1.3.1. Mục tiêu học tập
Cuối thế kỷ XX, UNESCO nêu ra các trụ cột của việc học mà ngày nay nhiều quốc gia co là triết lý phát triển, bao gồm: "Học để biết; học để làm/để kiến tạo; Học để chung sống với nhau; Học để tồn tại; Học để làm người". Theo tổng kết của Đặng Quốc Bảo, Tư tưởng Hồ Chí Minh đối với mục tiêu của việc học nêu lên Học phong "4H": Tháng 9/1949, đến dự khai giảng khóa I Trường Nguyễn Ái Quốc, sau khi ghi vào sổ vàng nhà trường hàng chữ "Học để làm việc, làm người...". Khi nói chuyện với học viên, giảng viên, Bác nhấn mạnh việc học: "Học - Hỏi - Hiểu - Hành". Và dự vào một số lời khuyên của tiền nhân, Bác dạy: Bác học (Học rộng), Thâm vấn (Hỏi sâu), Thận tư (Tư duy cẩn thận), Minh biện (Phân biệt cho rõ ràng), Đốc hành (Dốc lòng vào hành động) để kiến tạo "4H" theo cách diễn đạt của Việt Nam vừa dễ nhớ, vừa gây ấn tượng. Ở đây, Người kết hợp hai phạm trù "Thận tư" và "Minh biện" thành phạm trù "Hiểu". Ngày nay nhiều nhà trường ở Việt Nam đã lấy phương châm "4H" làm tơn chỉ hoạt động của mình [18, tr. 26]
1.3.2. Kế hoạch học tập
Theo Từ điển tiếng việt: "Kế hoạch là toàn bộ những điều vạch ra một cách có hệ thống và cụ thể về cách thức, trình tự, thời hạn tiến hành những cơng việc dự định làm trong một thời gian nhất định với mục tiêu nhất định" [18, tr. 27].
để thực hiện được mục tiêu đó. Thiếu kế hoạch thì con người khơng làm chủ được thời gian và khó đạt được mực tiêu đã định. do đó việc lập kế hoạch giúp con người có mục tiêu rõ ràng, có các biện pháp để thực hiện mục tiêu tốt nhất.
1.3.3 Phương pháp, phương tiện và hình thức học tập
Phương pháp là một thành tố quan trọng của quá trình hoạt động.
Cùng với mục đích và nội dung hoạt động, phương pháp hoạt động đóng vai trị quyết định đến chất lượng hoạt động. R. Decacto 1596 - 1650, một đại diện của triết học Pháp thế kỉ XVII đã nói: "Khơng có phương pháp người tài cũng mắc lỗi, có phương pháp người bình thường cũng có thể làm được cơng việc phi thường" [18, tr. 28].
Đối học sinh bán trú (chủ yếu là con em các dân tộc tại các trường miền núi) phương pháp tổ chức các hoạt động học tập phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện của mỗi nhà trường, của từng địa phương và hồn cảnh gia đình của học sinh, đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Phương pháp tổ chức các hoạt động học tập phải hết sức linh hoạt, cần thay đổi và điều chỉnh nội dung, hình thức hoạt động sao cho phù hợp với học sinh, giáo viên và điều kiện thực tế; phải khai thác và phát huy được tiềm năng của mỗi học sinh, của gia đình, các lực lượng xã hội, các tổ chức đoàn thể tham gia vào việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh bán trú. Đây là quan điểm có tính ngun tắc, tạo tiền đề cho việc tìm tịi, xây dựng các biện pháp khai thác và phối hợp các lực lượng xã hội để tổ chức hoạt động học tập cho học sinh bán trú đạt hiệu quả cao.
Phương tiện dạy học là tập hợp những đối tượng vật chất kỹ thuật và
sản phẩm của khoa học công nghệ được huy động vào quá trình dạy học được người dạy sử dụng vào điều khiển hoạt động nhận thức của người học. Phương tiện dạy học được xem là thành tố trong cấu trúc của quá trình dạy học. Nếu tiếp cận cấu trúc hoạt động dạy học trên cơ sở mối quan hệ biện chứng của cặp phạm trù mục đích và phương tiện thì các phương tiện chủ yếu để thực hiện mục đích dạy học (theo nghĩa rộng: không chỉ là vật chất kỹ thuật dạy học mà cịn có cả các điều kiện chung vè yếu tố con người, thông tin và xã hội) [18, tr. 29]
Hình thức học tập được xác định tùy thuộc vào những mối quan hệ
của các yếu tố cơ bản như sau: (i) dạy học có tính chất tập thể hay cá nhân; (ii) mức độ hoạt động độc lập của học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng; (iii) phương thức hướng dẫn, tổ chức và điều khiển hoạt động học tập của học sinh; và (iv) địa điểm, thời gian học tập. Trong nhà trường THPT, tồn tại ba hình thức học tập: cá nhân, nhóm và tập thể. Các hình thức tổ chức học tập chủ yếu gồm trên lớp, thảo luận và tự học.
Ngoài ra, các hoạt động tập thể ngoài giờ lên lớp như sinh hoạt văn hóa, thể thao... được tổ chức góp phần hình thành và phát triển các năng lực, kỹ năng cần thiết cho học sinh, giúp các em hồn thiện mình, tự tin trong học tập và trong cuộc sống.
Các hình thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh bán trú có nhiều đặc trưng khác với của học sinh khơng ở bán trú, có ý nghĩa giáo dục thiết thực, phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi, với hứng thú và nguyện vọng của học sinh và điều kiện cụ thể của từng trường.
1.3.4. Kiểm tra đánh giá
Kiểm tra là bước cuối cùng trong chu trình quản lí, nhằm đánh giá cơng tác quản lí. Kiểm tra đánh giá là hoạt động thường xuyên trong giáo dục, kể từ trước khi bắt đầu cho tới khi kết thức khóa học. Nó tạo ra động cơ, theo dõi và điều chỉnh quá trình, cho biết kết quả đào tạo và sự kiểm nghiệm của thực thể. Theo tác giả Phạm Thị Thanh Hải, kiểm tra có thể được hiểu như sau: "Kiểm tra là công việc nhằm đo hay xác định mức độ về kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực mà người học đạt được sau một quá trình học tập so với mục tiêu của môn học. Kiểm tra kết quả của người học là cơ sở để đánh giá sự phát triển của người học" [20, tr. 10]
1.3.5. Đặc điểm của các trường THPT có học sinh bán trú
Các trường THPT có học sinh bán trú thường đóng trên địa bàn trung tâm các xã, thường có trên 70% học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh chủ yếu cư trú tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn.
Trường có một lượng học sinh ở bán trú đơng, thường chiếm trên 50% tổng số học sinh của trường. Trong khn viên nhà trường có khu bán trú cho học sinh ở từ đầu tuần đến cuối tuần với các trang thiết bị, cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và học tập cần thiết cho học sinh.
Ngoài đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên như các trường THPT khác, trường THPT có học sinh bán trú được thành lập Ban quản lý học sinh bán trú (gồm đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên làm công tác quản lý học sinh bán trú). Ban quản lý học sinh bán trú có trách nhiệm quản lý tồn bộ các hoạt động sinh hoạt, học tập của học sinh bán trú ngồi giờ học chính khóa trên lớp; được hưởng chế độ quản lý học sinh theo quy định.
Nếu như trường phổ thông dân tộc nội trú chỉ về được đến các trung tâm tỉnh, huyện thì mơ hình trường phổ thơng bán trú có thể về đến tận địa bàn xã. Những năm gần đây, nhận thức vai trị và những đóng góp to lớn, tích cực của mơ hình trường THPT bán trú, nhiều tỉnh miền núi trong đó có tỉnh Tuyên Quang đã quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang cấp nhiều trang thiết bị phục vụ dạy và học mà chủ yếu là xây dựng các khu vực bán trú tại các trường, để các em có điều kiện sinh hoạt và học tập tốt hơn, từ yên tâm hơn trong học tập và rèn luyện.
Quản lý nhà trường THPT có học sinh bán trú là quản lý một loại hình giáo dục phổ thơng đặc thù. Bên cạnh việc thực hiện chức năng quản lý nhà trường THPT nói chung, các trường THPT có học sinh bán trú còn thực hiện một chức năng nữa là quản lý các học sinh bán trú trong suốt thời gian học từ đầu tuần đến cuối tuần. Đó là q trình quản lý, giáo dục con em các dân tộc thiểu số theo chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, mà trọng tâm là quản lý hoạt động học tập, ăn ở, sinh hoạt của học sinh trong môi trường giáo dục bán trú, vừa đảm bảo đầy đủ các nội dung quản lý của một trường nhà trường phổ thông, vừa phải đảm bảo tính đặc thù của loại hình trường phổ thông dân tộc bán trú và điều kiện đặc thù vùng khó khăn.
điểm khác với trường Phổ thông dân tộc nội trú THPT cấp tỉnh. Do vậy, quản lý trường trung học phổ thơng có học sinh bán trú ở huyện có một số điểm khác biệt so với quản lý trường phổ thông dân tộc nội trú THPT cấp tỉnh: Địa bàn tuyển sinh chỉ bao gồm các xã, thị trấn trong vùng tuyển sinh theo quy định của Sở GD&ĐT (thường chỉ cách nhà trường trong phạm vi bán kính tối đa khoảng 25km); đối tượng giáo dục bao gồm tất cả các đối tượng học sinh cư trú trong vùng tuyển sinh; nội dung và chương trình giảng dạy thực hiện theo đúng nội dung, chương trình giảng dạy cấp THPT do Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT quy định; chế độ và chính sách đãi ngộ cho giáo viên khơng có; học sinh được hưởng một số chế độ, chính sách (tuy nhiên không được đầy đủ như học sinh dân tộc nội trú) như: Miễn, giảm học phí, trợ cấp gạo, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền thuê nhà trọ...
1.3.6. Một số đặc điểm tâm lý cơ bản của học sinh THPT bán trú
Học sinh ở bán trú chủ yếu là học sinh dân tộc thiểu số (chiếm từ 75 đến 90%); trình độ nhận thức của các em còn nhiều hạn chế, các nét tâm lý như ý chí, óc quan sát, tính kiên trì, tính kỷ luật, các kỹ năng sống cần thiết... chưa được chuẩn bị tốt khi bước vào cấp THPT. Có thể do các em quen sống trong mơi trường nông thôn miền núi tự do trong sinh hoạt nên khi bước sang môi trường tập trung với những yêu cầu cao mang tính kỷ luật, quy định chung chặt chẽ là một khó khăn mà các em khơng dễ khắc phục ngay.
Học sinh bán trú thường có hoàn cảnh kinh tế gia đình ở mức trung bình, nhiều em là con hộ nghèo và cận nghèo. Trong thời gian học tập tại trường, các em có thể ở trọ trong khu bán trú của nhà trường hoặc ở trọ gần khu vực trường (ở nhà người quen hoặc trọ nhà dân). Đây cũng là hình thức học nội trú, song mọi chi phí từ ăn, ở, học hành đều do học sinh tự túc. Các học sinh đến ở bán trú phải tự túc các trang thiết bị cá nhân phục vụ cho sinh hoạt và học tập như: Giường, chiếu, chăn, màn, bát, đũa,... chiều thứ 7 và chủ nhật các em về sinh hoạt với gia đình.
học tập đúng đắn, động cơ và mục đích học tập chưa rõ ràng; các em ngại giao tiếp, trao đổi với bạn bè và thầy cô. Do ở vùng núi, điều kiện kinh tế cịn gặp nhiều khó khăn, nhiều bậc cha mẹ do thiếu hiểu biết về chăm sóc con cái hoặc điều kiện kinh tế không cho phép nên thiếu sự quan tâm đúng mức tới con em mình...
Từ các đặc điểm nêu trên đòi hỏi các hoạt động học tập dành cho học sinh bán trú phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, lứa tuổi và hoàn cảnh của các em. Các lực lượng giáo dục, đặc biệt là nhà trường cần biết phát huy các yếu tố tích cực, khắc phục những hạn chế trong sự phát triển tâm lý lứa tuổi này, để lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức, quản lý phù hợp, phát huy được tính tích cực chủ động của các em, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập.