phụ nữ Trung Hoa.

Nhân vật nữ thƣờng chiếm đa số trong tác phẩm của Buck và họ đƣợc miêu tả bằng tất cả vẻ đẹp vốn có, vẻ đẹp của tâm hồn, của sự hi sinh thầm lặng cho gia đình, chồng con. Những con ngƣời ấy khơng chỉ đáng thƣơng mà còn đáng đƣợc yêu mến, trân trọng. Mỗi trang viết của bà là tiếng nói tố cáo xã hội, bênh vực những con ngƣời nhỏ bé bất hạnh này. Ngƣời phụ nữ sinh ra trong xã hội ổn định, bình thƣờng vẫn là ngƣời chịu nhiều thiệt thòi huống hồ họ phải sống trong xã hội thực dân nửa phong kiến một cổ chịu bao tròng áp bức là nạn nhân của xã hội phong kiến, ngƣời đàn ông, thực dân.

62

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong bộ ba tiểu thuyết Ngôi nhà đất của Pearl Buck (Trang 57 - 62)