Qua kết quả khảo sát cho thấy cả 6 biện pháp đều được đánh giá ở mức độ
khả thi cao, khơng có biện pháp nào được đánh giá là khơng khả thi. Điểm đánh giá trung bình của cả 6 biện pháp là 2.95.
Như vậy những giải pháp tác giả nêu trên rất phù hợp với thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh yếu kém ở cụm trường THCS Quận Hoàng Mai, Hà
Nội. Việc đưa ra các nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh yếu kém ở cụm trường THCS Quận Hoàng Mai là hết sức cần thiết, nhằm khắc phục những hạn chế và những bất cập trong công tác quản lý hoạt
động bồi dưỡng học sinh yếu kém ở cụm trường THCS Quận Hồng Mai trước đó,
góp phần vào việc nâng cao hiệu quản quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh yếu
kém ở cụm trường THCS Quận Hoàng Mai. Với kết quả thu được qua phiếu khảo
sát chứng tỏ hệ thống các nhóm giải pháp mà tác giả đề xuất là phù hợp và có khả năng thực hiện cao. Tuy nhiên để nhóm các giải pháp đó thực sự là những cách làm mới có hiệu quả đối với nâng cao hiệu quả QL, cần phải có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với các cơ quan hữu quan, tạo nên sự đồng bộ và thống nhất
trong quá trình thực hiện các nhóm giải pháp.
Kết luận chương 3
Chương 3 của Luận văn đã đưa ra 6 giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh yếu kém ở cụm trường THCS Quận Hoàng Mai,
Hà Nội là phù hợp với điều kiện thực tiễn ở địa phương trên cơ sở thực trạng HS và GV cụm trường THCS quận Hoàng Mai; các định hướng phát triển kinh tế - xã hội; trên cơ sở các nguyên tắc đề xuất giải pháp đã được trình bày.
Qua nghiên cứu lý luận và tìm hiểu khảo sát thực tế tại địa phương cho thấy các giải pháp được đề xuất trong luận văn là đúng đắn, cần thiết và có tính khả thi
cao. Mỗi biện pháp đều được trình bày rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung và đưa ra
cách tổ chức thực hiện cụ thể và đều có tính độc lập tương đối, có giá trị riêng, có
vai trị khác nhau nhưng các giải pháp đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ, bổ sung nhau. Có thể xem biện pháp thứ nhất có vai trị chi phối các biện pháp còn lại; biện pháp thứ hai là điều kiện cần để thực hiện biện pháp thứ ba và thứ tư; biện pháp thứ năm là điều kiện để thực hiện các biện pháp khác chuẩn mực hơn; biện
pháp thứ sáu và thứ bảy có vai trị thúc đẩy các biện pháp cịn lại thực hiện nhanh chóng và thuận lợi hơn. Nếu được chú trọng đồng bộ các giải pháp, phịng GD&ĐT có một bộ phận theo dõi thực hiện các giải pháp, có kiểm tra, giám sát tốt, có dự nguồn thay thế, có đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng, có kiếm tra đánh giá,
khen thưởng, kỷ luật kịp thời; quan tâm và thực hiện đầy đủ chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật và tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để hoạt động bồi dưỡng HSYK đạt hiệu quả, như vậy thì đáp ứng mục tiêu GD THCS.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Giáo dục THCS được coi là bậc học rất quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm giúp học sinh củng cố, phát triển những kết quả của giáo dục Tiểu học; có học vấn phổ thơng ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật
và hướng nghiệp để tiếp tục học Trung học phổ thông, trung cấp học nghề hoặc đi
vào cuộc sống lao động. Hoạt động bồi dưỡng học sinh yếu kém có vai trị trọng
yếu đến chất lượng giáo dục của bậc THCS. Nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động
bồi dưỡng học sinh yếu kém ở cụm trường THCS quận Hoàng Mai, Hà Nội”, tác
giả thu được kết quả như sau:
Trên cơ sở kế thừa nghiên cứu trước đó, đề tài xây dựng khái niệm cơ bản.
Luận giải về cơ sở lý luận về công tác bồi dưỡng học sinh yếu kém. Nhấn mạnh các nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh yếu kém ở trường THCS. Những
nội dung trên làm cơ sở khoa học cho việc phân tích, đánh giá thực trạng quản lý
hoạt động bồi dưỡng học sinh yếu kém ở trường THCS quận Hoàng Mai, Hà Nội. Kết quả nghiên cứu thực trạng, luận văn đã đánh giá trung thực và khách
quan thông qua việc khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh yếu kém ở trường THCS quận Hoàng Mai, Hà Nội. Thực trạng cho thấy: hoạt
động bồi dưỡng HSYK và quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh yếu kém ở trường
THCS đã đạt được một số ưu điểm nhất định như lập kế hoạch quản lý, tổ chức, chỉ đạo,....Song, bên cạnh đó cịn bộc lộ nhiều hạn chế như nhận thức, nội dung, hình
thức bồi dưỡng, đội ngũ GV tham gia bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá... còn nhiều bấp cập, chưa đồng bộ.
Để tiếp tục phát huy những mặt mạnh, khắc phục những tồn tại đã nêu trong
luận văn, cần thiết phải có những giải pháp cụ thể, hồn thiện hơn để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh yếu kém ở trường THCS quận
Hoàng Mai, Hà Nội. Từ thực tiễn đó luận văn đã đề xuất 6 giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh yếu kém ở trường THCS quận
Hoàng Mai, Hà Nội. Kết quả khảo sát cho thấy, giải pháp đưa ra rất cần thiết và khả thi trong điền kiện cụ thể của địa phương. Hệ thống các giải pháp này tác động qua lại, hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong công tác quản lý, mỗi giải pháp có thể xem như
một mắt xích quan trọng trong chuỗi liên hồn các khâu của cơng tác nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh yếu kém ở trường THCS quận Hoàng
Mai, Hà Nội. Nhưng để các giải pháp đó được thực thi và có hiệu quả, cần có sự chỉ
đạo của cấp trên, sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành và sự nỗ lực của bản
thân đội ngũ giáo viên và học sinh cụm trường THCS quận Hoàng Mai. Để các biện pháp thực hiện có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn, tác giả nêu ra một số kiến nghị sau.
2. Khuyến nghị:
2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội
Sở Giáo dục và Đào tạo nên tăng cường mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các giáo viên cốt cán. Cần tổ chức hội thảo về việc đổi mới phương pháp, công tác bồi dưỡng học sinh yếu kém và sử dụng đồ dùng trực quan cho các
CBQL và các giáo viên trực tiếp giảng dạy tham dự rút kinh nghiệm thực tế. Bồi dưỡng giáo viên về thực hành thí nghiệm. Quan tâm đến chế độ tiền lương cho giáo viên dạy thêm học thêm, bồi dưỡng học sinh yếu kém tại trường.
2.2. Đối với Phịng Giáo dục và Đào tạo quận Hồng Mai
Tham mưu với UBND thành phố quan tâm đến việc đầu tư xây dựng cơ sở
vật chất phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy học và áp dụng công nghệ
thông tin vào trong công tác quản lý và công tác tổ chức hoạt động dạy học. Quan tâm đến chế độ tiền lương cho giáo viên dạy bồi dưỡng HSYK.
Phòng GD&ĐT có thể tổ chức nhiều hơn nữa những buổi hội giảng, hội thảo, sinh hoạt chuyên đề về công tác bồi dưỡng học sinh yếu kém để giáo viên có
thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
2.3. Đối với các trường THCS quận Hoàng Mai
Ban giám hiệu các trường cần phải có kế hoạch quản lý các hoạt động bồi
dưỡng học sinh yếu kém trong trường một cách chi tiết, cụ thể phù hợp với thực tế của trường. Tăng cường công tác quản lý hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh nhất là công tác bồi dưỡng học sinh yếu kém. Tạo điều kiện thuận lợi cho các bộ phận trong trường phát huy vai trị của mình trong các hoạt động. Cần có kế
hoạch đầu tư, trang bị các thiết bị đồ dùng phục vụ cho công tác dạy và học của học sinh.
Ngoài ra CBQL các trường cần phải làm tốt công tác tuyên truyền, công tác tư tưởng, quan tâm đến chế độ cho giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh yếu kém, có kế hoạch thi đua, khen thưởng GV dạy bồi dưỡng học sinh yếu kém có tiến bộ để
nhằm động viên, khuyến khích GV tham gia tích cực cơng tác bồi dưỡng học sinh yếu kém đạt hiệu quả cao.
Đẩy mạnh công tác phối hợp ba môi trường trong việc quản lý và giáo dục ý
thức học tập và giáo dục hạnh kiểm học sinh. Giáo viên cần tích cực hơn trong việc tham gia bồi dưỡng năng lực chun mơn mà đặc biệt là trình độ cơ bản về tin học, ngoại ngữ để sử dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động chuyên môn, giáo
viên phải nhận thức một cách tích cực để làm tốt công tác bồi dưỡng học sinh yếu kém.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Văn hóa Tư tưởng Trung ương (2002), Văn hóa với thanh niên, thanh
niên với văn hóa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Ban bí thư Trung ương Đảng (2004), Chỉ thị 40 - CT/ TƯ, ngày 15 tháng 6
năm 2004, về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
3. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về QLGD, Trường CBQL
GD&ĐT, Hà Nội.
4. Bộ giáo dục và Đào tạo (2010), Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục Việt
Nam đến năm 2020. Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Chuẩn kiến thức chương trình THCS các mơn Văn, Toán và Tiếng anh..., Nxb Giáo dục, Hà Nội.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ trường trung học cơ sở, trường
trung học phổ thông và trường trung học phổ thơng có nhiều cấp học. Hà Nội.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học
phổ thông, Hà Nội.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), (2009), Điều lệ trường phổ thơng, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Chuẩn kiến thức chương trình THCS các mơn Văn, Toán và Tiếng anh..., Nxb Giáo dục, Hà Nội.
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Qui chế 40 về đánh giá xếp loại học sinh
THCS và THPT của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), quyết định 51 về đánh giá xếp loại học sinh
THCS và THPT của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
12. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản
lý, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
13. Vũ Cao Đàm (2008), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Giáo dục,
14. Nguyễn Minh Đường (1996), Bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ nhân lực trong
điều kiện mới, Đề tài KX 07-14, Hà Nội.
15. H. Koontz, C. Odonnell, H. Weirich (1998), Những vấn đề cốt yếu của quản
lý. NXB Khoa học kỹ thuật. Hà Nội.
16. Phạm Minh Hạc (1998), Nguồn lực con người, yếu tố quyết định sự phát
triển xã hội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Hà Nội.
17. Nguyễn Văn Hộ (2013), Tập bài giảng cho học viên cao học quản lý giáo dục môn: Triết lý giáo dục, Chính sách và phát triển GD-ĐT, Hà Nội.
18. Lê Văn Hồng (chủ biên) (2000), Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
19. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ (1986), Giáo dục học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
20. Mai Công Khanh (2011), Quản lý Giáo dục và Quản lý Nhà trường, Hà Nội.
21. Trần Kiểm (2002), Khoa học quản lý nhà trường phổ thông. Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia, Hà Nội.
22. Luật Giáo dục 2005, Luật Giáo dục sửa đổi bổ sung (2009), NXB chính trị
Quốc Gia, Hà Nội.
23. Phịng Giáo dục và Đào tạo quận Hồng Mai, Báo cáo tổng kết năm 2013 -
2014; Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm năm học 2014- 2015; Kế hoạch nâng cao chất lượng giáo dục năm học 2014 -2015. Hà Nội.
24. Nguyễn Ngọc Quang (1999), Những khái niệm cơ bản lý luận quản lý giáo
dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
25. Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội, Chiến lược phát triển Giáo dục
- Đào tạo thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2015.
26. Tự điển bách khoa Việt Nam (2009), Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.
27. Từ điển Tiếng Việt (2009), Nxb Văn hóa thơng tin, Hà Nội.
28. Phan Thị Hồng Vinh (2006), Quản lý giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm, Hà
Nội
29. Phạm Viết Vượng (2004), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Đại
PHỤ LỤC
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho cán bộ, giáo viên các trường THCS quận Hoàng Mai,thành phố Hà Nội)
Để nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh yếu kém ở
các trường THCS quận Hoàng Mai, Hà Nội và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh yếu kém ở các trường THCS quận
Hoàng Mai, Hà Nội. Kính đề nghị quý Thầy/Cơ vui lịng cho biết ý kiến của mình về một số nội dung dưới đây. Ý kiến của Thầy/Cô chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học. Rất mong nhận được sự hợp tác của Thầy/Cô.
Thầy/Cô cho ý kiến bằng cách đánh dấu “X” vào ô lựa chọn.
Trân trọng cảm ơn!
Câu 1. Thầy/Cô cho biết thực trạng mục tiêu, nội dung chương trình giảng dạy ở
các trường THCS quận Hoàng Mai, Hà Nội như thế nào?
Mức độ thực hiện TT Nội dung
Yếu TB Khá Tốt
1 Xác định rõ mục tiêu, nội dung giảng dạy trong kế hoạch đào tạo khóa học, năm học…
2 Xác định và thống nhất mục tiêu nhiệm vụ môn học từng học kỳ, năm học
3 Quán triệt mục tiêu, nội dung dạy học đến từng giáo viên từ đầu môn học, kỳ học, năm học 4
Bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện dạy học để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ dạy học của giảng viên
5 Tổ chức cho giáo viên nắm vững, thực hiện
đúng, đủ phân phối chương trình
6
Tổ chun mơn kiểm tra mục tiêu, kế hoạch giảng dạy và thực hiện chương trình của giáo viên
7 Phối hợp giữa giáo viên - cán bộ quản lý và học sinh để quản lý nội dung giảng dạy của giáo viên
Câu 2. Theo Thầy/Cô, Về hoạt động dạy học ở các trường THCS quận Hoàng Mai, Hà
Nội hiện nay như thế nào?
Mức độ thực hiện TT Nội dung Khơng hiệu quả Ít hiệu quả Hiệu quả Rất hiệu quả
1 Phân công chuyên môn cho giáo viên
2 Chuẩn bị hồ sơ soạn giảng
3 Giảng dạy trên lớp
4 Thực hiện tiến độ chương trình
5 Sử dụng đồ dùng dạy học giảng dạy
6 Thực hiện các tiết thực hành thí nghiệm
7 Cơng tác dự giờ thăm lớp
8 Sinh hoạt tổ chuyên môn
9 Bồi dưỡng chuyên môn kế thừa Kiểm tra đánh giá giảng dạy và học tập
Câu 3. Theo Thầy/Cô thực trạng phương pháp dạy học ở các trường THCS
quận Hoàng Mai như thế nào?
Mức độ thực hiện TT Nội dung Không thường xuyên Thi thoảng Thường xuyên Rất rất thường xuyên
1 Phương pháp quan sát của học sinh
3 Phương pháp thí nghiệm 4 Phương pháp luyện tập
5 Phương pháp ôn tập để củng cố tri thức, kĩ năng, kĩ xảo
6 Dạy học nêu vấn đề
7 Dạy học hướng vào người học (lấy học sinh làm trung tâm)
Câu 4. Theo Thầy/Cô, thực mục tiêu hoạt động bồi dưỡng học sinh yếu kém
ở các trường THCS quận Hoàng Mai như thế nào?
Mức độ thực hiện TT Nội dung Khơng hiệu quả Ít hiệu quả Hiệu quả Rất hiệu quả
1 Nhằm nâng cao chất lượng giáo