Biện pháp 4: Tăng cường quản lý hoạt động giảng dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn thị xã sơn tây, hà nội (Trang 77 - 83)

3.2. Một số biện pháp quản lý

3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường quản lý hoạt động giảng dạy

quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên với trọng tâm là chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng nâng cao tính tích cực của học sinh và đề ra các biện pháp quản lý mới về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực của học sinh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới của bộ GD & ĐT)

3.2.4.1. Ý nghĩa

Quản lý hoạt động giảng dạy của GV là nhiệm vụ quan trọng của nhà trường. Vì thơng qua quản lý hoạt động giảng dạy của GV mà nề nếp, kỷ cương chun mơn được duy trì, quy chế chuyên môn được đảm bảo, kỷ luật lao động và kỷ luật chuyên môn trong nhà trường được nghiêm minh. Quản lý hoạt động giảng dạy của GV là nhiệm vụ tất yếu của các cán bộ quản lý trong nhà trường. Do điều kiện và mức độ quản lý Hiệu trưởng không thể quán xuyến được hết mà phải ủy nhiệm cho các tổ trưởng chuyên môn quản lý hoạt động chuyên môn của nhà trường.

Hiện nay với yêu cầu mới về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho xã hội, nhà trường phải dạy học sinh biết cách phát huy tính tích cực của mình trong học tập, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp học tập, phương pháp làm việc, khả năng vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống, khả năng thích ứng với biến động của cuộc sống. Muốn vậy, trong nhà trường các thầy cơ phải là người tiên phong trong q trình tìm tịi giảng dạy theo phương pháp dạy học

mới. Để làm được điều đó thì cơng tác quản lý đổi mới phương pháp dạy học phải được quán triệt ở các tổ chun mơn

3.2.4.2. Mục đích

Biện pháp để tăng cường quản lý hoạt động giảng dạy của GV nhằm duy trì được nề nếp, kỷ cương chuyên môn, quy chế chuyên môn được đảm bảo, kỷ luật lao động và kỷ luật chuyên môn trong nhà trường được nghiêm minh với trọng tâm là quản lý đổi mới phương pháp dạy học của thầy theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong mỗi nhà trường để phát huy tính chủ động sáng tạo và năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Và mục đích cuối cùng là đào tạo ra thế hệ nhân lực phù hợp với sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa với nền kinh tế nhiều thành phần theo

định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.

3.2.4.3. Nội dung và cách thức thực hiện

* Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của GV:

- Quản lý kế hoạch giảng dạy của từng GV trong tổ chuyên môn thông qua việc lập kế hoạch giảng dạy của GV từ đầu năm học, việc thực hiện chương trình giảng dạy, giờ lên lớp của GV thông qua sổ báo giảng và các luồng thông tin khác.

- Quản lý GV thiết kế bài giảng thông qua kiểm tra hồ sơ chuyên môn của mỗi GV trong tổ theo định kỳ của từng học kỳ trong năm học. Chú trọng việc GV thiết kế bài giảng ở các khâu như: Mục tiêu, nội dung kiến thức, hình thức và phương pháp giảng dạy của từng bài dạy, từng chương với yêu cầu là có sự đổi mới trong phương pháp dạy học. Có yêu cầu cụ thể như:

+ Xác định mục tiêu bài dạy theo 3 bậc nhận thức, với yêu cầu về trình độ nhận thức của học sinh : Bậc 1: Nhớ, biết. Bậc 2: Hiểu, áp dụng. Bậc 3: Phân tích, tổng hợp, đánh giá . Sử dụng đúng các động từ để chỉ rõ yêu cầu của mục đích khơng sử dụng các từ chung chung: Học sinh biết được, học sinh hiểu được...

+ Thống nhất nội dung dạy học phải thỏa mãn mục tiêu bài dạy

+ Lựa chọn phương pháp dạy học hình thức dạy học phù hợp với mục tiêu bài dạy, nội dung kiến thức và đối tượng học sinh. Phương pháp dạy học phải phát huy được sự sáng tạo, sự tích cực của học sinh.

+ Các hoạt động của GV và học sinh được mô tả rõ trong bài soạn. - Đổi mới quản lý công tác kiểm tra, đánh giá học sinh của GV theo hướng kết hợp giữa bài kiểm tra và sự cố gắng của học sinh trong quá trình học tập

- Quản lý thực hiện quy chế chuyên môn của GV thông qua kiểm tra hồ sơ chuyên môn theo định kỳ hoặc đột suất (Hồ sơ chuyên môn gồm: Kế hoạch cá nhân, kế hoạch giảng dạy, giáo án, sổ điểm, sổ báo giảng, sổ dự giờ, sổ tự học, sổ công tác...)

- Quản lý hiệu quả của hoạt động giảng dạy của GV thông qua dự giờ, thăm lớp, thao giảng, thi GV giỏi, kết quả học lực của các lớp mà GV trực tiếp giảng dạy. Quản lý hoạt động giảng dạy của GV cịn thơng qua qua sinh hoạt chuyên đề: tìm hiểu chương trình, tìm kiến thức mới và khó trong nội dung bài, chương, ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế giáo án, sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học có hiệu quả và vận dụng phương pháp dạy học thích hợp trong giảng dạy bộ mơn.

*Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học của GV nhằm phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.

- TTCM lên kế hoạch và tổ chức để thực hiện công tác: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV về nhu cầu cấp thiết của việc đổi mới phương pháp dạy học thông qua các văn bản, chỉ thị của Bộ Giáo dục như chỉ thị số 15/1999/CT- BGD-ĐT “ về việc đẩy mạnh hoạt động đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường”, Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011- 2020 được thủ tướng chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam phê duyệt ngày 13 tháng 6 năm 2012 về mục tiêu của nền GD Việt Nam

từ 2011- 2012: “ đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện

đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, thích ứng với nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa…” và các văn bản chỉ đạo đổi mới của Sở Giáo

dục & Đào tạo Hà nội. Từ việc học tập các văn bản, GV nhận thức rõ việc đổi mới phương pháp dạy học là tất yếu. Trước yêu cầu đổi mới của nền Giáo dục nước nhà tạo ra định hướng cho mọi người sẵn sàng thực hiện một quy trình mới trong cải tiến phương pháp dạy học ở từng bộ môn. Đứng trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, tổ chun mơn cần phải có các biện pháp sau:

- TTCM lên kế hoạch cụ thể về thời gian, nội dung, triển khai, kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm và điều chỉnh công tác đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Cụ thể:

+ Xây dựng kế hoạch các hội thảo, chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực của học sinh (có sự phân cơng cụ thể các GV chuẩn bị các chuyên đề báo cáo, thời gian chuẩn bị, thời gian thực hiện chuyên đề, hội thảo)

+ Tổ chức thực hiện các hội thảo, chuyên đề đó với các nội dung:

Tìm hiểu khái niệm năng lực trong chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực. Sự liên quan giữa năng lực đến bình diện mục tiêu của dạy học: mục tiêu dạy học được mơ tả thơng qua các năng lực cần hình thành. Trong các môn học, những nội dung và hoạt động cơ bản được liên kết với nhau nhằm hình thành các năng lực như thế nào? Sự liên quan giữa mục tiêu hình thành năng lực định hướng và việc lựa chọn, đánh giá mức độ quan trọng, cấu trúc hóa các nội dung và hoạt động và hành động dạy học về mặt phương pháp; Có các loại năng lực nào? Các năng lực chung cùng với các năng lực chuyên môn tạo thành nền tảng chung cho công việc giáo dục và dạy học; Mức độ đối với sự phát triển năng lực có thể được xác định trong các chuẩn: Đến một thời điểm nhất định nào đó, học sinh có thể/phải đạt được những gì?

Tìm hiểu các phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. Trong hội thảo có sự trao đổi, bàn bạc về các những ưu và khuyết điểm của từng phương pháp và phạm vi ứng dụng thích hợp của từng phương pháp với các thể loại bài.

Tìm hiểu về đổi mới kiểm tra đánh giá theo đánh giá theo năng lực của học sinh, trong hội thảo cần đưa ra thế nào là đánh giá theo năng lực của học sinh? Những yêu cầu cụ thể của bài kiểm tra đánh giá theo năng lực học sinh. Các cách định hướng xây dựng câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực học sinh.

như: Tiếp cận bài tập theo định hướng năng lực. Phân loại bài tập theo định

hướng năng lực. Những đặc điểm của bài tập theo định hướng năng lực. Các bậc trình độ trong bài tập theo định hướng năng lực:Tái hiện; Hiểu và vận dụng; Xử lí, giải quyết vấn đề.

- Tổ chức xây dựng được GV điển hình trong việc sử dụng phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

- Tổ chức giờ dạy mẫu với sự tham gia của toàn bộ GV trong tổ.

- Chỉ đạo việc rút kinh nghiệm giờ dạy mẫu, và nhân rộng phong trào đổi mới phương pháp dạy học đối với tất cả GV trong tổ bộ môn.

- TTCM cũng chỉ đạo đồng thời việc kiểm tra về công tác đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng: Đánh giá theo năng lực học sinh của GV. Đảm bảo đánh giá kết quả học tập theo năng lực cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau. Đánh giá kết quả học tập đối với các môn học là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học, có vai trị quan trọng trong việc cải thiện kết

quả học tập của học sinh. Hay nói cách khác, đánh giá theo năng lực là đánh

giá kiến thức, kỹ năng và thái độ trong bối cảnh có ý nghĩa. Đánh giá năng

lực học sinh phải đảm bảo các yêu cầu: Phải đánh giá được các năng lực khác nhau của học sinh; Đảm bảo tính khách quan, sự cơng bằng, tính tồn diện, tính cơng khai, tính giáo dục, tính phát triển

* Với GV dạy chuyên của trường THPT Sơn Tây phải có sự cải tiến phương pháp dạy học để phù hợp với trình độ của học sinh và làm tăng khả năng tự học, tự nghiên cứu khoa học của học sinh. Bằng cách:

- Tổ chun mơn có định hướng cụ thể về cải tiến phương pháp giảng dạy mơn chun. GV dạy chun cần đa dạng hóa các loại hình dạy học, chú trọng việc dạy theo hướng giao nhiệm vụ tự học, tự tổ chức thảo luận, kiểm tra và đánh giá, rút kinh nghiệm sau đánh giá. Định hướng nhiệm vụ như vậy, buộc GV ln tìm tịi các phương pháp và hình thức dạy học phù hợp với mục tiêu, nội dung và phù hợp với trình độ học sinh lớp chun. Tổ chun mơn tổ chức kiểm tra chuyên môn qua hồ sơ chuyên môn, qua các giờ thao giảng, qua dự giờ đột xuất và rút kinh nghiệm theo tinh thần đổi mới chương trình, đổi mới phương pháp giảng dạy, phươg pháp kiểm tra đánh giá. Muốn được như vậy, các GV chuyên phải:

+ Tạo thói quen tự học của học sinh bằng cách: Hướng dẫn học sinh cách đọc và cách ghi chép lại những kiến thức cần thiết, bổ ích trong bài trước khi học theo các câu hỏi hướng dẫn của GV.

+ Tạo thói quen tự nghiên cứu khoa học và làm việc nhóm bằng cách: Giao nhiệm vụ cho từng nhóm học sinh nghiên cứu từng chuyên đề trong các tài liệu mà giáo viên giới thiệu. Hướng dẫn các em phải có sự bàn bạc, thống nhất về yêu cầu của chun đề được giao, phải có sự phân cơng nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên tronh nhóm, phải có sự quy định về thời gian đối với mỗi thành viên. Sau đó tập hợp các mảng kiến thức mà các thành viên nghiên cứu được thành một chuyên đề. Các em trong nhóm phải có thời gian ngồi thảo luận với nhau về các kiến thức sưu tầm được đã đúng với yêu cầu của giáo viên.

- Tổ chun mơn có kế hoạch khuyến khích sự tự học, tự nghiên cứu khoa học của học sinh bằng cách động viên, khuyến khích các em và tổ chức các hội thảo cho các em được báo cáo các thành tựu của mình. Cơng nhận các thành tựu của các em bằng sự đánh giá của hội động giáo viên chuyên của tổ

và tổ chức phát thưởng cho các em. Các chuyên đề của các em được in và giữ lại làm tư liệu của tổ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn thị xã sơn tây, hà nội (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)