Thực trạng quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn thị xã sơn tây, hà nội (Trang 56 - 61)

TT Biện pháp quản lý: nội dung, chương trình sinh hoạt tổ chun mơn theo hướng đổi mới Mức độ nhận thức Rất tốt Tốt T.B Chưa tốt Yếu Điểm TB Thứ bậc

1 Quản lý việc lên kế hoạch và thực hiện các chuyên đề, hội thảo về chuyên môn

27 23 42 21 17 3,17 3

2 Đề ra nhiệm vụ cụ thể cho mỗi chuyên đề.

29 35 21 26 19 3,22 2

3 Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong tổ tham gia từng hoạt động.

31 37 19 28 15 3,32 1

4 Tổ chức thực hiện các chuyên đề, hội thảo.

23 32 30 27 18 3,11 4

5 Rút kinh nghiệm 12 35 34 27 22 2,91 5

Sinh hoạt tổ nhóm chun mơn đã có nền nếp nhưng chưa có nhiều đổi mới, nội dung chưa đi sâu vào chuyên mơn, chưa có nhiều sáng tạo trong đổi mới PPDH.Các nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn được sinh hoạt theo hướng đổi mới được thực hiện tốt ở một số tổ chuyên môn của trường THPT Sơn Tây, còn lại đa số các tổ chuyên môn thực hiện công tác này chưa tốt.

Bảng 2.10: Thực trạng quản lý việc sử dụng và xin bổ xung thiết bị, dụng cụ dạy học TT Biện pháp quản lý việc sử dụng và xin bổ xung thiết bị, dụng cụ dạy học Mức độ thực hiện Rất tốt Tốt T.B Chưa tốt Yếu Điểm TB Thứ bậc 1 Lên kế hoạch cụ thể việc sử dụng các thiết bị, đồ dùng dạy học theo từng bài dạy, bài thực hành 11 16 15 5 3 3,54 1 2 Chỉ đạo việc thực hiện sử dụng các thiết bị, đồ dùng dạy học. 8 7 10 12 13 2,7 2

3 Tổ chức kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học. 6 9 12 10 13 2,7 2 4 Đánh giá và rút kinh nghiệm. 18 9 10 8 5 3,54 1

Qua kết quả khảo sát thực trạng quản lý việc sử dụng, xin bổ xung thiết bị, dụng cụ dạy học. (Khảo sát với 50 giáo viên thuộc các bộ mơn: Hóa, Lý, Sinh của các trường THPT trên địa bàn thị xã Sơn Tây) và bản thân tác giả là cộng tác viên thanh tra của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà nội đã đi thanh tra các trường THPT Tùng Thiện, THPT Xuân Khanh nhận thấy: Các tổ chuyên môn không xây dựng được kế hoạch cụ thể việc sử dụng dụng cụ thí nghiệm, thiết bị dạy học cho từng bài dạy. Việc sử dụng các dụng cụ, thiết bị dạy học được GV thực hiện khơng thường xun, khơng có sự giám sát của TTCM. Riêng trường THPT Sơn Tây thực hiện tốt công việc này.Việc đề nghị xin mua bổ xung thiết bị dạy học, dụng cụ thí nghiệm hóa chất hàng năm dựa vào kết quả đánh giá, phân loại các dụng cụ, thiết bị dạy học, hóa chất được các TCM kiểm tra vào cuối mỗi năm học trước.

Bảng 2.11: Thực trạng quản lý việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

TT Biện pháp quản lý việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ Mức độ nhận thức Rất tốt Tốt T.B Chưa tốt Yếu Điểm TB Thứ bậc 1 Chỉ đạo việc lên kế

hoạch cụ thể về phân công, thời gian, nội dung bồi dưỡng CM, nghiệp vụ cho các GV trong tổ

0 19 62 39 10 2,69 4

2 Chỉ đạo và giám sát q trình bồi dưỡng đó

0 20 60 38 12 2,68 5

3 Kiểm tra kết quả bồi dưỡng qua dự giờ, rút kinh nghiệm những GV được bồi dưỡng

0 23 59 35 13 2,71 3

4 Chỉ đạo các nhóm bộ mơn có kế hoạch chi tiết về nội dung tự bồi dưỡng CM.

0 15 78 22 15 2,72 2

5 Tổ chức đăng ký nội dung và kế hoạch tự bồi dưỡng của các GV

0 22 74 17 17 2,78 1

6 Chỉ đạo tổ bộ môn kiểm tra, giám sát thực hiện nhiệm vụ tự bồi dưỡng

0 25 67 14 24 2,72 2

7 Thanh tra đột xuất hồ sơ tự bồi dưỡng

0 0 63 57 10 2,41 6

8 Tổ chức GV báo cáo kết quả tự bồi dưỡng

0 0 73 27 30 2,33 7

Bồi dưỡng CM, nghiệp vụ cho các GV là nhiệm vụ quan trọng trong mỗi nhà trường và công việc này được BGH nhà trường giao cho TCM. Tuy nhiên, công tác này được thực hiện không thực sự tốt và không đồng đều ở các tổ chuyên môn từ khâu lên kế hoạch, triển khai, kiểm tra đánh giá.

Tự học, tự bồi dưỡng là nhiệm vụ bắt buộc của GV nhất là trong giai đoạn hiện nay. BGH nhà trường cũng nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động này, đã chỉ đạo các TCM tổ chức cho GV đăng ký nội dung và kế hoạch tự bồi dưỡng của các GV và chỉ đạo các tổ theo dõi kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ tự bồi dưỡng của các GV. Các nhà trường đã có các biện pháp thanh tra, kiểm tra đột xuất việc thực hiện và có yêu cầu báo cáo kết quả nhưng những biện pháp này thực hiện không thường xuyên (thể hiện trong kết quả khảo sát ở bảng trên). Như vậy, quản lý việc bồi dưỡng CM, nghiệp vụ cho các GV và quản lý nhiệm vụ tự học, tự bồi dưỡng của GV chưa đạt kết quả cao. Đây là hạn chế trong quản lý, vì nếu cơng tác bồi dưỡng CM, nghiệp vụ cho các GV và công tác tự học, tự bồi dưỡng của GV không được quan tâm đúng mức sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giảng dạy của GV và kết quả đào tạo của nhà trường.

Bảng 2.12: Thực trạng quản lý công tác xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi

TT Biện pháp quản lý công tác xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi Mức độ thực hiện Rất tốt Tốt T.B Chưa tốt Yếu Điểm TB Thứ bậc 1 Lập kế hoạch cụ thể

cho công tác phát hiện và thành lập đội tuyển HS giỏi:

Đề ra các tiêu chuẩn cụ thể để phát hiện ra năng lực của học sinh

15 12 11 7 5 3,5 5

Đề ra các yêu cầu đối với học sinh được tham gia đội tuyển

14 17 8 6 5 3,58 4

chọn đội tuyển HSG 2 Lên kế hoạch cụ thể

cho công tác bồi dưỡng HSG:

Đưa ra các nội dung kiến thức bồi dưỡng HSG

15 16 14 5 0 3,82 2

Đưa ra những quy định về phương pháp, thời gian dạy đội tuyển HSG

5 7 14 18 6 2,74 6

Chỉ đạo việc phân công các giáo viên tham gia bồi dưỡng các chuyên đề chuyên sâu.

3 7 19 13 8 2,68 7

3 Chỉ đạo và giám sát công tác bồi dưỡng HSG

12 17 16 5 0 3,72 3

Tác giả thực hiện khảo sát với 50 giáo viên tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở các bộ môn thuộc các trường THPT trên địa bàn thị xã Sơn Tây.

Qua bảng kết quả khảo sát ở trên, tác giả nhận thấy: các tổ chuyên môn của hai trường THPT Tùng Thiện và Xuân Khanh trong công tác quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi còn yếu. Đội tuyển HSG của hai trường này được thành lập vào tháng 9 của năm học lớp 12, trong khi đó thì đến tháng 10 HS đã thi học sinh cấp thành phố, do vậy không đủ thời gian để ôn luyện cho HS. Mặt khác, việc lập kế hoạch bồi dưỡng HSG thật chi tiết về thời gian, về nội dung ôn tập ở các tổ chuyên môn thuộc hai trường THPT Tùng Thiện và THPT Xuân Khanh cũng không được chú trọng và mỗi tổ chuyên môn chỉ cử ra 01 GV phụ trách bồi dưỡng đội tuyển HSG.

Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được thực hiện tốt ở các tổ chuyên môn ở trường THPT Sơn Tây từ khâu: lập kế hoạch đến khâu triển khai, kiểm tra và đánh giá. Đội tuyển HSG được tuyển chọn từ lớp 10 và được chọn lọc qua các lớp 11, đến lớp 12 thành lập được đội tuyển chính thức với các yêu cầu cao về trình độ của HS. Cơng tác lập kế hoạch bồi dưỡng HSG được lập chi tiết về thời gian, nội dụng, địa điểm học và các giáo viên tham gia bồi dưỡng được sự quản lý của tổ trưởng chuyên môn và sự phê duyệt của ban giám hiệu. Đội tuyển HSG lớp 12 sẽ tham gia 02 kỳ thi: tuyển chọn HSG cấp thành phố Hà nội và cấp quốc gia. Trong suốt thời gian bồi dưỡng HSG, công tác này được sự giám sát và kiểm tra của TTCM và ban giám hiệu nhà trường. Tuy nhiên, công tác bồi dưỡng HSG của trường THPT Sơn Tây đạt được kết quả rất cao ở kỳ thi tuyển HSG cấp thành phố, ở kỳ thi HSG cấp quốc gia lại rất hạn chế vì phương pháp, thời gian dạy đội tuyển HSG chun cịn chưa thực sự thích hợp, chưa gây được hứng thú cho học sinh, việc phân công các giáo viên tham gia bồi dưỡng các chuyên đề chuyên sâu, việc mời các chuyên gia tham gia giảng dạy cho đội tuyển HSG chưa thực hiện tốt ở các tổ chuyên môn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn thị xã sơn tây, hà nội (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)