Lí luận về năng lực sáng tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp tương tự trong hướng dẫn hoạt động giải bài tập các chương dao động cơ, sóng cơ, dòng điện xoay chiều vật lý 12 nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh (Trang 34 - 37)

1.1. Cơ sở lí luận

1.1.3. Lí luận về năng lực sáng tạo

1.1.3.1. Năng lực tư duy sáng tạo

Năng lực tư duy sáng tạo trong Vật lí là năng lực tư duy sáng tạo trong

quả tốt, mới, khách quan, cống hiến có giá trị đối với việc dạy học, giáo dục và sự phát triển của khoa học nói riêng cũng như đối với hoạt động thực tiễn của xã hội nói chung.

Trong thời đại ngày nay, khi nhận thức của con người đã đạt đến một trình độ cao hơn thì năng lực tư duy khơng cịn giữ nguyên nghĩa mà đã trở thành năng lực tư duy sáng tạo. Với học sinh trung học phổ thơng nói riêng, năng lực tư duy sáng tạo đã trở thành một trong những điều kiện cần thiết để đem lại cho họ một công việc hứa hẹn khi ra trường hay xa hơn nữa là một chỗ đứng vững chắc trong xã hội và trên thế giới. Do đó, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông, học sinh phải được rèn luyện và phát triển năng lực tư duy sáng tạo, coi nó như là hành trang để bước vào đời.

1.1.3.2. Biểu hiện năng lực tư duy sáng tạo của học sinh trung học phổ thông khi giải bài tập Vật lí

Tư duy sáng tạo góp phần rèn luyện và phát triển nhân cách cũng như các năng lực trí tuệ cho học sinh; bồi dưỡng hứng thú và nhu cầu học tập, khuyến khích học sinh say mê tìm tịi, sáng tạo. Trên cơ sở cho học sinh làm quen với một số hoạt động sáng tạo nhằm rèn luyện năng lực, giáo viên đưa ra một số bài tập có thể giúp học sinh vận dụng sáng tạo nội dung kiến thức và phương pháp có được trong q trình học tập. Mức độ biểu hiện của học sinh được sắp xếp theo thứ tự tăng dần của năng lực tư duy sáng tạo. Đối với học sinh phổ thơng có thể thấy các biểu hiện của năng lực tư duy sáng tạo trong việc học Vật lí qua các khả năng sau:

a) Có khả năng vận dụng thành thục những kiến thức, kỹ năng đã biết

vào hoàn cảnh mới.

Khả năng này thường được biểu hiện nhiều nhất, nên trong quá trình dạy học giáo viên cần quan tâm phát hiện và bồi dưỡng. Khả năng áp dụng các kiến thức đã có sẵn để giải một bài tập mới, hay vận dụng trực tiếp các kiến thức, kỹ năng đã có trong một bài tập tương tự hoặc đã biết là khả năng mà tất cả học sinh đều phải cố gắng đạt được. Biểu hiện năng lực tư duy sáng

tạo của học sinh ở khả năng này được thể hiện là: với nội dung kiến thức và kỹ năng đã được học, học sinh biết biến đổi những bài tập trong một tình huống cụ thể hồn tồn mới từ những cái quen thuộc, những cái đã biết để áp dụng vào giải một cách dễ dàng. Từ đó học sinh thể hiện được tính sáng tạo của bản thân khi giải những bài tập mới.

b) Có khả năng phát hiện, đề xuất cái mới từ một vấn đề quen thuộc.

Khi đứng trước một bài tập, học sinh nhận ra được vấn đề mới trong các điều kiện đã cho có vấn đề quen thuộc; phát hiện ra chức năng mới trong những đối tượng quen thuộc, tránh sự rập khn máy móc, dễ dàng điều chỉnh được hướng giải quyết trong điều kiện mới. Đây cũng là biểu hiện tạo điều kiện để học sinh rèn luyện tính mềm dẻo của tư duy.

c) Có khả năng nhìn nhận đối tượng dưới các khía cạnh khác nhau.

Khi học sinh cố gắng làm các bài tập mà thất bại, thông thường học sinh sẽ có cảm giác chán nản, khơng chuyển sang làm theo một hướng suy nghĩ mới hay cách nhìn khác. Thay vào đó, nếu học sinh biết phân tích lại tồn bộ quá trình cũng như các yếu tố liên quan và cân nhắc xem liệu sẽ thay đổi những yếu tố đó như thế nào để đạt được kết quả mới. Học sinh cần nhìn nhận và đánh giá vấn đề từ các khía cạnh khác nhau, từ đó phát hiện được những tầm nhìn, cách nhận định mới phù hợp với bài tập. Aristotle cho rằng ẩn dụ là một dấu hiệu của sự thiên tài. Bởi vậy ông tin rằng nếu một người khơng những có năng lực diễn đạt sự tương đồng giữa hai cá thể hoàn tồn tách biệt mà cịn có thể liên kết chúng lại với nhau, thì đó là con người có khả năng đặc biệt.

d) Có khả năng phối hợp nhiều công cụ, phương pháp khác nhau để

giải quyết một vấn đề.

Đứng trước một vấn đề mang tính sáng tạo cao, địi hỏi học sinh phải vận dụng rất nhiều kiến thức khác nhau và nhiều phương pháp, cách giải khác nhau. Đồng thời học sinh cũng phải biết phối hợp các kiến thức và phương pháp đó, huy động những kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân cộng với sự nỗ

lực, phát huy năng lực tư duy sáng tạo cao của cá nhân để tìm tịi, giải quyết vấn đề.

e) Có khả năng tìm được nhiều cách giải khác nhau đối với bài tập đã cho.

Đây là biểu hiện của học sinh khi đứng trước những bài tập có những đối tượng, những quan hệ có thể xem xét dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Đứng trước những bài tập loại này học sinh biểu hiện khả năng, năng lực chuyển từ hoạt động trí tuệ này sang hoạt động trí tuệ khác, thể hiện năng lực nhìn một đối tượng dưới nhiều khía cạnh khác nhau.

f) Có khả năng tìm được cách giải độc đáo đối với bài tập đã cho.

Có những bài tập mà trong đó các yếu tố hiện lên một cách trực tiếp qua ngơn ngữ của đề bài, nhưng cũng có những bài tập yếu tố được ẩn ngầm dưới cách diễn đạt không dễ phát hiện, thậm chí là một cách đánh lừa khả năng tư duy của học sinh. Khi giải các bài tập đó nếu nhìn ra trọng tâm yêu cầu của bài tập, phát hiện cái mới, khác lạ, khơng bình thường trong quá trình làm bài học sinh sẽ thể hiện năng lực tư duy sáng tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp tương tự trong hướng dẫn hoạt động giải bài tập các chương dao động cơ, sóng cơ, dòng điện xoay chiều vật lý 12 nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)