Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông thành phố điện biên phủ tỉnh điện biên (Trang 91 - 93)

1.3 .Những vấn đề lý luận về hoạt động chủ nhiệm lớp

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý

3.1.1. Đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ

Hệ thống quản lý là một chỉnh thể bao gồm các bộ phận hợp thành có quan hệ tương tác, gắn bó hữu cơ với nhau. Do đó, một biện pháp quản lý nào đó khơng thể cùng một lúc tác động có hiệu quả đến tất cả các bộ phận, các mối quan hệ trong hệ thống quản lý. Mỗi biện pháp quản lý có những mặt mạnh và hạn chế nhất định. Nếu sử dụng đơn lẻ từng biện pháp quản lý thì hiệu quả không cao. Nhưng nếu sử dụng kết hợp các biện pháp quản lý có tính hệ thống, đồng bộ thì các biện pháp sẽ hỗ trợ lẫn nhau và phát huy những ưu thế và bổ trợ cho nhau. Vì thế, khi đề xuất biện pháp phải đảm bảo tính đồng bộ, đồng thời cũng khơng nên quá nhấn mạnh hay đề cao biện pháp này, hạ thấp hay xem nhẹ biện pháp kia mà phải kết hợp các biện pháp chung với biện pháp mang tính đặc thù sao cho phù hợp với điều kiện thực tế.

Để đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp, người nghiên cứu cần phải xem xét tồn bộ những yếu tố có thể ảnh hưởng đến các biện pháp, mối quan hệ giữa những yếu tố này khi tác động đến quá trình thực thi các biện pháp.. Có như thế thì các biện pháp mới sẽ được thực hiện một cách đồng bộ, phát huy được hết thế mạnh của từng biện pháp và sự tương hỗ giữa các biện pháp với nhau. Do vậy, các biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp được đề xuất phải đảm bảo tính đồng bộ để khi thực hiện có hiệu quả. Điều quan trọng là cán bộ quản lý phải hết sức linh họat và nhạy bén, sát với thực tế để điều chỉnh khi cần thiết.

3.1.2. Đảm bảo tính khoa học, sáng tạo

Mỗi biện pháp đề xuất phải có tính khoa học, logic dựa trên các lý luận về quản lý giáo dục. Quản lý là một khoa học đã ra đời từ lâu, do đó những nội dung của nó đều mang tính khoa học, thực tiễn cao. Những biện pháp quản lý đề ra phải dựa trên nền tảng khoa học đó. Khơng những thế, những ngun tắc đều phải mang tính sáng tạo nhằm đạt được những kết quả triệt để nhất, phù hợp với từng điều kiện cụ thể của đối tượng và địa phương áp dụng.

3.1.3. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Kế thừa là sự tiếp nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Xây dựng các biện pháp đảm bảo tính kế thừa nghĩa là phải có sự tiếp nối giữa những biện pháp quản lý đang thực hiện và những biện pháp đang được xây dựng đề xuất với sự vận động, phát triển của vấn đề quản lý. Ở đây GVCN và cán bộ quản lý biết nhìn nhận, đánh giá và chắt lọc ra những ưu điểm và loại bỏ nhược của các biện pháp đang sử dụng.

Việc xây dựng các biện pháp quản lý đảm bảo được tính kế thừa và phát triển sẽ tránh được tình trạng phủ định toàn bộ các biện pháp cũ và tạo ra các biện pháp mới hồn tồn mà khơng dựa trên thực tiễn biện pháp cũ đã và đang được thực hiện.

Đảm bảo tính kế thừa khi đề xuất biện pháp quản lý yêu cầu người nghiên cứu phải xác định được những điểm mới, biện pháp quản lý mới trên cơ sở nền tảng của biện pháp quản lý cũ đang tiến hành. Đồng thời, các biện pháp được đề xuất phải theo kịp và phù hợp với thực tiễn quản lý giáo dục. Để thực hiện tốt nguyêt tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển, người nghiên cứu phải nắm chắc được ưu điểm, hạn chế của các biện pháp đã và đang sử dụng, từ đó đề xuất xây dựng các biện pháp quản lý mới trên cơ sở phát huy các ưu điểm, khắc phục các hạn chế. Do đó, các biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp được đề xuất sẽ phải kế thừa mặt ưu điểm của các biện pháp đã và đang thực hiện, đồng thời bổ sung các nội dung mới mà các biện pháp cũ chưa có hoặc đã có nhưng thực hiện kém hiệu quả.

3.1.4. Đảm bảo tính khả thi phù hợp với tình hình thực tế

Thực tế là cơ sở, động lực, mục đích và tiêu chuẩn của lý luận. Lý luận được hình thành phải xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Vì thế, việc đề xuất xây dựng các biện pháp đảm bảo tính thực tiễn là một u cầu có tính ngun tắc. Chỉ khi các biện pháp được đề xuất đảm bảo tính thực tiễn thì nó mới tồn tại và thực sự đem lại hiệu quả trong giải quyết các vấn đề thực tế. Bởi vậy, khi đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp phải căn cứ vào thực tiễn hoạt động chủ nhiệm lớp và quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp ở các trường THPT thành phố Điện Biên Phủ với những vấn đề đang đặt ra

cấp thiết. Đồng thời, các biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp được đề xuất phải đáp ứng được các yêu cầu đang đặt ra trong thực tiễn quản lý hoạt động chủ nhiệm, điều kiện thực tế của đội ngũ GVCN và tình hình HS ở địa phương.

3.1.5. Phát huy vai trò quản lý của nhà trường, vai trò chủ động của giáo viên chủ nhiệm lớp chủ nhiệm lớp

Hoạt động chủ nhiệm được coi như là cầu nối giữa lãnh đạo nhà trường đến các lớp, các em học sinh. Đây là hoạt động yêu cầu sự điều hành sát sao của Ban Giám hiệu và phối hợp chặt chẽ giữa các cá nhân trong đội ngũ thấy cô của nhà trường. Do đó, các biện pháp đề xuất phải phát huy được vai trò quản lý của lãnh đạo nhà trường trong công tác bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm cho giáo viên. Đặc biệt phải làm nổi bật được những năng lực thể hiện vai trị chủ động, tích cực, sáng tạo của giáo viên trong hoạt hoạt động chủ nhiệm lớp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông thành phố điện biên phủ tỉnh điện biên (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)