1.5.4.1. Vai trị của phụ huynh trong cơng tác quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú
Ở cấp học THPT, về mặt sinh lý cơ thể cũng như đời sống tâm lý của các em có những biến đổi rất mạnh mẽ, chuyển từ trẻ con sang người lớn. Đây là thời kỳ khủng hoảng trong quá trình phát triển của tuổi thanh thiếu niên. Ở giai đoạn này, các em thường muốn thử nghiệm khả năng, mong muốn của cá nhân mình vào thực tiễn cuộc sống. Trong khi vốn sống cịn nghèo nàn, khả năng suy xét nơng cạn nên thường dẫn đến những va vấp, gây những hậu quả tai hại cho bản thân và gia đình. Để việc giáo dục gia đình có hiệu quả tốt, các bậc cha mẹ cần quan tâm xây dựng một gia đình đầy đủ tồn vẹn, trong đó mọi thành viên có nghĩa vụ và trách nhiệm với nhau. Xây dựng một phong cách sinh hoạt có nề nếp, phù hợp nhu cầu hứng thú nhằm phát huy những mặt tích cực của trẻ. Đặc biệt cha mẹ, người lớn phải giữ uy tín vai trị gương mẫu của mình trong gia đình và ngồi xã hội.
Đối với học sinh bán trú ở các trường THPT thì thời gian này các em lại ở, học tập tại các khu bán trú của nhà trường hoặc ở trọ gần khu vực trường (ở nhà người quen hoặc trọ nhà dân), thiếu đi sự quan tâm chăm lo thường xuyên của gia đình, người thân. Vì vậy phụ huynh cần thường xuyên liên hệ chặt chẽ với nhà trường, đồn thể để nắm tình hình học tập rèn luyện của con em mình là rất quan trọng đối với gia đình cũng như nhà trường. Sự quan tâm chăm lo của cha mẹ học sinh đến việc ăn ở đi lại và học tập... của con em mình sẽ có tác động rất lớn tới kết quả học tập rèn luyện của học sinh.
1.5.4.2. Vai trị của chính quyền địa phương trong công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú
Con người sinh ra và lớn lên trong mơi trường gia đình, nhà trường và xã hội ở mỗi môi trường nhỏ này đều diễn ra q trình giáo dục, giáo dưỡng con người, trong đó giáo dục nhà trường giữ vai trò hết sức đặc biệt. Gia đình là nơi đem đến cho trẻ những bài học đầu tiên, thường xuyên và liên tục từ lúc
sinh ra đến lúc trưởng thành. Còn xã hội mà các em tham gia, cộng đồng mà các em sinh sống cũng có nội dung giáo dục với hình thức riêng của nó và có những ảnh hưởng đáng kể đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách các em. Đó chính là nơi thể hiện kết quả giáo dục của gia đình và nhà trường và đó cũng chính là nơi các em hấp thụ những giá trị nhân văn của xã hội. Ba môi trường trên phải hợp thành một môi trường thống nhất, trước hết là thống nhất mục tiêu giáo dục để tạo ra hợp lực cùng một hướng chứ không phân lực hoặc phản lực triệt tiêu lẫn nhau. Chính vì vậy, Hồ Chủ tịch đã căn dặn: "Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, cịn cần có sự giáo dục ngồi xã hội và trong gia đình đã giúp cho việc giáo dục trong nhà trường tốt hơn. Giáo dục nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngồi xã hội thì kết quả cũng khơng hồn tồn” [23, tr, 57].
Với học sinh bán trú ở các trường THPT miền núi, vùng sâu, vùng xa thì vai trị của mơi trường xã hội nơi các e ở, học tập lại có vai trị càng lớn. Sự quan tâm tạo điều kiện của các cấp chính quyền trên địa bàn đảm bảo cho các em yên tâm học tập, rèn luyện trước tiên phải tạo điều kiện thuận lợi, tạo môi trường an ninh, an toàn, tạo điều kiện hỗ trợ thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách, đồng thời phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc quản lý hoạt động học tập của các em... Thực tế ở đâu học sinh có phong trào hiếu học, địa phương và gia đình quan tâm, coi trọng việc học của con em thì chắc chắn chất lượng giáo dục sẽ tốt hơn. Nên hoạt động quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú chỉ đạt hiệu quả cao khi nhà trường có nhận thức đúng vai trị của phụ huynh và chính quyền địa phương đồng thời có sự quan tâm, phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và chính quyền địa phương.
Kết luận chƣơng 1
Chương 1 của luận văn đã tập trung nghiên cứu các vấn đề cơ bản, có tính chất nền tảng, cơ sở để triển khai các nội dung tiếp theo, có thể tóm tắt như sau:
Cán bộ quản lý phải nắm vững các vấn đề lý luận về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường để vận dụng vào việc chỉ đạo tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục của nhà trường. Nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng, mối quan hệ của các lực lượng trong việc tham gia quản lý học sinh bán trú nói chung và hoạt động học tập của học sinh bán trú nói riêng. Quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú là một yếu tố đặc thù đối với các trường THPT có học sinh ở bán trú. Quản lý tốt hoạt động học tập của học sinh bán trú sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
Tuy nhiên để quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú có hiệu quả, đạt mục tiêu đề ra địi hỏi nhà trường phải xây dựng, hồn thiện được bộ máy quản lý bán trú và có sự tham gia, phối kết hợp, liên kết giữa nhiều lực lượng giáo dục trong và ngồi nhà trường.
Để có được các biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú, trước hết cần phải đánh giá đúng thực trạng quản lí hoạt động học tập của học sinh bán trú. Chính vì vậy, ở chương 2 của luận văn, chúng tôi sẽ tập trung làm rõ thực trạng công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú ở các trường THPT huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng (2004), Chỉ thị 40-CT/TW của Ban bí thư ngày 15/6/2004 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD.
2. Đặng Quốc Bảo (2008), Quản lý nhà trường, quan điểm và chiến lược
phát triển. Tổng thuật và biên soạn, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT
ngày 02/8/2010 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 về việc ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở,
trường trung học phổ thông và trường phổ thơng có nhiều cấp học.
5. Bộ giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày
12/12/2011 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Quyết định số 1215/QĐ-BGDĐT
ngày 04/4/2013 về việc ban hành Chương trình hành động của ngành Giáo dục thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011- 2020, Kết luận 51-KL/TW và Chỉ thị 02/CT-TTg về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
7. Bộ giáo dục và Đào tạo (2014), Dự thảo chương trình tổng thể GDPT
sau 2015.
8. Bộ giáo dục và Đào tạo (2014), Kỷ yếu hội thảo Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh phổ thơng và mơ hình trường phổ thơng gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương.
9. Bộ GD-ĐT và Bộ Tài chính (2013), Thơng tư liên tịch số 27/2013 của
Bộ GD-ĐT và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 12/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng quy định chính sách hỗ trợ học sinh THPT ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
10. Các-Mác, Ph Awngghen tồn tập (1993), Bản tiếng Việt. Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
11. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Lý luận đại cương về
quản lý. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
12. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương về quản lý. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
13. Nguyễn Đức Chính (2015), Phát triển chương trình giáo dục. Nxb
Giáo dục Việt Nam.
14. Trần Anh Dân (2009), Luận văn thạc sỹ Quản lý giáo dục. Đại học
Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội.
15. Vũ Dũng (1995), Tâm lý xã hội với quản lý. Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
16. Frederick Winslor Taylo (1979), Quản lý là gì. Nxb Lao động xã hội
Hà Nội.
17. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục.
Nxb Giáo dục.
18. Đặng Xuân Hải, Nguyễn Sỹ Thƣ (2012), Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường trong bối cảnh thay đổi. Nxb Giáo dục Việt Nam.
19. Phạm Thị Thanh Hải (2016), Quản lý hoạt động học tập của sinh viên
trong phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường Đại học. Nxb
Đại học Sư phạm.
20. Phạm Thị Thanh Hải, Nguyễn Vũ Bích Hiền (2016), Đổi mới đánh giá học sinh tiểu học, lí luận và thực tiến. Nxb Giáo dục Việt Nam.
21. Harold Koontz, Cyril Odonnell và Heinz Weihrich (1994), Những vấn đề cốt yếu của quản lý. Nxb Khoa học và Ký thuật, Hà Nội.
22. Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2011), Quản lý giáo
dục. Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.
23. Hồ Chí Minh (1990), Về vấn đề giáo dục. Nxb Giáo dục.
24. Hồ Chí Minh (2004), Sửa đổi lề lối làm việc. Nxb Chính trị quốc gia,
25. Phạm Xuân Kết (2014), Luận văn thạc sỹ Quản lý giáo dục. Đại học
sư phạm Thái Nguyên.
26. Trần Kiểm (1997), Quản lý giáo dục và trường học. Viện khoa học
giáo dục, Hà Nội.
27. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Khoa học quản lý giáo dục. Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội.
28. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Sỹ Thƣ (2015), Quản lý giáo dục một số vấn đề lý
luận và thực tiễn. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
29. M.I. Kônđacov (1984), Cơ sở lý luận Khoa học Quản lý Giáo dục. Bản
tiếng Việt - Trường CBQL GD và viện KHGD.
30. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII.
31. Nguyễn Ngọc Quang (1968), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản
lý giáo dục. Trường quản lý giáo dục trung ương, Hà Nội.
32. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận về quản lý giáo dục. Trường cán bộ QLGD TƯ 1- Hà Nội.
33. Quốc hội (2009), Luật giáo dục. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
34. Thủ tƣớng Chính phủ (2013), Quyết định số 12/2013/QĐ-TTg của
Thủ tướng quy định chính sách hỗ trợ học sinh THPT ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.