Cơng tác kế hoạch hóa hoạt động chủ nhiệm lớp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông thành phố điện biên phủ tỉnh điện biên (Trang 79 - 81)

1.3 .Những vấn đề lý luận về hoạt động chủ nhiệm lớp

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp của trường THPT thành phố

2.4.1. Cơng tác kế hoạch hóa hoạt động chủ nhiệm lớp

2.4.1.1. Ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường:

Để đánh giá những biện pháp lãnh đạo nhà trường đã thực hiện trong việc quản lý thực hiện nội dung hoạt động chủ nhiệm lớp của đội ngũ GVCN lớp, tác giả đã tiến hành khảo sát, tham khảo ý kiến của 81 người là cán bộ lãnh đạo và giáo viên của trường (gồm cả các giáo viên đang làm chủ nhiệm lớp). Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.10: Kết quả khảo sát cán bộ lãnh đạo và giáo viên về cơng tác kế hoạch hóa hoạt động chủ nhiệm lớp

TT Các biện pháp đã thực hiện Các mức độ Tốt Bình thường Chưa tốt SL % SL % SL % 1 Tìm hiểu học sinh 62 76,6 19 23,4 0 0

2 Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm 37 45,6 44 54,4 0 0 3 XD tập thể lớp thông qua việc tổ

chức bộ máy tự quản 28 34,6 53 65,4 0 0

4 Chỉ đạo tổ chức thực hiện các nội

5 Giám sát, thu thập thông tin thường xuyên về lớp CN 56 69,1 25 30,9 0 0 6 Đánh giá 37 45,6 44 54,4 0 0 7 Cập nhật hồ sơ hoạt động chủ nhiệm lớp 54 66,7 24 29,6 3 3,7 8 Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục 40 49,4 39 48,1 2 2,5

Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn các ý kiến được hỏi cho rằng lãnh đạo nhà trường quản lý đội ngũ GVCN lớp thực hiện các nội dung hoạt động chủ nhiệm lớp ở mức độ bình thường. Đây là điều dễ hiểu bởi thực tế lãnh đạo trường THPT thành phố Điện Biên Phủ nói riêng, các trường THPT nói chung trong những năm qua thường quan tâm nhiều đến tỷ lệ thi ĐH - CĐ, nặng về công tác chuyên môn mà chưa quan tâm nhiều đến các hoạt động giáo dục toàn diện trong nhà trường trong đó có hoạt động chủ nhiệm lớp. Vì vậy có đến 54,4% ý kiến được hỏi cho rằng việc lãnh đạo nhà trường chỉ đạo đội ngũ GVCN lớp xây dựng kế hoạch chủ nhiệm mới chỉ đạt mức độ bình thường. Trong khi đó chỉ có 45,6% cho rằng đạt mức độ tốt. Các nội dung khác đều đánh giá mức độ tốt chưa cao và chưa đồng đều.

2.4.1.2. Ý kiến của đại diện phụ huynh học sinh nhà trường

Để đánh giá những biện pháp lãnh đạo nhà trường đã thực hiện trong việc quản lý thực hiện nội dung hoạt động chủ nhiệm lớp của đội ngũ GVCN lớp, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, tham khảo ý kiến của 150 phụ huynh học sinh nhà trường. Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.11: Kết quả khảo sát phụ huynh học sinh về cơng tác kế hoạch hóa hoạt động chủ nhiệm lớp TT Các biện pháp đã thực hiện Các mức độ Tốt Bình thường Chưa tốt SL % SL % SL % 1 Tìm hiểu học sinh 77 51,3 60 40,0 13 8,7 2 Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm 87 58,0 60 40,0 3 2,0 3 XD TTHS lớp CN thông qua việc

tổ chức bộ máy tự quản 73 48,7 67 44,7 10 6,6

4 Chỉ đạo tổ chức thực hiện các nội

dung giáo dục toàn diện 80 53,3 61 40,7 9 6,0 5 Giám sát, thu thập thông tin

thường xuyên về lớp CN 85 56,7 51 34,0 14 9,3

6 Đánh giá 80 53,3 55 36,7 15 10,0

7 Cập nhật hồ sơ hoạt động chủ

nhiệm lớp 81 54,0 61 40,6 8 5,4

8 Cố vấn cho BCH Chi đoàn 79 52,7 63 42,0 8 5,3 9 Tổ chức phối hợp các lực lượng

giáo dục 76 50,7 70 46,7 4 2,6

Kết quả trên cho thấy phần lớn phụ huynh học sinh cho rằng lãnh đạo nhà trường quản lý đội ngũ GVCN lớp thực hiện các nội dung hoạt động chủ nhiệm lớp ở mức tốt và bình thường, tuy nhiên vẫn có một số ít ý kiến đánh giá là chưa tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông thành phố điện biên phủ tỉnh điện biên (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)