Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 26 - 29)

1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.2. Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường

1.2.2.1. Quản lý giáo dục

Cũng như mọi hoạt động khác của xã hội loài người, hoạt động giáo dục cũng được quản lý ngay từ khi các tổ chức giáo dục đầu tiên được hình thành, khái niệm Quản lý giáo dục (QLGD) cho đến nay được nhiều tác giả ở trong lẫn ngoài nước nêu ra và bàn luận như:

Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là q trình truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội của các thế hệ lồi người.

Giáo dục có vị trí đặc biệt quan trọng, không chỉ là sản phẩm xã hội mà cịn là nhân tố tích cực, động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

Trong xã hội hiện đại khi các quốc gia đua tranh về khoa học và cơng nghệ thì giáo dục có vai trị quyết định giúp các quốc gia thắng lợi trong cuộc tranh đua đó. Phát triển giáo dục trở thành quốc sách hàng đầu thể hiện trong chiến lược và mọi chính sách của mỗi quốc gia. Khoa học quản lý giáo dục trở thành một bộ phận chuyên biệt của quản lý nói chung, nhưng là một khoa học tương đối độc lập vì tính đặc thù của nền giáo dục quốc dân.

Trong cuốn “Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục” thì M.I.Kơndakov viết: “Khơng địi hỏi một định nghĩa hồn chỉnh thì chúng ta khơng hiểu quản lý nhà trường (công việc nhà trường) là hệ thống xã hội - sư phạm chuyên biệt, hệ thống này địi hỏi những tác động có ý thức, có khoa học và có hướng chủ thể quản lý trên cơ sở các mặt của đời sống nhà trường để bảo đảm sự vận hành tối ưu xã hội - kinh tế và tổ chức sư phạm của quá trình dạy học và giáo dục thế hệ đang lớn lên” [29, tr 94].

Theo P.V. Khuđôminxki (nhà lý luận Xơ Viết): Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và có mục đích của các chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến các khâu của hệ thống (từ Bộ giáo dục đến nhà trường) nhằm mục đích đảm bảo việc giáo dục Cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, đảm bảo phát triển toàn diện cho thế hệ trẻ, bảo đảm phát triển toàn diện và hài hoà của họ.

Ở Việt Nam:

Theo các tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Sỹ Thư cho rằng “Quản lý giáo dục là q trình tác động có kế hoạch, có tổ chức của các cơ quan quản lý giáo dục các cấp tới các thành tố của quá trình dạy học - giáo dục nhằm làm cho hệ thống giáo dục vận hành có hiệu quả và đạt tới mục tiêu giáo dục nhà nước đề ra” [27, tr. 16].

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang, “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên tình trạng mới về chất” [32, tr. 31].

Hệ thống giáo dục là một hệ thống mở, luôn vận động và phát triển theo quy luật chung và chịu sự quy định của điều kiện kinh tế - xã hội. Các định nghĩa trên cũng cho thấy quản lý giáo dục luôn luôn phải đổi mới, đảm bảo tính năng động, khả năng tự điều chỉnh, thích ứng của giáo dục với sự vận động và phát triển chung.

Như vậy, có thể hiểu: Quản lý giáo dục là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý trong hệ thống giáo dục, sử dụng tốt nhất tiềm năng và điều kiện nhằm đạt được mục tiêu quản lý giáo dục đã đề ra.

Tùy theo việc xác định đối tượng quản lý giáo dục mà quản lý giáo dục có nhiều cấp độ khác nhau ở tầm vĩ mô hoặc vi mô. Cấp độ vĩ mô: “Quản lý giáo dục” là thực hiện việc quản lý trong lĩnh vực giáo dục. Ngày nay lĩnh vực giáo dục mở rộng hơn nhiều so với trước đây, do mở rộng đối tượng giáo dục từ thế hệ trẻ sang người lớn và tồn bộ xã hội. Cấp vi mơ: Quản lý giáo dục là quản lý nhà trường và các cơ sở giáo dục khác.

1.2.2.2. Quản lý nhà trường

chủ yếu. Đa phần các hoạt động giáo dục đều được thực hiện trong nhà trường, thông qua hệ thống nhà trường (phổ thông, THCN, CĐ, ĐH và sau ĐH). Nhà trường là “tế bào chủ chốt” của hệ thống giáo dục từ trung ương đến cơ sở. Theo đó quan niệm QLGD ln đi kèm với quan niệm Quản lý nhà trường (QLNT); Các nội dung QLGD luôn gắn liền với QLNT. Quản lý nhà trường có thể được coi như là sự cụ thể hố công tác QLGD.

Theo Nguyễn Ngọc Quang: QLNT là: “Tập hợp những tác động tối ưu (cộng tác, tham gia, hỗ trợ, phối hợp, huy động, can thiệp...) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và các cán bộ khác, nhằm tận dụng các nguồn dự trữ do Nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp và do lao động xây dựng vốn tự có hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường mà điểm hội tụ là quá trình đào tạo thế hệ trẻ. Thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường tiến lên trạng thái mới” [31, tr. 10].

QLNT chính là quản lý giáo dục trong một đơn vị giáo dục (nhà trường); là vận dụng tất cả các nguyên lý chung của quản lý giáo dục để đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường theo mục tiêu đào tạo. Nhà trường vừa là khách thể chính của mọi cấp quản lý từ trung ương đến địa phương, vừa là hệ thống độc lập trong xã hội, song trước hết và cơ bản là chức trách của Ban lãnh đạo nhà trường" [11, tr. 35].

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: "QLNT hay nói rộng ra là quản lý giáo dục là quản lý hoạt động dạy và học nhằm đưa nhà trường từ trạng thái này sang trạng thái khác và dần đạt tới mục tiêu giáo dục đã xác định" [17, tr. 61].

Trên cơ sở đó, có thể xác định: QLNT là một hệ thống hoạt động có mục đích có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho nhà trường vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thể hiện tính chất nhà trường XHCN, mà điểm hội tụ là hoạt động dạy học, giáo dục.

Nội dung của QLNT, theo tác giả Đặng Quốc Bảo, bao gồm 10 nhân tố cơ bản và mối liên hệ tương tác của chúng. Các nhân tố đó liên hệ tương tác với nhau và đều hướng vào trung tâm đó là sự phát triển của nhà trường.

Quản lý nhà trường là một chuỗi hoạt động quản lý mang tính tổ chức sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên và học sinh, đến các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm làm cho quá trình giáo dục và đào tạo vận hành một cách tối ưu, tiến tới mục tiêu dự kiến [2].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)