3.2. Một số biện pháp quản lý
3.2.3. Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn
thực với điều kiện cụ thể của từng trường, chú trọng đến kế hoạch của từng nhóm chun mơn, kế hoạch của từng cá nhân trong tổ)
3.2.3.1. Ý nghĩa
Hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn phụ thuộc nhiều vào việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch của tổ trong năm học. Thông qua thực hiện các kế hoạch đó mà từng nhiệm vụ của tổ được hồn thành.
3.2.3.2. Mục đích
Xây dựng được kế hoạch hoạt động của tổ có tính khả thi cao dựa trên kế hoạch của nhà trường.
3.2.3.3. Nội dung cần làm và cách thức thực hiện
Công tác xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của tổ trưởng chuyên môn, việc xây dựng kế hoạch chi tiết cụ thể cho từng nhiệm vụ sẽ quyết định đến chất lượng đội ngũ GV, chất lượng dạy học của tổ. Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn trong một năm học có những kế hoạch sau:
- Kế hoạch hoạt động chung của tổ. Kế hoạch này được TTCM lập dựa vào kế hoạch năm học của nhà trường. Kế hoạch được lập chi tiết cho từng tháng và có sự phân cơng nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ.
- Kế hoạch giảng dạy theo phân phối chương trình của bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành hoặc kế hoạch giảng dạy do tổ xây dựng đã được phê duyệt (đối với các bộ môn chuyên)
- Kế hoạch sử dụng đồ dùng thí nghiệm được xây dựng chi tiết cho từng bài dạy, bài thực hành
- Kế hoạch thao giảng, dự giờ thăm lớp.
- Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi thành phố và học sinh giỏi quốc gia.
- Kế hoạch về hội thảo, chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học - Kế hoạch kiểm tra hồ sơ chuyên môn của giáo viên trong tổ: việc soạn bài, giờ dạy, kiểm tra đánh giá kết quả học sinh của giáo viên
- Kế hoạch kiểm tra, thanh tra hoạt động chuyên môn của GV .
- Kế hoạch xây dựng đội ngũ GV trong tổ: bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, cử đi học thạc sỹ.
Sau khi lập kế hoạch hoạt động của tổ, TTCM hướng dẫn các GV trong tổ lập kế hoạch cá nhân. Dựa vào sự phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân trong tổ về các lớp giảng dạy, về thực hiện các nhiệm vụ trong năm của tổ,
các GV tự lập kế hoạch cá nhân. TTCM là người trực tiếp kiểm tra kế hoạch cá nhân của mỗi thành viên.
Quản lý việc thực hiện kế hoạch của tổ, của nhóm biểu hiện ở các khâu: Phân công công việc, phân công trách nhiệm, phân công lao động sư phạm hợp lý cả về năng lực cũng như hoàn cảnh của từng tổ viên. Thông qua sinh hoạt chuyên mơn hàng tuần, TTCM có hướng điều chỉnh các cơng việc phù hợp.