1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ
Căn cứ vào quy chế của trường THPT, căn cứ vào chương trình pháp triển GD của thành phố, căn cứ vào quy mô phát triển và nhiệm vụ của nhà trường, Hiệu trưởng nhà trường quyết định thành lập các tổ chun mơn để hồn thiện bộ máy tổ chức của nhà trường theo điều lệ trường THPT.
Tổ chuyên mơn là đơn vị quản lý hành chính nhỏ nhất của nhà trường, đứng đầu là tổ trưởng chuyên môn do Hiệu trưởng nhà trường bổ nhiệm, miễn nhiệm. Giúp việc cho các tổ trưởng là tổ phó (hoặc nhóm trưởng bộ mơn) do hiệu trưởng bổ nhiệm hay miễn nhiệm.
Tổ chuyên môn của trường THPT có nhiệm vụ sau:
- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ dựa vào kế hoạch hoạt động của nhà trường trong năm học, xây dựng kế hoạch giảng dạy của tổ dựa phân phối chương trình và các quy định của Bộ GD &ĐT, xây dựng các kế hoạch khác trong năm học như: Kế hoạch sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, kế hoạch hội thảo, sinh hoạt chuyên đề..., hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của các thành viên trong tổ.
- Đảm nhiệm việc giảng dạy các môn học của tổ, thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp dạy học do bộ GD &ĐT đề ra, chủ trì việc bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn.
- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng nhiệm vụ của GV theo kế hoạch của nhà trường.
- Tổ chức bồi dưỡng và phát triển năng khiếu về môn học cho học sinh để thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Tổ chức các hội thảo chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn theo hướng đổi mới, chú trọng tới nội dung kiến thức và đổi mới phương pháp dạy học theo hướng nâng cao tính tích cực của học sinh phù hợp với năng lực của từng lớp học sinh.
- Tổ chức việc sử dụng, thiết bị dạy học. Kiểm tra, xin bổ xung các thiết bị, dụng cụ hóa chất dạy học phù hợp với nhiệm vụ dạy học.
- Tổ chức cho GV nghiên cứu khoa học: viết chuyên đề, sáng kiến kinh nghiệm... Đồng thời tổ chức cho học sinh tập nghiên cứu khoa học theo sự hướng dẫn của GV.
- Xét danh hiệu thi đua cho các thành viên trong tổ.
1.3.2. Các hoạt động quản lý của tổ chuyên môn
1.3.2.1. Quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn
Yếu tố cơ bản quyết định tới chất lượng dạy học là trình độ chun mơn và năng lực sư phạm của GV, để làm được điều đó việc quản lý việc xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn phải được coi trọng. Kế hoạch tổ chuyên môn phải được bám sát vào kế hoạch chỉ đạo năm học của nhà trường. Kế hoạch tổ chun mơn là sự cụ thể hóa các hoạt động của tổ trong năm học như: Chất lượng giảng dạy, chất lượng GD, chất lượng đội ngũ...chú trọng đến các giải pháp thực hiện kế hoạch đảm bảo tính khả thi của các giải pháp thực hiện. Người quản lý- TTCM phải nắm rất sát việc phân nhiệm cho các thành viên trong tổ, có những điều chỉnh hợp lý phù hợp với năng lực của từng GV, đảm bảo phát huy hết nội lực để phục vụ cho cơng tác giáo dục.
TCM hình thành các nhóm chun mơn, đó là nhóm những giáo viên của cùng một bộ mơn. Vì vậy kế hoạch tổ chuyên môn được xây dựng phù hợp với các nhóm chun mơn, ở mỗi nhóm chun phải có những thành viên giữ trọng trách đầu đàn. Việc xây dựng kế hoạch của nhóm chun mơn sẽ quyết định tới chất lượng dạy học của từng khối lớp. Kế hoạch giảng dạy, học tập của nhóm chun mơn là một kế hoạch chi tiết sự thống nhất chương trình, mục tiêu chương, mục tiêu từng bài, phương pháp, kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên nâng cao kiến thức.
Vì vậy, TTCM phải là người lập kế hoạch TCM và là người tạo điều kiện, giúp đỡ các nhóm chun mơn, các thành viên trong tổ hoàn thành nhiệm vụ được đề ra trong kế hoạch.
1.3.2.2. Quản lý kế hoạch sinh hoạt tổ chuyên môn
Để triển khai được kế hoạch của TCM trong năm học đi vào thực tế thìTTCM phải phân cơng, phân nhiệm cho các thành viên một cách hợp lý tạo ra sự tương tác giữa các thành viên làm nên sự đồng thuận cùng nhau chia sẻ nội dung công việc của tổ. Để làm được điều đó thì các TTCM cần chỉ đạo việc sinh hoạt TCM theo hướng đổi mới. Đó là:
Nội dung sinh hoạt TCM cần đi sâu vào các kiến thức chuyên môn như: - Sự bàn luận dẫn đến sự thống nhất mục tiêu, phạm vi kiến thức, nội dung cơ bản của từng chương, từng bài dạy.
- Bàn luận và thống nhất đưa ra phương pháp dạy đối với các bài khó dạy, hoặc từng loại bài phù hợp; bàn luận về phương pháp dạy học áp dụng phù hợp với từng đối tượng học sinh;
- Bàn luận và thống nhất đưa ra được những hình thức kiểm tra đánh giá, nội dung đánh giá học sinh phù hợp với từng lớp học sinh ( Ma trận ra đề kiểm tra) thay cho việc phổ biến những chỉ đạo của nhà trường.
Sau khi thống nhất, những nội dung này được triển khai và có sự kiểm tra và đánh giá của tổ trưởng chuyên môn qua việc dự giờ các GV trong tổ và rút kinh nghiệm sau mỗi giờ dạy.
1.3.2.3. Quản lý đội ngũ giáo viên trong tổ chuyên môn
Quản lý đội ngũ GV trong tổ là một hoạt động không thể thiếu đối với bất kỳ một tổ chuyên môn trong bất kỳ một nhà trường nào. Các hoạt động liên quan đến quản lý GV cụ thể là:
- Quản lý việc phân công nhiệm vụ cho các GV trong tổ trong năm học - Quản lý việc thực hiện nhiệm vụ được giao của các GV trong tổ
- Quản lý việc tham gia các hoạt động khác của GV: Viết sáng kiến kinh nghiệm, hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học, tự học, tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm
- Kiểm tra, đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ của GV
1.3.2.4. Quản lý hoạt động dạy – học
Q trình dạy học có ảnh hưởng to lớn đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Quản lý quá trình dạy học là cơ sở của việc duy trì và phát huy chất lượng nâng cao uy tín của các tổ chuyên môn trong nhà trường. Quản lý hoạt động giảng dạy bao gồm:
- Quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy theo phân phối chương trình, thực hiện kế hoạch cá nhân của GV và thực hiện quy chế chuyên môn do bộ GD &ĐT đề ra.
- Quản lý việc soạn bài, quản lý giờ dạy, quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh của GV
- Quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học của GV
1.3.2.5. Quản lý cơ sở vật chất, các đồ dùng thiết bị dạy học
Để đảm bảo các hoạt động dạy học, nghiên cứu khoa học cũng như hoạt động khác, tổ chun mơn được trang bị phịng bộ môn với các thiết bị dạy học, các dụng cụ, hóa chất, đồ dùng dạy học...TCM và nhóm có trách nhiệm sử dụng và quản lý đúng mục đích và có ý thức giữ gìn các tài sản này.
1.3.2.6. Quản lý cơng tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ của giáo viên
Trình độ chun mơn nghiệp vụ của GV quyết định đến chất lượng của hoc sinh. Nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh cho luận điểm này. Người ta chứng minh được rằng: một học sinh trung bình trong một năm học làm việc với GV giỏi họ sẽ tiến bộ nhanh hơn so với sự tiến bộ của học sinh trung bình làm việc với một GV kém trong cả một cấp học. Vì vậy, việc bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ là một việc làm cần thiết và quan trọng của mỗi nhà trường. Trong các trường THPT, cơng tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ của giáo viên được lãnh đạo nhà trường ủy nhiệm cho TCM phụ trách.
1.3.2.7.Quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
Công tác bồi dưỡng HSG là một hoạt động học tập nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hành cho học sinh một cách có hệ thống dựa trên sự tuyển chọn các học sinh có năng khiếu, tư chất thơng minh để chuẩn bị cho học sinh có được kết quả xuất sắc trong kỳ thi tuyển chọn HSG và việc học tập ở cấp cao hơn. Cơng tác bồi dưỡng HSG có tác động tích cực đến q trình dạy học, tạo động lực tốt, làm nòng cốt của phong trào dạy tốt, học tốt, kích thích được ý chí vươn lên, tư duy nhạy bén và tình thần tự học, nhất là nâng cao được tính tích cực và năng lực của học sinh. Đây cũng là một hoạt động góp phần vào việc thực hiện mục tiêu của chiến lược GD: “ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước”. Ngoài ra, việc bồi dưỡng HSG cịn góp phần tạo đội ngũ GV vừa tâm huyết với nghề, vừa có trình độ chun mơn vững vàng góp phần quan trọng vào việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV đáp ứng được nhiệm vụ của GD.
1.3.2.8. Quản lý hồ sơ chuyên môn của tổ chuyên môn và của giáo viên trong tổ
Quản lý hồ sơ chuyên môn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tổ chuyên môn.
Hồ sơ tổ chuyên môn do trực tiếp TTCM quản lý bao gồm: Kế hoạch hoạt động của tổ; Kế hoạch dạy học; Kế hoạch sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học cụ thể theo từng bài dạy; Kế hoạch hội thảo, chuyên đề; Kế hoạch bồi
dưỡng HSG theo từng khối và các loại sổ sách: Sổ sinh hoạt chuyên môn; Sổ ghi biên bản các cuộc sinh hoạt chuyên môn và các văn bản chỉ đạo của lãnh đạo cấp trên.
Hồ sơ chuyên môn của GV bao gồm: Kế hoạch hoạt động của các cá nhân theo từng tháng; Kế hoạch dạy học; Các giáo án giảng dạy; Sổ điểm; Sổ báo giảng; Sổ chủ nhiệm ( nếu GV đó tham gia công tác giảng dạy và các sổ sách khác.
Việc quản lý hồ sơ của TCM và của GV trong tổ có tính khách quan và cụ thể giúp lãnh đạo nhà trường nắm chắc hơn, cụ thể hơn tình hình thực hiện nhiệm vụ chun mơn của GV vì hồ sơ chun mơn của TCM và của GV là một trong những cơ sở pháp lý để nới lên việc thực hiện nề nếp chuyên môn, việc đầu tư, việc chuẩn bị bài giảng của GV và việc thực hiện các chỉ đạo của lãnh đạo cấp trên. Nhưng hồ sơ chuyên môn của GV không thể xem đồng nghĩa với năng lực giảng dạy của GV trên lớp, nó chỉ là điều kiện cần chứ không phải đủ để đánh giá năng lực thực sự của GV.
Trong quá trình quản lý, TTCM cần hướng dẫn cụ thể yêu cầu của từng loại hồ sơ, triển khai các GV trong tổ cùng thực hiện yêu cầu và có kế hoạch kiểm tra thường xuyên bằng nhiều hình thức khác nhau để kịp thời chấn chỉnh những sai lệch trong hoạt động dạy học