Các biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường THPT thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông thành phố điện biên phủ tỉnh điện biên (Trang 93)

1.3 .Những vấn đề lý luận về hoạt động chủ nhiệm lớp

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường THPT thành phố

Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên

3.2.1. Tăng cường bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp về nhận thức tầm quan trọng và nghiệp vụ của hoạt động chủ nhiệm lớp. thức tầm quan trọng và nghiệp vụ của hoạt động chủ nhiệm lớp.

3.2.1.1. Mục tiêu biện pháp:

Tổ chức các đợt tập huấn nhằm tăng cường nhận thức về vai trò, trách nhiệm và năng lực của GVCN trong việc quản lý học sinh, tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh THPT đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện.

Bên cạnh đó, trên cơ sở thực tế đội ngũ GVCN lớp của nhà trường, lãnh đạo nhà trường cần bồi dưỡng những kiến thức khoa học giáo dục cho họ, nhờ vậy đội ngũ GVCN lớp của nhà trường mặc dù tuổi đời còn trẻ, tuổi nghề chưa nhiều nhưng chắc chắn sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao mà khơng cần phải có nhiều năm kinh nghiệm.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp:

- Tìm hiểu nhu cầu học tập và đánh giá năng lực của đội ngũ GV nói chung và đội ngũ GVCN nói riêng.

- Lập kế hoạch tập huấn bồi dưỡng về hoạt động chủ nhiệm lớp cho đội ngũ GV ở các trường THPT.

- Xác định nội dung tập huấn bồi dưỡng về hoạt động chủ nhiệm lớp cho đội ngũ GV ở các trường THPT, trong đó quan trọng là những nội dung về:

Một là, bồi dưỡng kỹ năng xây dựng kế hoạch hoạt động chủ nhiệm. Kế

hoạch chủ nhiệm lớp ở trường THPT thường xây dựng cho khoảng thời gian từ 1

đến 3 năm học. Hai là, bồi dưỡng kỹ năng tổ chức giờ sinh hoạt lớp. Xác định những yêu cầu cơ bản đối với giờ sinh hoạt lớp. Ba là, bồi dưỡng kỹ năng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Bốn là, bồi dưỡng kỹ năng ngăn ngừa và giải quyết những xung đột trong tập thể lớp. Năm

là, bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống giáo dục. Sáu là, bồi dưỡng kĩ năng giao

tiếp. Bảy là, bồi dưỡng kĩ năng đánh giá kết quả rèn luyện, tu dưỡng của học

sinh.

- Tổ chức tập huấn bồi dưỡng về hoạt động chủ nhiệm lớp cho đội ngũ GV nói chung và GVCN nói riêng ở các trường THPT.

- Theo dõi việc học tập bồi dưỡng thường xuyên và việc áp dụng những nội dung bồi dưỡng vào thực tế chủ nhiệm ở lớp.

- Đánh giá cuối tập huấn và rút kinh nghiệm tập huấn bồi dưỡng về hoạt động chủ nhiệm lớp.

3.2.1.3. Cách thức tiến hành:

Bước 1. Xây dựng kế hoạch tập huấn

- Khảo sát nhu cầu được học tập và bồi dưỡng các chuyên đề về hoạt động chủ nhiệm lớp cho GVCN; Đánh giá thực trạng năng lực của đội ngũ GVCN ở trường THPT thành phố Điện Biên Phủ.

- Tập hợp kết quả khảo sát và kết luận những nội dung cần bồi dưỡng cho GVCN; Xác định nội dung cần tập huấn, phương pháp tập huấn (phát huy tính tích cực chủ động của học viên).

- Lập kế hoạch bồi dưỡng về hoạt động chủ nhiệm lớp cho GV nói chung, trọng tâm vào xây dựng đôi ngũ GVCN.

- Chuẩn bị tài liệu: Dựa vào những nội dung cần tập huấn đã được xác định qua tập hợp kết quả khảo sát, chuẩn bị tài liệu tập huấn, kết hợp cả tài liệu điện tử và tài liệu in.

- Xác định cách thức tổ chức tập huấn và PP tập huấn có hiệu quả.

- Phân cơng cán bộ GV làm giảng viên tập huấn, xác định đối tượng cần dự tập huấn; Xác định thời gian, địa điểm.

- Chuẩn bị các phương tiện phục vụ tập huấn, nhất là tập huấn theo PP dạy học tích cực thì cần chuẩn bị máy móc trang thiết bị và văn phòng phẩm thiết yếu, đồ dùng.

Bước 2. Tổ chức tập huấn theo kế hoạch

- Phát tài liệu, giao các nhóm nghiên cứu và chuẩn bị nội dung thảo luận, ghi lại các câu hỏi thắc mắc.

- GV và GVCN tự nghiên cứu tài liệu.

- Trao đổi thảo luận và giao nhiệm vụ tiếp tục nghiên cứu tài liệu và ứng dụng vào thực tiễn.

- Giao tổ trưởng chuyên môn theo dõi việc áp dụng của GVCN vào thực tiễn hoạt động chủ nhiệm lớp và hỗ trợ GVCN xử lý tình huống sư phạm khó, mới nảy sinh.

- Hiệu trưởng khuyến khích, động viên các GV và GVCN tích cực tham gia tập huấn.

Bước 3. Kiểm tra, giám sát việc áp dụng nội dung bồi dưỡng hoạt động chủ nhiệm lớp và điều chỉnh, bổ sung kế hoạch tập huấn

- GVCN vận dụng những nội dung tập huấn vào thực tế tổ chức các hoạt

động sinh hoạt lớp, công tác quản lý HS.

- Tổ trưởng chuyên môn giám sát việc thực hiện hoạt động chủ nhiệm lớp, áp dụng nội dung bồi dưỡng hoạt động chủ nhiệm lớp vào thực tế tổ chức

các họat động giáo dục cho HS.

- Hiệu trưởng và cán bộ quản lý nhà trường kiểm tra thường xuyên hoạt

động chủ nhiệm lớp của các GVCN.

- Đôn đốc GVCN tự bồi dưỡng, điều chỉnh kế hoạch bồi dưỡng và áp

Bước 4. Kiểm tra đánh giá kết quả tập huấn

- GVCN lớp tự đánh giá kết quả tập huấn bồi dưỡng về hoạt động chủ nhiệm lớp và việc áp dụng nội dung bồi dưỡng vào thực tế của từng lớp mình.

- Hiệu trưởng và cán bộ quản lý kiểm tra đánh giá kết quả tập huấn bồi dưỡng về hoạt động chủ nhiệm lớp của các GVCN, nhận ra những ưu và nhược điểm, thuận lợi và khó khăn trong tổ chức bồi dưỡng về hoạt động chủ nhiệm lớp của các GVCN.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp:

- Tài liệu: Bao gồm các văn bản có nội dung qui định về nhiệm vụ của GVCN hiện hành, tài liệu do Sở GD&ĐT cung cấp, tài liệu do sưu tầm và tài liệu tự biên soạn. Các trường nên biên tập tài liệu tập huấn cho phù hợp với điều kiện từng trường

- Giảng viên: Là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và các GV cốt cán đã được tham gia tập huấn do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT tổ chức và các GVCN có kinh nghiệm, có năng lực làm hoạt động chủ nhiệm

- Học viên: Nhận thức đúng đắn về việc học tập bồi dưỡng và nhu cầu học tập phát triển chuyên môn và nâng cao năng lực quản lý HS, tổ chức các họat động giáo dục… trong hoạt động chủ nhiệm lớp. Các cán bộ, GV có tinh thần trách nhiệm, tinh thần vươn lên trong công tác.

- Phương tiện: Máy chiếu Projector, máy tính, mạng Internet - Các điều kiện khác: thời gian, phòng học,...

3.2.2. Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về nội dung và phương pháp hoạt động chủ nhiệm lớp chủ nhiệm lớp

3.2.2.1. Mục tiêu biện pháp

Việc thành lập tổ GVCN lớp của nhà trường sẽ giúp cho hoạt động quản lý đội ngũ GVCN lớp của nhà trường được thực hiện thuận lợi hơn. Qua các buổi sinh hoạt tổ GVCN lớp các GVCN lớp có điều kiện trao đổi kinh nghiệm quản lý lớp, kinh nghiệm giáo dục học sinh, thống nhất các biện pháp giáo dục và phối hợp với nhau trong các hoạt động chung của nhà trường.

Việc giao ban, rút kinh nghiệm hoạt động chủ nhiệm lớp từng tuần sẽ giúp cho lãnh đạo nhà trường kịp thời nắm được tình hình hoạt động, các vấn đề nảy

sinh trong các lớp qua một tuần học qua báo cáo của các GVCN lớp và tổ chức Đoàn TN nhà trường trên cơ sơ đó có những biện pháp điều chỉnh kịp thời làm cho các hoạt động nề nếp, thi đua trong nhà trường được ổn định và phát huy hiệu quả.

3.2.2.2. Nội dung biện pháp

Nghe đại diện Đoàn thanh niên (tổ chức được giao phụ trách mảng thi đua về nề nếp học sinh) phản ánh về các hoạt động nề nếp nói chung trong tồn trường, thông báo kết quả thi đua của các lớp trong tuần và các hoạt động trọng tâm của tổ chức Đồn trong tuần kế tiếp.

Phó Hiệu trưởng phụ trách lắng nghe phản hồi về tình hình học tập, rèn luyện của học sinh các lớp qua cập nhật và phản ánh của GVCN. Sau đó đồng chí Phó hiệu trưởng triển khai nội dung nhận xét đánh giá tuần học, đợt học và những thay đổi về công tác chuyên môn hoặc những điều chỉnh về thời khóa biểu, nhiệm vụ trong tâm liên quan đến các hoạt động của học sinh trong tuần sau.

Các đồng chí tham dự hội nghị thảo luận về những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức triển khai các kế hoạch của nhà trường. Cuối cùng đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách có ý kiến kết luận, đưa ra các biện pháp giải quyết ngay nếu có thể hoặc ghi nhận và giải quyết sau đó cho kịp thời và thỏa đáng.

3.2.2.3. Cách tiến hành

Sau khi lựa chọn, phân công GVCN lớp xong. Lãnh đạo nhà trường ra quyết định thành lập các tổ chuyên môn và tổ chủ nhiệm và quyết định bổ nhiệm chức danh tổ trưởng, tổ phó các tổ này. Hiệu trưởng phân cơng 1 Phó Hiệu trưởng phụ trách mảng giáo dục đạo đức học sinh làm tổ trưởng tổ GVCN lớp và phân cơng 3 đồng chí GVCN là khối trưởng khối chủ nhiệm, là người có kinh nghiệm và chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức sinh hoạt, kiểm tra kế hoạch hoạt động chủ nhiệm lớp và việc triển khai thực hiện kế hoạch đó.

Khi thành lập, cần xây dựng quy chế hoạt động, lịch hoạt động theo từng tuần và từng tháng. Bám sát vào hoạt động của nhà trường, tổ chủ nhiệm hàng tuần cần có lịch sinh hoạt tổ hay nhóm như tổ và nhóm chun mơn để trao đổi, rút kinh nghiệm, góp ý, đánh giá hoạt động chủ nhiệm trong tuần và trong tháng.

Tổ cũng thường xuyên cử giáo viên đi dự giờ sinh hoạt lớp và các hoạt động giáo dục của lớp chủ nhiệm do giáo viên có năng lực chủ nhiệm tốt làm chủ nhiệm để tạo điều kiện cho giáo viên trẻ được học hỏi kinh nghiệm và bồi dưỡng nghiệp vụ.

Mỗi kỳ nên tổ chức hội thảo chuyên đề về hoạt động GVCN lớp trong phạm vi trường học hay khu vực để nhằm thúc đẩy hoạt động GVCN trong nhà trường.

Ngay từ đầu năm học lãnh đạo nhà trường thông báo cho giáo viên về chế độ hội họp theo quy định của điều lệ trường THPT, riêng với đội ngũ GVCN lớp nhà trường yêu cầu sẽ họp giao ban hàng tuần.

Thành phần: Đại diện BGH, đại diện Ban thường vụ Đồn trường (đồng chí Bí thư hoặc Phó bí thư), các GVCN lớp của khối. Ngoài ra, nếu có những nhiệm vụ đột xuất, quan trọng hay phức tạp thì mời thêm các thành phần khác dự họp và quán triệt nội dung.

3.2.2.4. Điều kiện để thực hiện

Ngoài những cuộc họp giao ban chung, các nhóm chủ nhiệm theo khối cần họp thường xuyên để trao đổi kinh nghiệm, bàn bạc tìm cách giải quyết các vấn đề phát sinh trong khối. Phân cơng các cặp GVCN lớp, trong các cặp đó có một GVCN vững vàng, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ hoạt động chủ nhiệm với một GCVN lớp còn trẻ về tuổi đời, tuổi nghề để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động chủ nhiệm, giúp đỡ nhau tiến bộ và hồn thành tốt cơng việc.

3.2.3. Lựa chọn phân công Giáo viên chủ nhiệm lớp 3.2.3.1. Mục tiêu 3.2.3.1. Mục tiêu

Việc lựa chọn phân công hợp lý, hiệu quả GVCN lớp sẽ giúp cho cơng tác giáo dục tồn diện học sinh của nhà trường được triển khai một cách thuận lợi, mang lại kết quả cao. Đồng thời làm cho các biện pháp giáo dục của nhà trường đến được tất cả các đối tượng học sinh.

3.2.3.2. Nội dung biện pháp

Có thể phân cơng theo 2 phương án sau:

+ Phương án 1: Phân công GVCN lớp từ đầu năm lớp 10 và liên tục chủ nhiệm lớp đó cho đến lớp 12. Phương án này có điểm tích cực ở chỗ với việc chủ

nhiệm liên tục trong cả 3 năm học GVCN lớp sẽ nắm vững đặc điểm tâm lý, hoàn cảnh sống, năng lực cá nhân của từng học sinh đồng thời sẽ giúp cho GVCN lớp thuận lợi hơn trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động chủ nhiệm lớp (nếu chỉ chủ nhiệm một năm thì chỉ có thể xây dựng được kế hoạch hoạt động chủ nhiệm lớp trong vòng một năm, nếu chủ nhiệm cả 3 năm thì GVCN lớp ngoài việc xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp cho từng năm cịn có thể xây dựng được kế hoạch chủ nhiệm lớp cho cả 3 năm học), đó là điều kiện thuận lợi cho GVCN lớp triển khai các dự định, những ý tưởng giáo dục của mình một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên phương án này cũng có mặt hạn chế ở chỗ nếu GVCN lớp thiếu sự sáng tạo trong công tác quản lý, điều hành lớp, các biện pháp giáo dục sẽ trở lên đơn điệu, nhàm chán làm cho các em học sinh khơng có hứng thú cộng tác, hiệu quả giáo dục vì thế sẽ khơng cao.

+ Phương án 2: Phân công GVCN lớp theo đặc điểm tình hình đội ngũ giáo viên của nhà trường từng năm học. Có nghĩa là GVCN lớp có thể chủ nhiệm lớp A năm học này, năm học sau lại chủ nhiệm lớp B mà không theo lớp A trong suốt cả 3 năm học THPT. Phương án này có điểm tích cực là học sinh được giáo dục qua nhiều phương pháp khác nhau mà không gây sự nhàm chán. GVCN lớp sẽ có điều kiện áp dụng biện pháp giáo dục của mình với nhiều đối tượng học sinh khác nhau qua đó sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm giáo dục hơn. Tuy nhiên cũng có điểm hạn chế ở chỗ sẽ làm cho mối quan hệ giữa GVCN với học sinh thiếu gắn bó chặt chẽ, việc theo dõi và phát triển nhân cách học sinh bị gián đoạn, khó có thể triển khai được kế hoạch hoạt động chủ nhiệm lớp mang tính chiến lược.

3.2.3.3. Cách tiến hành

Trước hết BGH nhà trường có buổi họp với nội dung dự kiến phân công GVCN trước khi năm học bắt đầu. Việc phân công GVCN cần căn cứ vào các yêu cầu về:

+ Trình độ chun mơn của giáo viên.

+ Kinh nghiệm giáo dục học sinh, kinh nghiệm làm hoạt động chủ nhiệm lớp của giáo viên.

+ Các kỹ năng cơ bản mà GVCN lớp cần phải có như kỹ năng tìm hiểu đặc điểm tâm lý học sinh, kỹ năng xây dựng kế hoạch hoạt động chủ nhiệm lớp, kỹ năng xây dựng tập thể lớp, kỹ năng tổ chức giờ sinh hoạt lớp, kỹ năng ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc của bản thân, kỹ năng quản lý toàn diện hoạt động của học sinh trong một lớp v.v.

+ Điều kiện hoàn thành nhiệm vụ được giao như điều kiện gia đình, điều kiện sức khỏe v.v.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện

Để lựa chọn, phân công được GVCN lớp đạt hiệu quả cao nhất lãnh đạo nhà trường cần tranh thủ ý kiến đóng góp, xây dựng của các tổ chức đoàn thể trong trường như tổ chuyên môn, Công đồn, Đồn thanh niên, các giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong cơng tác quản lý học sinh thậm chí có thể tìm hiểu năng lực của GVCN lớp thơng qua kênh thăm dò phản hồi từ học sinh.

3.2.4. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động chủ nhiệm lớp 3.2.4.1. Mục tiêu 3.2.4.1. Mục tiêu

Hoạt động chủ nhiệm lớp là một hoạt động có vai trị hết sức quan trọng, thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt, học tốt. Hoạt động này diễn ra trong một không gian thời gian nhất định với sự tham gia của nhiều đối tượng và nội dung khác nhau. Trong q trình đó có người làm tốt, có người làm chưa tốt. Vì vậy kiểm tra đánh giá luôn là nội dung hết sức quan trọng trong quy trình quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp của người Hiệu trưởng trường THPT. Trên thực tế việc đánh giá hoạt động chủ nhiệm lớp hiện nay ở các trường THPT chưa được tiến hành một cách có kế hoạch, chưa mang lại hiệu quả như mong muốn, chưa đáp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông thành phố điện biên phủ tỉnh điện biên (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)