1.3 .Những vấn đề lý luận về hoạt động chủ nhiệm lớp
2.1. Tình hình kinh tế xã hội, giáo dục của thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện
2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội
Thành phố Điện Biên Phủ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hố – xã hội của Tỉnh, có diện tích 6.427,1 ha, dân số 56.000 người, gồm 14 dân tộc sinh sống trên địa bàn 7 phường, 2 xã.
Trong quá trình phát triển, thành phố thường xuyên nhận được sự quan tâm lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự phối hợp của các sở, ban, ngành tỉnh; sự lãnh đạo trực tiếp của Thành ủy, HĐND, sự đồng tình ủng hộ của tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trên địa bàn. Bên cạnh đó, thành phố có đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thành phố có trình độ ngày càng được nâng lên, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác. Quan hệ đối ngoại được tăng cường, mở rộng, an sinh xã hội được quan tâm, thực hiện. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội được giữ vững và ổn định. Nhân dân các dân tộc đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền thành phố.
Tuy cịn gặp một số khó khăn nhất định như: Kinh tế phát triển chưa đồng đều giữa các vùng, các ngành; nguồn lực cho đầu tư phát triển hạn hẹp, năng lực cạnh tranh và thu hút vốn đầu tư còn hạn chế; Công tác quy hoạch, quản lý sử dụng đất đai còn nhiều bất cập, Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011-2015 chưa được tỉnh phê duyệt. Công tác cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính cịn chậm so với u cầu đề ra; An ninh chính trị, trật tự xã hội còn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định như: Tội phạm ma tuý, trộm cắp, cướp giật tài sản, tranh chấp đất đai, đơn thư khiếu kiện vẫn còn diễn biến phức tạp; trong thời gian qua, thành phố Điện Biên Phủ đã đạt được một số thành tựu đáng kể trên các mặt:
- Về kinh tế:
+ Về thương mại: Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ phát triển, cung ứng hàng hóa phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng, cơ bản đáp
ứng nhu cầu của các thành phần kinh tế. Tổng giá trị bán lẻ hàng hóa và doanh
thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn ước đạt 2.825 tỷ đồng, đạt 100,9% KH (Tăng
365 tỷ đồng so với năm 2012). Phối hợp với sở Công thương tổ chức thành công
Hội chợ thương mại Điện Biên 2013. Năm 2013, đã cấp giấy chứng nhận kinh doanh cho 582 hộ gia đình, cá nhân, với tổng số vốn là 188,5 tỷ đồng. Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt được tăng cường, đảm bảo mơi trường kinh doanh bình đẳng, đúng pháp luật. Qua kiểm tra, đã lập biên bản xử lý 314 trường hợp vi phạm, thu nộp cho ngân sách nhà nước 301 triệu đồng.
+ Về dịch vụ: Dịch vụ viễn thông tiếp tục phát triển, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu thông tin liên lạc. Thành phố hiện có 9.666 thuê bao cố định; 10.246 thuê bao di động trả sau; 6.647 thuê bao Internet; gần 3.000 thuê bao sử dụng các dịch vụ khác. Dịch vụ vận tải hàng hóa và hành khách được duy trì, mở rộng, chất lượng dịch vụ tiếp tục được cải thiện. Hoạt động kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ, phục vụ ăn uống, phục vụ du lịch phát triển ổn định, doanh thu ước đạt 667,117 tỷ đồng. Hoạt động dịch vụ tài chính, tín dụng ngân hàng đã cơ bảo đáp ứng được nhu cầu phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh, xây dựng trên địa bàn. Năm 2013, tổng số dư nợ tại các ngân hàng
ước đạt 3.022 tỷ đồng (Tăng 507 tỷ đồng so với năm 2012).
+ Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp: Sản xuất CN - TTCN phát triển ổn
định; tổng giá trị sản xuất CN – TTCN đạt 803,4 tỷ đồng, đạt 105% KH (Tăng
37,22 tỷ đồng so với năm 2012); trong đó: Giá trị sản xuất từ khu vực doanh
nghiệp Nhà nước là 251,47 tỷ đồng, khu vực ngoài doanh nghiệp Nhà nước là 551,93 tỷ đồng.
+ Về xây dựng cơ bản: Tổng số vốn đầu tư trên địa bàn năm 2013 ước đạt
745,4 tỷ đồng, đạt 89,8% kế hoạch (Tăng 95,7 tỷ đồng so với năm 2012). Trong đó: Vốn do thành phố quản lý: 130 tỷ đồng (gồm vốn TĐC Thủy điện Sơn La,
Trái phiếu Chính phủ: 88,1 tỷ đồng; vốn XDCB tập chung, vốn vay ưu đãi:22,4 tỷ đồng; Vốn phân cấp ủy quyền, vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách thành phố: 19,5 tỷ đồng); Vốn các ngành đầu tư trên địa bàn: 146,4 tỷ đồng; Vốn nhân
+ Sản xuất nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp ổn định; tổng diện tích gieo cấy lúa năm 2013 là 1.192,4 ha; Tổng sản lượng lương thực đạt 7.402,4 tấn. Chăn nuôi gia súc, gia cầm: Tiếp tục được duy trì, từng bước đáp ứng nhu cầu thực phẩm trên địa bàn. Thành phố hiện có 965 con trâu, đàn bị có 303 con, đàn lợn có 10.750 con, đàn gia cầm có 234.600 con. Sản xuất thủy sản được duy trì ổn định: Tổng diện tích ni trồng là 91,45ha, sản lượng ước đạt 162 tấn.
+ Lâm nghiệp: Đã tổ chức tuyên truyền, vận động người dân tham gia
trồng, khoanh ni và chăm sóc rừng; tổ chức cho 3.906 hộ gia đình ký cam kết quản lý bảo vệ rừng và PCCCR; củng cố 133 tổ đội quần chúng bảo vệ rừng và PCCCR; tiếp tục chăm sóc diện tích 95,98 ha cây cao su đã trồng, duy trì độ che phủ rừng ở mức 33,9%.
+ Xây dựng nông thôn mới: Diện mạo nơng thơn đã có nhiều chuyển biến tích cực, cơ sở vật chất từng bước được đầu tư khang trang, chất lượng cuộc sống của nhân dân về vật chất, văn hóa, tinh thần được nâng lên. Triển khai trồng một số loại cây nơng nghiệp trên diện tích đất mới khai hoang để tăng thu nhập cho nhân dân 2 xã.
- Về văn hoá - xã hội
+ Về giáo dục: Tiếp tục kiện toàn đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục; tăng cường cơ sở vật chất, đảm bảo các điều kiện cho việc dạy và học. Chỉ đạo tổ chức Đại hội khuyến học nhiệm kỳ III. Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo, giai đoạn 2011 - 2015 và chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020. Làm tốt công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.. Tính đến tháng 11/2013 thành phố có 20/34 trường đạt chuẩn quốc gia. Riêng năm học 2012 - 2013 có 7 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó 5 trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ II, (vượt 4 trường so với chỉ tiêu, kế hoạch). Chất lượng giảng dạy tại các trường học được nâng lên, thành phố hiện có 960 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Trình độ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn ở các cấp học chiếm 99,4%; có 90,35% giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi các cấp.
+ Văn hố - Thơng tin - TDTT: Các Lễ hội được tổ chức với các hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ, ẩm thực mang đậm màu sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc vùng biên giới 3 nước như: Ném còn, bắn nỏ, tù lu, kéo co, đẩy
gậy, thi người đẹp với trang phụ dân tộc, thi ẩm thực… Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" gắn với xây dựng tổ dân phố, bản văn hố. Năm 2013, tồn thành phố có 155 tổ dân phố, bản, làng đạt tiêu chuẩn văn hóa đạt 99,4% KH thành phố giao, 120 cơ quan, đơn vị, trường học đạt cơ quan văn hóa, đạt 102% KH thành phố giao.
+ Về thực hiện chính sách xã hội: Triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ chính sách đối với các đối tượng hưởng chính sách xã hội trên địa bàn. Năm 2013, đã chi trả trợ cấp cho 416 đối tượng chính sách, người có cơng với số tiền trên 9 tỷ đồng. Tổ chức thăm hỏi, tặng quà nhân dịp lễ, tết, ngày thương binh liệt sỹ 27/7 cho 854 lượt hộ gia đình chính sách với tổng số tiền 256,6 triệu đồng; chuyển quà tết của Chủ tịch nước cho 778 lượt hộ gia đình chính sách, người có cơng với số tiền 160,6 triệu đồng. Trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng cho 712 đối tượng,số tiền 1,6 tỷ đồng. Giải quyết hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ có hồn cảnh đặc biệt khó khăn trong dịp tết số tiền 71,4 triệu đồng. Giải quyết chế độ miễn giảm học phí, hỗ trợ, trợ cấp học phí cho 261 học sinh, sinh viên, số tiền 481,75 triệu
đồng. Cấp thẻ BHYT cho 4.720 trường hợp (Người có cơng, hộ nghèo, học sinh
dân tộc nội trú, người dân tộc thiểu số và trẻ em dưới 6 tuổi).
Công tác BHXH, BHYT: Quản lý chặt chẽ đối tượng hưởng BHXH, BHYT chi trả kịp thời đến các đối tượng hưởng chế độ. Thành phố hiện quản lý 494 đơn vị, 33.767 lao động. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 - 2015, đến nay qua điều tra, rà sốt trên địa bàn, thành phố cịn 112 hộ nghèo; 136 hộ cận nghèo, tỷ lệ hộ nghèo còn 0,83%.
Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm: Đã phối hợp với sở Lao động - Thương binh - Xã hội và các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tổ chức đào tạo nghề ngắn hạn và tập huấn cho lao động nông thôn.
+ Về Y tế - Dân số - Gia đình - Trẻ em và Chữ thập đỏ: Triển khai thực hiện đồng bộ các mục tiêu, chương trình y tế quốc gia, các hoạt động phòng chống dịch bệnh ở người, không để dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn, đảm bảo các điều kiện sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh. Công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân từng bước được nâng lên. Năm 2013, đã khám chữa bệnh cho 55.000 lượt người, đạt 87,3% kế hoạch; rà soát lập danh
sách 58 trẻ em bị khuyết tật đi khám sàng lọc và phẫu thuật bằng nguồn tài trợ của Bệnh viện đa khoa quốc tế Phúc Lâm.
Công tác truyền thông về dân số - KHHGĐ được tập trung tuyên truyền ở các địa bàn xa trung tâm, có trình độ dân trí thấp và vùng có mức sinh cao. Duy trì tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở mức 9,71%. Công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em ln được các cấp, các ngành và cộng đồng quan tâm chăm lo.
Hoạt động từ thiện, cứu trợ nhân đạo tiếp tục được quan tâm thực hiện. Trong năm đã vận động được 255 người tham gia hiến máu tình nguyện, tun truyền làm tốt cơng tác hiến máu cứu người.
Như vậy, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn song được sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp giúp đỡ của các sở, ban, ngành tỉnh, sự nỗ lực cố gắng của các cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc thành phố, cùng với việc chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt của tập thể lãnh đạo UBND thành phố và các cơ quan, đơn vị nên kinh tế của thành phố tiếp tục phát triển ổn định và đạt được những kết quả tích cực.