Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động học tập của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 38 - 40)

1.4. Quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú

1.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động học tập của

+ Đề ra mục tiêu quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú. + Lập kế hoạch thực hiện.

+ Nghiên cứu, xác định tiến độ thực hiện kế hoạch. + Xác định các nguồn lực để thực hiện kế hoạch.

+ Xây dựng các nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hiện kế hoạch. + Xây dựng cách thức tổ chức thực hiện kế hoạch.

+ Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng khi thực hiện kế hoạch. Căn cứ vào kế hoạch quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú, nhà trường chỉ đạo Ban quản lý học sinh bán trú, các tổ chuyên môn và giáo viên lập kế hoạch hoạt động chi tiết trình Ban Giám hiệu phê duyệt, giám sát, kiểm tra việc thực hiện.

1.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú sinh bán trú

Tổ chức thực hiện kế hoạch là quá trình sắp xếp và phân phối các nguồn lực để hiện thực hoá các mục tiêu đã đề ra, là sự sắp đặt một cách khoa học những con người, những công việc một cách hợp lý, là sự phối hợp các tác động bộ phận tạo nên một tác động tích hợp mà hiệu quả của nó lớn hơn nhiều so với tổng số các hiệu quả của các tác động thành phần. Công tác tổ chức gồm ba nhiệm vụ chính dưới đây:

- Xác định cấu trúc của bộ máy.

- Xác lập cơ chế phối hợp giữa các bộ phận, các thành viên trong tổ chức. Tổ chức quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú ở các trường THPT bao gồm việc chọn lọc, sắp xếp, phân công trách nhiệm và nhiệm vụ các thành viên Ban giám hiệu, các tổ chuyên môn, các thành viên ban quản lý học sinh bán trú, đoàn thanh niên và các GVCN lớp; xây dựng các điều kiện tổ chức - sư phạm, cơ sở vật chất và các điều kiện khác phụ vụ công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú. Nhà trường cần phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ cho từng bộ phận, cá nhân đồng thời phải tranh thủ được sự lãnh đạo hỗ trợ cho việc thực hiện kế hoạch của các cấp chính quyền, đồn thể, cha mẹ học sinh… trong việc thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú…

Tổ chức một cách có khoa học hoạt động của Ban Giám hiệu, các tổ chun mơn, tập thể giáo viên, nhân viên… có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động học tập của học sinh bán trú, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục chung của nhà trường. Tổ chức hoạt động học tập cho học sinh bán trú một cách khoa học, hợp lý là điều kiện quyết định đến hiệu quả quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú nói riêng, học sinh nhà trường nói chung.

Trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động hoạt động học tập của học sinh bán trú, việc xây dựng một thời khoá biểu hợp lý sẽ giúp các bộ phận, giáo viên và học sinh bán trú có một thói quen học tập, lao động khoa học, hiệu quả.

Tổ chức một cách khoa học hoạt động học tập của học sinh bán trú cần chú ý đến chất lượng của các bài học trên lớp, các bài học phụ đạo, các giờ tự học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Bên cạnh đó khơng thể khơng chú ý phát huy tích cực, năng động của đội ngũ ban quản lý bán trú, đoàn thanh niên, giáo viên bộ mơn và GVCN, tính tích cực nhận thức, ham hiểu biết, tinh thần tự giác học tập của học sinh bán trú. Các hoạt động ngoại khóa khác như: Diễn đàn thanh niên, các cuộc gặp gỡ giữa giáo viên, học sinh với các nhà

khoa học, các hội nghị sáng kiến cải tiến, các cuộc thi học sinh giỏi, hội giảng giáo viên,… có tác dụng thiết thực, tạo niềm say mê, hứng thú phát huy nhận thức, năng lực của cả giáo viên và học sinh nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)