1.3 .Những vấn đề lý luận về hoạt động chủ nhiệm lớp
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp
1.5.1. Đặc điểm phát triển tâm, sinh lý học sinh THPT
Tất cả mọi học sinh THPT, theo cách này hay cách khác đều vấp phải cùng các vấn đề mà giáo viên cần phải tìm hiểu, như: sự phát triển tự ý thức, giao tiếp với bạn cùng tuổi và sự tìm kiếm tình bạn tình yêu cùng những trăn trở về giới tính, sự lựa chọn nghề nghiệp và sự tự quyết về mặt đạo đức - xã hội.
- Đặc điểm phát triển nhận thức, trí tuệ
So với lứa tuổi học sinh THCS, hoạt động của THPT đa dạng, phong phú hơn. Hoạt động học tập có những tính chất, nội dung riêng, đặc thù, yêu cầu cao
về tính năng động, độc lập, gắn liền với xu hướng học tiếp lên cao hay học nghề, đi làm. Do vậy, đòi hỏi khả năng nhận thức cao, tư duy lý luận, khả năng khái qt hóa, khả năng suy đốn logic. Tính phân hóa của hoạt động học tập thể hiện
rõ hơn, cao hơn do xu hướng chọn nghề chi phối. Bên cạnh đó, hoạt động chọn
nghề chi phối nhiều đến đời sống tâm lý của học sinh. Ngoài ra, các hoạt động xã hội khác nhau thu hút sự tham gia của học sinh cũng có ảnh hưởng tích cực
đến sự phát triển tâm lý, nhân cách ở các em, làm phong phú thêm đời sống nội tâm và giúp các em có được những kinh nghiệm xã hội bổ ích. Các đặc điểm hoạt động của học sinh lứa tuổi này cũng chi phối sự phát triển mặt nhận thức, trí tuệ ở các em.
- Sự phát triển trong giai đoạn tuổi dậy thì
Tuổi dậy thì là thời kỳ xảy ra những biến động mãnh liệt về tâm lý của mỗi con người, cũng là thời kỳ then chốt của phát triển tâm lý. Đây là thời kỳ học sinh phải đối phó với những đổi thay to lớn trong môi trường học tập và rất nhiều những yêu cầu mới của xã hội. Con người đứng trước những thay đổi sinh lý hình thái rất đột ngột về cơ thể, và tất nhiên sẽ dẫn đến hàng loạt những biến động tâm lý. Vì ở thời kỳ quá độ nên đặc trưng tâm lý vừa còn vương chút trẻ con lại có những mầm mống mới nhú của tâm lý người lớn. Đặc điểm tâm lý thời kỳ này có 4 đặc điểm chung như sau:
Một là, về mặt phát triển trí lực và thể lực thì tuổi dậy thì là thời kỳ hồng
kim để phát triển trí lực. Chẳng hạn về sức nhớ, nam từ 11-12 tuổi, nữ từ 10-11 chuyển từ ghi nhớ máy móc đã phát triển một phần sang ghi nhớ có ý nghĩa.
Nam từ 14-15 tuổi, nữ từ 13-14 tuổi, nhớ được từng phần theo ý nghĩa đã phát triển tới nhớ được theo ý nghĩa toàn bộ. Về tư duy, từ tư duy cụ thể, tư duy lấy tôi làm trung tâm đã phát triển tới dư duy logic, trừu tượng. Về mặt học tập, động cơ, thái độ, hứng thú và năng lực học tập đều được nâng cao. Vì các mơn học nhiều thêm, nội dung đã phân biệt, nên tư duy trừu tượng logic được dịp phát triển mạnh. khả năng phân tích, tổng hợp, suy luận và phán đoán cũng được nâng cao. Do thân hình lớn vổng lên, chuyển hoá trong cơ thể mạnh mẽ, hiếu động ln chân ln tay, tựa như tồn thân chỗ nào cũng dư thừa sức lực, nhất là trong những hoạt động tranh đua, cùng với sự tự ý thức hơi q và lịng tự tơn hừng hực, tạo nên sự bất kham, mọi trường hợp đều muốn bộc lộ nguyện vọng mãnh liệt của bản thân. Có khi làm đến cật lực mà lòng cảm thấy rất hào hứng, quên mất sự điều chỉnh sao cho thoả đáng, do đó ảnh hưởng đến sức khoẻ. Tóm lại thời kỳ này đã thể hiện đầy đủ người thanh niên có lý tưởng, có lịng tiến thủ và dồi dào sức khỏe.
Hai là, về tính tình: ở bước đầu và bước vào giữa của tuổi dậy thì, có sự
bộc lộ hết sức mạnh mẽ về tính tình rất khơng ổn định, rất dễ chuyển từ cực này sang cực kia. Sở dĩ gọi là tính lưỡng cực trong tính nết của thanh niên là, họ có biểu hiện trong tính tình khẳng định và phủ định, tích cực và tiêu cực, khẩn trương và buông lỏng, hoạt động và lập lờ, yêu và ghét, vui vẻ và buồn nản, hấp tấp và bình tĩnh, cáu bẳn và bình ổn.... Ví dụ xem một bộ phim có ý nghĩa, nghe buổi nói chuyện cảm động, liền hạ quyết tâm, noi gương nhân vật anh hùng điển hình, làm người tốt việc tốt. Nhưng khi bị bạn bè hoặc bạn học châm chọc dè bỉu, thì họ lại dễ thối chí bỏ cuộc, cho mình là ngốc nghếch. Tính hai cực ở thanh niên, tất nhiên có nguồn gốc ở cơ chế sinh lý, nhưng nó có nguyên nhân xã hội. nếu phân tích theo cơ chế sinh lý thì, tính nết là kết quả của hoạt động phối hợp của vỏ đại não và thần kinh giao cảm dưới lớp vỏ đó. Ở tuổi dậy thì chức năng nội tiết phát triển rất mau lẹ, nhưng tác dụng ức chế của vỏ não thì chưa tới mức hồn hảo, nên có đặc trưng là tính nết ở tuổi này rất thất thường. Cịn nếu phân tích theo nguyên nhân xã hội thì thanh niên có nhiều nhu cầu rất mãnh liệt, ra sức muốn biểu hiện sức lực của mình. Nhưng chưa có được nhận thức đầy đủ với tính cách phức tạp của xã hội, chưa hiểu thấu tính hợp lý và tính khả thi trong
hành vi của bản thân, cũng chưa xác lập được một nhân sinh quan đúng đắn, nguyện vọng và hiện thực không thống nhất được, nên dẫn đến những xao động rất lớn trong tính tình. Nhưng nhìn chung vẫn là tính nết mạnh mẽ, tình cảm phong phú và nhiệt tình sơi sục, đó vốn là mặt chủ đạo của tuổi này.
Ba là, nhìn theo hướng phát triển cá tính thì, ở thời kỳ này sự tự quan sát,
tự đánh giá, tự thể hiện, tự đôn đốc, tự khống chế... đều được tăng cường. Ở thời kỳ này đã bắt đầu có cảm nghĩ mình là người lớn, thầm lặng cảm thấy mình đang lớn dần thành người lớn. Vì tự ý thức được như thế nên tính tự giác cũng được nâng cao nhanh chóng, ln hướng lên trên, ngả theo lẽ phải, nơn nóng tìm kiếm cái cốt lõi của cuộc sống. Ý thức xã hội được tăng cường mau chóng, rất nhạy bén với mọi biến động của xã hội, dám nói lên ý kiến và nhân định của bản thân và khao khát muốn được người khác đánh giá, hết sức quan tâm đến sự phát triển tài năng bản thân và trau dồi đạo đức, phẩm chất. Khả năng tự kiềm chế dần được nâng cao, hành vi thiếu tự chủ dần giảm bớt, biết khống chế hành vi của mình theo khn phép của xã hội. Nếu so với người lớn thì ở tuổi này cịn dễ bị ảnh hưởng bởi hồn cảnh bên ngồi, bởi tính nết, tình cảm. Đây là thời kỳ quan trọng để phát triển tính cách và ý thức đạo đức.
Bốn là, nếu nhìn theo hướng phát triển tâm lý giới tính thì ở tuổi dậy thì
có thể chia tâm lý về giới tính ra làm 3 giai đoạn: giai đoạn có ý thức phân biệt người khác giới, khi đến tuổi 14-15, thiếu niên nam nữ bắt đầu phát dục, đặc trưng thứ 2 về giới tính đã lộ rõ, biến đổi về sinh lý dẫn đến biến đổi về tâm lý, ý thức được sự khác nhau giữa hai giới, bắt đầu có thái độ né tránh bạn khác giới. Khi khơng né tránh được thì thẹn thùng, xấu hổ. Trong giai đoạn này thân thể đã phát triển đến mức gần như người lớn, thanh niên nam nữ thích gần nhau, nảy sinh tình cảm và mến mộ nhau. Giai đoạn “mối tình đầu” cũng là cuối kỳ tuổi dậy thì.
- Sự phát triển ý thức nghề nghiệp và sự chuẩn bị cho cuộc sống tương lai
Học sinh THPT là những người đang học ở các lớp cuối của hệ thống giáo dục phổ thơng. Việc chọn nghề và tính tự quyết mang tính đạo đức - xã hội là quan trọng nhất của lứa tuổi này. Về bản chất thì đây là các khía cạnh khác nhau
của cùng một vấn đề bởi vì chúng khơng chỉ trả lời cho câu hỏi học sinh đặt ra “Mình sẽ là ai?” trong khuôn khổ của sự phân công lao động xã hội (lựa chọn ngành nghề), mà còn trả lời câu hỏi “Mình sẽ là người như thế nào?” (sự tự quyết mang tính đạo đức).
Việc chọn nghề gì sẽ liên quan đến tồn bộ kế hoạch đường đời của học sinh, vì thế, khác với học sinh THCS, ý thức chọn nghề ở học sinh THPT có ý nghĩa nghiêm túc, trực tiếp, cấp bách. Tự quyết nghề nghiệp là một quá trình nhiều giai đoạn, có thể nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau. Trước hết, đó như là một loạt các nhiệm vụ mà xã hội đặt ra trước người thanh niên và người thanh niên này phải giải quyết trong một thời gian xác định. Thứ hai, như một quá trình ra quyết định, qua đó, một mặt, cá nhân thiết lập sự cân bằng giữa những mong muốn với thiên hướng của mình, mặt khác, giữa mong muốn của mình với hệ thống phân công lao động xã hội. Thứ ba, như một quá trình hình thành phong cách sống của cá nhân mà hoạt động nghề nghiệp là một phần trong đó. Như vậy, chọn nghề là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng khơng chỉ với cá nhân, mà còn cả với xã hội nữa.
1.5.2. Nhận thức của Lãnh đạo, giáo viên, học sinh, phụ huynh của nhà trường về hoạt động chủ nhiệm lớp và sự phối hợp của các đối tượng trường về hoạt động chủ nhiệm lớp và sự phối hợp của các đối tượng
Hiệu trưởng cần có kế hoạch kết hợp giữa các lực lượng trong nhà trường với đội ngũ GVCN để làm tốt công tác giáo dục. Kết hợp giữa cơng đồn, Đồn thanh niên, Đội thiếu niên, giáo viên bộ môn với GVCN lớp để làm tốt công tác tổ chức thực hiện nền nếp, thi đua dạy tốt, học tốt trong nhà trường.
Hiệu trưởng cũng phải có kế hoạch tổ chức các hoạt động của GVCN lớp với lực lượng ngoài nhà trường như việc tổ chức họp phụ huynh học sinh, tổ chức giáo dục truyền thống quê hương, giáo dục những nét văn hoá quê hương, làm tốt công tác an ninh, trật tự trong nhà trường, phòng chống tệ nạn xã hội, thực hiện an tồn giao thơng. Phối hợp chặt chẽ với gia đình trong cơng tác giáo dục học sinh.
GVCN phải báo cáo thường xuyên và định kỳ với Hiệu trưởng về tình hình mọi mặt của lớp. Khi có thay đổi GVCN lớp hoặc học sinh chuyển lên lớp
trên thì GVCN cũ phải bàn giao cụ thể tình hình mọi mặt của lớp cho GVCN mới.
Lồng ghép nội dung này trong quy chế khen thưởng chung của nhà trường, tạo sự khuyến khích các lực lượng tham gia hoạt động chủ nhiệm lớp.
Xây dựng quy chế quản lý đội ngũ GVCN lớp gắn với cơng tác thi đua. Hiệu trưởng tìm hiểu, nghiên cứu đầy đủ các văn bản, thông tư về quy chế quản lý giáo viên, quản lý học sinh và tổng hợp thành văn bản của đơn vị.
Trong văn bản đó cần cụ thể hố những chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên trong nhà trường, ghi rõ nội dung công việc, đề ra yêu cầu cụ thể.
Tổ chức cho giáo viên thảo luận để đi đến thống nhất thành nghị quyết chung cho toàn bộ hội đồng sư phạm nhà trường.
Tổ chức thực hiện theo quy trình quản lý: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh, làm cơ sở rút kinh nghiệm qua các lần đánh giá.
Xây dựng các tiêu chí đánh giá thi đua đánh giá hoạt động chủ nhiệm lớp; thi GVCN giỏi hàng năm. Xây dựng tiêu chí đánh giá GVCN giỏi.
1.5.3. Chương trình và kế hoạch dạy học
Chương trình và kế hoạch dạy học là căn cứ khoa học về những mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và cách thức thực hiện nhiệm vụ để đạt những mục tiêu, chỉ tiêu đề ra. Nói cách khác, căn cứ vào chương trình, kế hoạch, chúng ta sẽ biết cần phải đạt được điều gì, phải làm gì, làm như thế nào…
Từ chương trình và kế hoạch dạy học, kế hoạch hoạt động của GVCN được vạch ra một cách có hệ thống về những công việc dự định làm trong thời gian một năm học với cách thức và trình tự tiến hành nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Từ đó, GVCN sẽ ln nắm vững mục tiêu và thực hiện một cách khoa học để
1.5.4. Mơi trường kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương
Có thể thấy chưa bao giờ thế hệ trẻ được sống và phải sống trong sự lựa chọn giữa cái tốt và cái xấu, giữa tích cực và tiêu cực, giữa thiện và ác, giữa giá trị vật chất và tinh thần, giữa trách nhiệm và quyền lợi... như ngày nay.
GVCN phải là người có trách nhiệm đầu tiên nghiên cứu thực trạng, xác định nội dung, các biện pháp, hình thức, lên kế hoạch và tổ chức sự phối hợp liên kết các lực lượng xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thiết lập quan hệ tốt đẹp nhằm phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình giáo dục thế hệ trẻ.
Nghiên cứu tình hình địa phương, về vị trí địa lý, kinh tế, chính trị, xã hội, mức sống, ngành nghề sản xuất, trình độ văn hố, tơn giáo, truyền thống học tập và phong trào xã hội giáo dục là cơ sở để nhà trường và GVCN có được những phương hướng phù hợp nhất trong việc đề ra các biện pháp tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục. Người GVCN biết nắm vững mục tiêu, có năng lực tổ chức phối hợp các lực lượng xã hội và gia đình thì sẽ đạt được kết quả tốt trong xây dựng và thực hiện kế hoạch chủ nhiệm của mình.
1.5.5. Chính sách, chế độ đối với giáo viên chủ nhiệm lớp
GVCN là những người mang trên mình nhiều trách nhiệm, vừa phải đảm bảo về mặt chuyên môn, vừa phải thường xuyên duy trì các hoạt động của lớp chủ nhiệm đảm bảo đúng kế hoạch và chất lượng đặt ra. Do đó, các chính sách, chế độ đối với GVCN là một trong những yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động chủ nhiệm.
Một trong những nhu cầu cơ bản của các GVCN là luôn không ngừng nâng cao năng lực công tác thông qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ. Việc bố trí, sắp xếp cơng việc để giáo viên có đủ thời gian theo học các lớp bồi dưỡng là một yêu cầu quan trọng. Điều này phụ thuộc rất lớn vào Hiệu trưởng trong việc phân cơng cơng việc, bố trí sắp xếp cán bộ làm thay cơng việc của những giáo viên đi học, cần tạo điều kiện để giáo viên dành đủ thời gian để toàn tâm toàn ý với việc học tập. Đây là một trong những điều kiện để nâng cao chất lượng bồi dưỡng.
Kinh phí cho cơng tác bồi dưỡng do ngân sách Nhà nước cấp, giáo viên được cử đi bồi dưỡng được hưởng nguyên lương. Như vậy, Nhà nước bao cấp
tồn bộ kinh phí cho công tác bồi dưỡng giáo viên. Đây là sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước đối với công tác bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều giáo viên vẫn ngại khi được cử đi học, nhất là với những người được cử đi đào tạo, bồi dưỡng tập trung, xa cơ quan, gia đình. Bởi khi đó cơng việc bị xáo trộn, tổ chức cuộc sống gia đình cũng phải có những điều chỉnh nhất định, việc học tập xa nhà cũng phát sinh thêm những chi phí nhất định gây nên tâm lý ngại ngần đối với người được cử đi bồi dưỡng. Vì vậy, để động viên giáo viên tích cực tham gia và toàn tâm, toàn ý vào nhiệm vụ bồi dưỡng, bên cạnh chế độ, chính sách chung của Nhà nước, mỗi nhà trường cần căn cứ vào điều kiện, hồn cảnh cụ thể để có các hình thức hỗ trợ tài chính nhằm