Tổ chức thực hiện nội dung hoạt động chủ nhiệm lớp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông thành phố điện biên phủ tỉnh điện biên (Trang 81 - 83)

1.3 .Những vấn đề lý luận về hoạt động chủ nhiệm lớp

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp của trường THPT thành phố

2.4.2. Tổ chức thực hiện nội dung hoạt động chủ nhiệm lớp

Để đánh giá những biện pháp lãnh đạo nhà trường đã thực hiện trong hoạt động quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp, tác giả đã tiến hành khảo sát, tham khảo ý kiến của 81 người là cán bộ lãnh đạo và giáo viên của trường (gồm cả các giáo viên đang làm chủ nhiệm lớp). Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.12: Những biện pháp lãnh đạo nhà trường đã thực hiện trong hoạt động quản lý hoạt động CN lớp (qua ý kiến của cán bộ, giáo viên)

T T Các biện pháp đã thực hiện Các mức độ Tốt Bình thường Chưa tốt SL % SL % SL %

1 Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt

động chủ nhiệm lớp. 63 77,6 18 22,4 0 0

2

Tổ chức hội thảo, hội thi GVCN giỏi, bồi dưỡng các kỹ năng cần thiết về hoạt động chủ nhiệm lớp

39 48,6 36 44,4 6 6,9

3

Liên kết GVCN lớp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường

59 72,8 22 27,2 0 0

4 Tăng cường quản lý hành chính

về các hoạt động chủ nhiệm 53 65,7 28 34,3 0 0 5 Khuyến khích động viên và có

chế độ đãi ngộ đối với GVCN lớp 45 55,0 34 41,3 2 3,7

6

Tăng cường kiểm tra đánh giá chuyên môn nghiệp vụ về hoạt động chủ nhiệm lớp

56 69,0 25 31,0 0 0

Qua kết quả thu thập số liệu bảng trên cho thấy:

Biện pháp xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp, có tới 77,6% ý kiến cho rằng lãnh đạo nhà trường làm tốt. Như vậy có thể hiểu việc xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp của lãnh đạo nhà trường là công việc bắt buộc phải triển khai. Kế hoạch quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp của nhà trường qua tìm hiểu được xây dựng ngay từ đầu năm học và triển khai cho các GVCN các lớp tại buổi hợp GVCN khối vào ngày cuối mỗi tuần học. Trên cơ sở đó GVCN xây dựng kế hoạch cơng tác cá nhân.

Biện pháp tăng cường kiểm tra đánh giá chuyên môn, nghiệp vụ về hoạt động chủ nhiệm lớp có 69,0% ý kiến cho rằng lãnh đạo nhà trường làm tốt. Tuy nhiên cũng có 31,0% cho rằng mới ở mức độ bình thường. Điều đó chứng tỏ rằng lãnh đạo trường THPT thành phố Điện Biên Phủ có quan tâm đến việc kiểm tra đánh giá chuyên môn, nghiệp vụ về hoạt động chủ nhiệm lớp song cũng chưa thực sự sâu sát, đi vào thực chất, chủ yếu là thủ tục hành chính, kiểm tra hồ sơ, sổ sách. Việc kiểm tra lại được tiến hành gộp với hoạt động kiểm tra chuyên mơn nên khơng có tác dụng cao. Hơn nữa, đến nay nhà trường cũng như các cơ sở giáo dục khác chưa có tiêu chí đánh giá GVCN giỏi nên việc kiểm tra cũng gặp khó khăn.

Biện pháp tăng cường quản lý hành chính về các hoạt động hoạt động chủ nhiệm lớp có 65,7% ý kiến cho rằng lãnh đạo nhà trường làm tốt.

Như vậy các biện pháp 1, 3, 4, 6 là biện pháp mà lãnh đạo nhà trường đã cơ bản thực hiện tốt. Biện pháp 5 có 3,7% và biện pháp 2 có tới 6,9% vẫn có ý kiến cho rằng lãnh đạo nhà trường làm chưa tốt. Bởi trên thực tế việc tổ chức hội thảo, hội thi GVCN giỏi, bồi dưỡng các kỹ năng cần thiết về hoạt động chủ nhiệm lớp là những hoạt động chưa mang lại kết quả ngay, thể hiện bằng các con số cụ thể như hoạt động chuyên môn....

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông thành phố điện biên phủ tỉnh điện biên (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)