TT Biện pháp quản lý việc lập kế hoạch Tổ chuyên môn Mức độ thực hiện Rất tốt Tốt T.B Chưa tốt Yếu Điểm TB Thứ bậc 1 Cụ thể hóa nhiệm vụ năm học và nghị quyết hội đồng chuyên môn
18 20 22 35 35 2,62 6
2 Xây dựng những chỉ tiêu cụ thể về chất lượng giảng dạy.
25 45 30 22 8 3,44 1
3 Xây dựng những chỉ tiêu cụ thể cho từng nhóm CM, cá nhân.
25 48 12 35 10 3,33 2
4 Chỉ đạo lên kế hoạch cho từng tháng, tuần.
10 30 46 36 8 2,98 5
5 Chỉ đạo việc lên các kế hoạch nhỏ trong năm học: kế hoạch hội thảo, chuyên đề, kế hoạch thi Giáo viên dạy giỏi…
20 25 48 25 12 3,12 4
6 Tổ chức kiểm tra dân chủ
25 30 48 27 10 3,25 3
7 Sử dụng kết quả kiểm tra kế hoạch để đánh giá xếp loại tổ và điều chỉnh.
40 35 17 18 20 3,44 1
Qua kết quả điều tra cho thấy, các tổ chuyên môn (cụ thể là TTCM) đều dựa vào nhiệm vụ năm học của nhà trường, dựa vào các quy định cụ thể về số lượng các loại kế hoạch và nội dung cần đạt được của các TCM mà BGH quy định để xây dựng kế hoạch hoạt động của TCM theo từng tháng trong năm học. TTCM chỉ đạo công tác xây dựng những chỉ tiêu cụ thể về
chất lượng giảng dạy của tổ, xây dựng những chỉ tiêu cụ thể cho từng nhóm CM, cá nhân. Các cá nhân trong tổ tự lập kế hoạch hoạt động của mình. Các nội dung trên được đánh giá là tốt ở các tổ chuyên môn ở trường THPT Sơn Tây, đa số các tổ bộ môn ở trường THPT Xuân Khanh còn thực hiện yếu từ khâu lên kế hoạch, triển khai kế hoạch và kiểm tra đánh giá. Biện pháp tổ chức kiểm tra dân chủ nhiệm vụ xây dựng kế hoạch của cá nhân, tổ nhóm CM được TCM, BGH trực tiếp kiểm tra.
Việc chỉ đạo lên kế hoạch cho từng tháng được thực hiện tốt ở các TCM, tuy nhiên kế hoạch theo tuần ở một số tổ chun mơn mang tính hình thức vì khi thực hiện kế hoạch chỉ dựa vào kế hoạch hàng thàng của nhà trường cho nên chất lượng thực hiện kế hoạch tổ ở một số TCM không đúng với kế hoạch ban đầu đã đề ra, do đó kết quả thực hiện chưa cao.