Kết quả khảo sát nhận thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn thị xã sơn tây, hà nội (Trang 42 - 45)

TT Nội dung Mức độ nhận thức Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Khơng cần thiết Điểm TB Thứ bậc 1 Quản lý việc lập kế

hoạch tổ chuyên môn

9 0 0 0 4 1

2 Quản lý việc phân nhiệm cho các thành viên

7 2 0 0 3,78 3

3 Quản lý việc thực hiện chương trình, thực hiện kế hoạch cá nhân của giáo viên

1 3 5 0 2,56 8

4 Quản lý việc soạn bài, giờ dạy, kiểm tra đánh giá kết quả học sinh của giáo viên

2 3 4 0 2,78 7

5 Quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên

1 5 4 0 3 6

6 Quản lý việc sử dụng và xin bổ xung thiết bị, dụng cụ dạy học

0 2 7 0 2,22 10

7 Quản lý nội dung, chương trình sinh hoạt tổ chun mơn: hội thảo, chuyên đề…

3 4 2 0 3,11 5

8 Quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên

0 3 6 0 2,33 9

9 Quản lý công tác xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi

5 3 1 0 3,44 4

10 Quản lý hồ sơ chuyên môn của tổ

Qua kết quả điều tra trong bảng thể hiện nhận thức của các cán bộ quản lý các trường THPT trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà nội. Tất cả các cán bộ quản lý đều coi trọng quản lý lập kế hoạch hoạt động cho TCM của TTCM. Ngồi ra, cơng tác quản lý phân nhiệm cho các thành viên trong tổ và công tác quản lý hồ sơ chuyên môn cá nhân, cơng tác quản lý việc thực hiện chương trình dạy học, thực hiện kế hoạch cá nhân của giáo viên của TTCM cũng được chú trọng. Điều này thật dễ hiểu vì đây chính là các biện pháp quản lý hành chính.

Cơng tác quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên được các cán bộ quản lý coi trọng vì để đáp ứng được nhu cầu của xã hội trong thời đại hiện nay là tạo ra nguồn nhân lực khơng chỉ có năng lực chun mơn vững vàng mà phải có phẩm chất của con người hiện đại thì việc thay đổi phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa của học sinh là u cầu quan trọng đối với mỗi nhà trường. Nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng giáo dục ( qua hai mặt học tập và hạnh kiểm của học sinh và chất lượng học sinh giỏi cấp thành phố, cấp quốc gia, quôc tế), nên các cán bộ quản lý các trường cũng rất coi trọng việc quản lý việc bồi dưỡng học sinh giỏi của các tổ chuyên môn.

Để nâng cao chất lượng dạy học, ngoài đổi mới phương pháp dạy học thì một trong những biện pháp là quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên và quản lý việc sử dụng và xin bổ xung thiết bị, dụng cụ dạy học lại bị một số cán bộ quản lý ở các trường THPT coi nhẹ điều này dẫn đến khả năng làm việc theo nhóm và việc sử dụng các thiết bị dạy học nâng cao hiệu quả dạy học ở một số trường còn chưa cao.

Trong hoạt động giảng dạy của nhà trường, BGH trực tiếp giám sát hoạt động giảng dạy của giáo viên theo phân phối chương trình thơng qua sổ đầu bài của từng lớp học và sổ báo giảng của giáo viên, sổ điểm của lớp học, cho nên các cán bộ quản lý cho rằng: Quản lý việc soạn bài, giờ dạy, kiểm tra

đánh giá kết quả học sinh của giáo viên không trong phạm vi quản lý của tổ chuyên môn (6)

Khảo sát riêng trường THPT Sơn Tây từ năm học 2009- 2010 đến nay, quan điểm quản lý TCM đã được BGH nhận thức đúng đắn. Để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cần tập trung vào: Quản lý việc thực hiện chương trình dạy học, thực hiện kế hoạch cá nhân, quản lý việc soạn bài, giờ dạy, kiểm tra đánh giá kết quả học sinh của giáo viên. Đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên phải đi kèm với việc sử dụng các thiết bị dạy học truyền thống và hiện đại mới đem lại hiệu quả cao trong dạy học, cho nên việc quản lý công tác đổi mới phương pháp dạy học là thực sự cần thiết đối với TCM. Quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được BGH nhà trường đặc biệt quan tâm. Những hoạt động này, được triển khai về TCM và TTCM trực tiếp lập kế hoạch và đề ra các biện pháp thực hiện.

Tóm lại, qua phân tích kết quả điều tra tác giả nhận thấy nhận thức của cán bộ quản lý cơ bản đã nhận thức đúng đắn những nội dung mà TCM cần quản lý, tuy nhiên một số cán bộ quản lý vẫn còn bộc lộ những hạn chế đó là chú trọng tới những biện pháp hành chính, nề nếp bề nổi, chưa chú trọng tới nội dung quản lý tổ chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy học.

Việc khảo sát các nội dung hoạt động của TCM thông qua các biện pháp mà các tổ chuyên môn triển khai thực hiện ở các trường THPT trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thu được kết quả như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn thị xã sơn tây, hà nội (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)