1.3 .Những vấn đề lý luận về hoạt động chủ nhiệm lớp
1.4. Những nội dung quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp trong trường THPT
1.4.5. Quản lý các điều kiện triển khai hoạt động chủ nhiệm lớp
Trước hết, người Hiệu trưởng cần phải quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp một cách có hệ thống, tạo nên một thể thống nhất, hoàn chỉnh và đảm bảo cho q trình đó đạt được hiệu quả tối ưu. Hay nói cách khác, phải nhìn nhận q trình đó ở trong trường dưới góc độ bao qt và tồn diện.
Cụ thể là, phải xác định được các thành tố trong quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp, gồm: Quản lý những con người cụ thể là các thầy, cô giáo làm chủ nhiệm lớp; quản lý hoạt động của người giáo viên; quản lý những công việc cụ thể.
Quản lý các mối quan hệ: Giữa GVCN lớp với học sinh, mối quan hệ giữa GVCN lớp với giáo viên khác, giữa GVCN với phụ huynh học sinh, với xã hội.
Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nền nếp của học sinh, đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh.
Quản lý hồ sơ của chủ nhiệm lớp; quản lý việc sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.
Để quản lý tốt hoạt động chủ nhiệm lớp, đảm bảo hệ thống vận hành đúng yêu cầu người Hiệu trưởng cần phải: Hướng dẫn, giao nhiệm vụ cho giáo viên làm chủ nhiệm lớp một cách rõ ràng; Có kế hoạch kiểm tra thường xuyên việc thực hiện các nhiệm vụ đã giao; Có hệ thống cơng cụ để theo dõi, kiểm tra đánh giá tiến độ thực hiện và chất lượng các nhiệm vụ được giao; Động viên, khuyến khích kịp thời những việc làm, rút kinh nghiệm, uốn nắn những sai lệch một cách nghiêm túc, thường xuyên.
Phát huy tính chủ động, sáng tạo cho Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng, GVCN lớp trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giao nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp trong quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp.