Tìm hiểu phong cách nghệ thuật của nhà văn Nam Cao

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương vào dạy học tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao (Sách giáo khoa Ngữ văn 11 - tập 1) Luận văn ThS. Văn học 60 14 10 (Trang 36 - 43)

2.1. Hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh ra đời của

2.1.2.Tìm hiểu phong cách nghệ thuật của nhà văn Nam Cao

Nam Cao là một trong số những nhà văn hiện thực lớn nhất của nền văn học Việt Nam. Ông thuộc trong số những cây bút hiếm hoi của nền văn xi hiện đại có tƣ tƣởng, phong cách và thi pháp sáng tạo riêng độc đáo, có những cách tân lớn lao góp phần quan trọng vào tiến trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc.

So với các nhà văn hiện thực phê phán nhƣ Nguyễn công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ trọng Phụng, Nam Cao là ngƣời đến muộn song với tài năng và sự nỗ lực của mình ơng đã trở thành đại diện ƣu tú nhất cho trào lƣu văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945. Sáng tác của Nam Cao tập trung vào hai đề

tài: ngƣời nơng dân và ngƣời trí thức nghèo trƣớc cách mạng tháng tám. Nam Cao khơng chỉ dừng lại ở việc phản ánh tình trạng thê thảm của xã hội và con ngƣời trƣớc cách mạng mà cịn trực tiếp phân tích, cắt nghĩa, truy tìm ngun nhân dẫn tới tình trạng đó. Dù ở đề tài ngƣời nông dân hay ngƣời trí thức Nam Cao đều bộc lộ sự cảm thơng, thƣơng xót trƣớc những đau khổ, bất hạnh của con ngƣời. Tác phẩm của ông là lời kết án đanh thép xã hội thực dân nửa phong kiến bất công chà đạp nhân phẩm của con ngƣời, đồng thời là tiếng kêu khẩn thiết: hãy cứu lấy nhân phẩm con ngƣời.

Về phƣơng diện nghệ thuật, Nam Cao đã đánh dấu sự cách tân ở nhiều mặt: kết cấu, nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ, nghệ thuật xây dựng nhân vật… góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy và hồn thiện q trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc.

Nói đến phong cách nghệ thuật là nói đến cái riêng, cái độc đáo về tƣ tƣởng cũng nhƣ nghệ thuật có phẩm chất thẩm mĩ thể hiện trong sáng tác của mỗi nhà văn ƣu tú. Chỉ những nhà văn thực sự có tài năng mới có thể hình thành phong cách riêng. Bƣớc vào làng văn trong khi khuynh hƣớng văn học hiện thực phê phán đã có những tên tuổi đƣợc khẳng định với những phong cách nghệ thuật độc đáo nhƣ: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao đã tạo cho mình một phong cách riêng, độc đáo khơng lẫn với ai, để lại dấu ấn đậm nét trong lòng độc giả. Trở thành đại diện ƣu tú nhất cho nền văn học hiện đại, Nam Cao tiếp nhận những thành tựu mà các nhà văn đi trƣớc đã đạt đƣợc đồng thời đem đến một phong cách riêng, mới lạ và đầy ấn tƣợng. Ơng chính là ngƣời đặt những mảng màu cuối cùng hoàn chỉnh bức tranh của văn học hiện thực cả về mặt nội dung biểu hiện cũng nhƣ khả năng biểu hiện nghệ thuật.

Chí Phèo đƣợc xem nhƣ kiệt tác tiêu biểu cho tài năng, phong cách

nghệ thuật của ông. Muốn DH tác phẩm đạt hiệu quả giáo viên phải nắm vững những đặc điểm nổi bật tạo nên phong cách nghệ thuật của Nam Cao (đề tài, chủ đề; cốt truyện, kết cấu; nghệ thuật xây dựng nhân vật; ngôn ngữ, giọng

điệu), từ đó chỉ ra phong cách nghệ thuật của Nam Cao đƣợc thể hiện nhƣ thế nào trong tác phẩm đó. Điều đó sẽ giúp học sinh hiểu, giải mã tác phẩm đầy đủ và sâu sắc hơn.

* Đề tài, chủ đề

Sáng tác của Nam Cao trƣớc cách mạng tập trung vào hai đề tài: ngƣời nơng dân và ngƣời trí thức. Nam Cao thƣờng hƣớng ngịi bút của mình vào miêu tả những cái nhỏ nhặt, xoàng xĩnh cuộc sống hàng ngày, từ đó đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, những triết lý sâu sắc về con ngƣời, cuộc sống, nghệ thuật. Qua những sáng tác về đề tài ngƣời nông dân, Nam Cao đã dựng lên bức tranh chân thực về nơng thơn Việt Nam nghèo đói, xơ xác, đầy những xung đột, mâu thuẫn, trong đó cuộc sống của ngƣời nơng dân hiện lên hết sức bi thảm.

Viết về ngƣời nơng dân, ngồi cái nghèo, cái đói Nam Cao cịn tập trung miêu tả tình trạng những con ngƣời hiền lành, lƣơng thiện luôn bị lăng nhục, bị xúc phạm về nhân phẩm, bị đẩy vào tình trạng tha hóa, lƣu manh hóa. Chí phèo, Binh chức, Năm Thọ trong Chí Phèo vốn là những con ngƣời lƣơng thiện nhƣng bị đẩy vào con đƣờng tha hóa, lƣu manh hóa, mất cả nhân hình và nhân tính. Viết về những ngƣời nơng dân bị đẩy vào con đƣờng tha hóa Nam Cao đã lên án gay gắt xã hội bất công, ngang trái đã chà đạp lên nhân phẩm con ngƣời, đồng thời phát hiện và khẳng định bản chất lƣơng thiện vẫn luôn tồn tại ở ngay cả những con ngƣời bị tha hóa ấy.

Đề tài ngƣời trí thức tiểu tƣ sản khá quen thuộc đối với văn học Việt Nam 1930 - 1945 nhƣng chỉ đến Nam Cao, với ngòi bút hiện thực tỉnh táo, nghiêm ngặt, với sự phân tích tâm lý sắc sảo, hình ảnh những nhân vật trí thức tiểu tƣ sản mới hiện lên thật cụ thể và sinh động qua những tấn bi kịch tinh thần dai dẳng, bế tắc. Đó là bi kịch của những trí thức nghèo có tài năng, hồi bão, khát vọng lớn lao nhƣng bị hiện thực đói nghèo gánh nặng áo cơm ghì sát đất, khơng thực hiện đƣợc ƣớc mơ của mình, ln dằn vặt, đau đớn về tinh thần nhƣ Hộ trong “Đời thừa”, Thứ trong “Sống mòn”, Điền trong “Giăng

sáng”.

Dù viết về đề tài ngƣời nơng dân hay trí thức tiểu tƣ sản Nam Cao đều dựng lên bức tranh chân thực về xã hội Việt Nam trƣớc cách mạng, đồng cảm, thƣơng xót với những đau khổ, bất hạnh của con ngƣời. Đồng thời khẳng định phẩm chất của con ngƣời dù bị hoàn cảnh chà đạp, vùi dập. Đó chính là chủ nghĩa nhân đạo cao cả bao trùm sáng tác của ông.

* Cốt truyện, kết cấu

Trong tác phẩm của Nam Cao, cốt truyện có vai trị khá khiêm tốn, ơng khơng coi đó là yếu tố hàng đầu tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm. Cốt truyện đƣợc xây dựng đơn giản, dƣờng nhƣ khơng cần đến sự tổ chức, sắp xếp, thậm chí có tác phẩm khơng có cốt truyện.

Nam Cao thƣờng xây dựng cốt truyện trên cơ sở miêu tả những cuộc đấu tranh nội tâm của nhân vật. Có thể nói, đây là một sự cách tân của Nam Cao, góp phần phát triển nền văn xi hiện đại Việt Nam.

Trong sáng tác của Nam Cao ta không chỉ gặp một kiểu kết cấu mà thƣờng thấy xuất hiện nhiều kiểu kết cấu. Đó là những kiểu kết phóng túng mà chặt chẽ, tạo dựng những tình huống, xếp đặt các sự kiện, tổ chức hệ thống tính cách hợp lý, biến chúng trở thành những phƣơng tiện để thể hiện tƣ tƣởng của tác phẩm.

Trong nhiều truyện Nam Cao sử dụng kiểu kết cấu đi thẳng vào vấn đề trung tâm của tác phẩm (Chí Phèo, Tư cách mõ, Từ ngày mẹ chết…) Ngay từ những dòng đầu tiên của tác phẩm đã nói tới chi tiết, sự kiện thể hiện bản chất, vấn đề cốt lõi của câu chuyện và sau đó nhà văn mới quay lại phía sau, miêu tả quãng đời quá khứ của nhân vật. Ngay mở đầu truyện Chí Phèo,

Nam Cao đã để nhân vật xuất hiện bằng tiếng chửi: “Hắn vừa đi vừa chửi.

Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời…”.

Cách mở truyện nhƣ vậy gây ấn tƣợng và tạo sự cuốn hút với ngƣời đọc về cuộc đời, số phận của nhân vật.

tròn - phần mở đầu và phần kết thúc của tác phẩm có sự tƣơng ứng với nhau; những hình ảnh, những tình tiết xuất hiện ở đầu tác phẩm bằng hình thức này hay hình thức khác, lại đƣợc gợi ra một cách đầy ám ảnh ở cuối tác phẩm. Đọc Chí Phèo ta cứ mãi bị ám ảnh bởi hình ảnh “chiếc lị gạch cũ” xuất hiện ở phần đầu và phần cuối tác phẩm. Hình ảnh ấy vừa có ý nghĩa mở đầu và kết thúc, khép lại cuộc đời của một kẻ khốn khổ tủi nhục nhất trong xã hội thực dân phong kiến, vừa nhƣ dự báo về sự xuất hiện của một kiếp ngƣời mà số phận chắc sẽ không kém phần bi kịch. Bằng kiểu kết cấu này Nam Cao muốn nói rằng: chừng nào xã hội cịn nhiều bất cơng, ngang trái thì chừng ấy vẫn cịn nhiều cuộc đời, nhiều số phận nhƣ Chí Phèo.

Bên cạnh kiểu kết cấu theo trình tự thời gian (Nghèo, Dì Hảo...), trong truyện của Nam Cao ta còn thấy xuất hiện kiểu kết cấu lắp ghép. Đây là kiểu kết cấu phổ biến trong điện ảnh. Tác giả đã sắp xếp, tổ chức lại thời gian, tạo nên sự luân phiên giữa các cảnh với nhau. Chí Phèo thuộc kiểu kết cấu nhƣ thế.

Hƣớng ngòi bút vào việc miêu tả thế giới tinh thần bên trong của nhân vật, Nam Cao thƣờng xuyên lựa chọn kiểu kết cấu tâm lý. Có thể coi đây là kiểu kết cấu đặc trƣng, cơ bản nhất trong tác phẩm của Nam Cao, đặc biệt là những sáng tác về chủ đề tiểu tƣ sản. Những truyện ngắn Đời thừa, Giăng sáng, Nước mắt, Lão Hạc, Chí Phèo và tiểu thuyết Sống mịn là những mẫu

mực về kiểu kết cấu này.

Trong một tác phẩm, Nam Cao không chỉ sử dụng đơn thuần một kiểu kết cấu mà thƣờng kết hợp linh hoạt nhiều kiểu kết cấu tạo nên một hệ thống hồn chỉnh, trong đó có một kiểu kết cấu chính giữ vai trị chủ đạo. Có thể xem Sống mịn và Chí phèo là những tác phẩm tiêu biểu hơn cả cho cách tổ chức kết cấu này, ở đó ta thấy xuất hiện nhiều kiểu kết cấu: kết cấu đi thẳng vào vấn đề trung tâm, kết cấu vịng trịn, kết cấu lắp ghép… góp phần tạo nên tính hấp dẫn của tác phẩm.

* Nghệ thuật miêu tả và phân tích tâm lý nhân vật

miêu tả chi tiết, đặc tả diện mạo bên ngồi, hoặc là chỉ thống qua. Ở những sáng tác viết về ngƣời nông dân Nam Cao thƣờng tạo nên những nhân vật dị dạng và tập trung miêu tả chi tiết hình dáng bên ngồi của những nhân vật này. Đó là bộ mặt “vằn dọc vằn ngang không thứ tự biết bao nhiêu là sẹo” của Chí Phèo hay bộ mặt xấu đến mức ma chê quỷ hờn của Thị Nở. Đặc tả những bộ mặt dị dạng, ghê tởm của nhân vật là cách thức để Nam Cao làm rõ hơn tính cách bên trong của nhân vật. Ẩn sâu dƣới cái vẻ bề ngoài ghê tởm, đáng sợ ấy là những con ngƣời hết sức đáng thƣơng. Do hồn cảnh xơ đẩy mà Chí Phèo từ một ngƣời nơng dân hiền lành, lƣơng thiện bị biến thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, một kẻ đâm thuê chém mƣớn, gây ra không biết bao nhiêu tội ác, nhƣng rồi Nam Cao vẫn phát hiện ra đốm sáng lƣơng tri cịn sót lại trong con ngƣời bị tƣớc đoạt cả nhân hình và nhân tính ấy. Chí Phèo thức tỉnh và khát khao trở lại làm ngƣời lƣơng thiện. Thị Nở là ngƣời đàn bà xấu đến mức ma chê quỷ hờn, nhà lại có dịng giống mả hủi, Thị lại dở hơi nên cả làng Vũ Đại đều xa lánh Thị: “người ta tránh Thị như tránh một con vật nào

rất tởm”. Một ngƣời phụ nữ nhƣ thế mà Chí Phèo muốn chung sống làm lại

cuộc đời cũng không đƣợc xã hội thừa nhận. Khi miêu tả Thị Nở Nam Cao đã sử dung bút pháp cƣờng điệu để tô đậm cái xấu của Thị Nở, Thị Nở càng xấu thì bi kịch của Chí Phèo càng lớn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với phong cách nghệ thuật độc đáo, Nam Cao đã thể hiện tài năng bậc thầy trong việc thể hiện tâm lý nhân vật. Ơng ln đề cao con ngƣời tƣ tƣởng, đặc biệt chú ý tới hoạt động bên trong của con ngƣời, coi đó là nguyên nhân của những hành động bên ngoài. Tâm lý nhân vật trở thành đối tƣợng chính của ngịi bút Nam Cao. Nam Cao thƣờng tập trung miêu tả, phân tích đời sống tinh thần bên trong của nhân vật hơn là miêu tả những sự việc, biến cố bên ngồi của sự sống. Ơng hƣớng ngịi bút của mình vào việc khám phá con ngƣời trong con ngƣời.

Tài năng miêu tả tâm lý của Nam Cao thể hiện ở chỗ ơng có khả năng nắm bắt những rung động tinh tế trong tâm hồn con ngƣời; những trạng thái

tâm lý phức tạp; những hiện tƣợng lƣỡng tính dở say dở tỉnh, dở khóc dở cƣời, mấp mé ranh giới giữa thiện và ác, hiền với dữ, giữa con ngƣời với con vật. Với tài năng bậc thầy Nam Cao đã diễn tả cụ thể, sâu sắc diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi gặp thị Nở. Thị Nở với bát cháo hành tình nghĩa đã làm sống dậy bản chất lƣơng thiện trong con ngƣời Chí. Sau bao nhiêu năm ngập sâu trong vũng bùn tội lỗi, giờ đây Chí Phèo lại khát khao trở về với cuộc sống lƣơng thiện.

Ngịi bút Nam Cao có khả năng miêu tả trực tiếp cả quá trình vận động và phát triển tâm lý, tính cách nhân vật. Đó là q trình đấu tranh, sự chuyển hóa lẫn nhau của những mâu thuẫn, những mặt đối lập trong thế giới tâm hồn của mỗi con ngƣời. Xung đột chủ yếu trong những tác phẩm của Nam Cao là xung đột của thế giới nội tâm nhân vật. Và những sự kiện cũng đƣợc triển khai chủ yếu trên cái nền xung đột bên trong đó.

Nam Cao đã sử dụng linh hoạt nhiều hình thức và thủ pháp nghệ thuật để thể hiện tâm lý nhân vật, đặc biệt ông sử dụng rộng rãi và đầy hiệu quả hình thức độc thoại nội tâm. Trong số những nhà văn hiện thực phê phán Việt Nam, Nam cao là ngƣời sử dụng thành cơng nhất hình thức độc thoại nội tâm để diễn tả chân thực những suy nghĩ sâu kín nhất trong tâm hồn con ngƣời.

* Ngơn ngữ, giọng điệu

Ngôn ngữ trong sáng tác của Nam Cao là ngôn ngữ đa âm, phức điệu, hiện đại. Ơng khơng chỉ sử dụng đắc địa đại từ nhân xƣng: nó, hắn, y, thị, gã

mà cịn có khả năng hóa thân, nhập vai vào tất cả các nhân vật, suy nghĩ và nói năng bằng tiếng nói của nhân vật.

Trong sáng tác của Nam Cao có sự hịa quyện giữa ngôn ngữ ngƣời kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật. Trong Chí Phèo diễn ra mạch ngầm đối thoại giữa ngƣời kể chuyện với Chí Phèo, giữa nhân vật Chí Phèo với làng Vũ Đại. Hay có lúc, Nam Cao để một đoạn cụ Bá kể chuyện bà Tƣ nhƣng thực chất là bày tỏ tâm trạng của mình. Đó là ngơn ngữ đối thoại nội tại, một đặc trƣng của ngôn ngữ trong sáng tác Nam Cao.

Giọng điệu là một yếu tố quan trọng đối với một tác giả. Giọng điệu chủ yếu trong tác phẩm Nam Cao là giọng buồn thƣơng, da diết; luôn chứa đựng những suy ngẫm triết lý sâu xa về cuộc đời, về con ngƣời; thể hiện sự cảm thơng, thƣơng xót của nhà văn trƣớc những số phận nhỏ bé, bất hạnh, những kiếp sống mịn mỏi, quẩn quanh khơng lối thốt (Dì Hảo, lão Hạc, Một

đám cưới, Nước mắt, Sống mòn.

Trong truyện của Nam Cao ta còn bắt gặp một giọng điệu có sắc thái tƣởng chừng đối lập nhau. Ấy là giọng khách quan lạnh lùng, tàn nhẫn bên ngoài mà cảm thơng, thƣơng xót bên trong. Bề ngoài Nam Cao tỏ ra lạnh lùng, tàn nhẫn với cái nhìn tỉnh táo, sắc sảo, nhà văn luôn giữ khoảng cách, tách sự đồng cảm của mình ra khỏi đối tƣợng đƣợc miêu tả. Ơng đã có đóng góp lớn trong việc đa thanh hóa giọng điệu tự sự.

Có thể nói Nam Cao là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất trong nền văn học hiện đại Việt Nam có tƣ tƣởng, phong cách và thi pháp sáng tạo riêng độc đáo, có những cách tân lớn lao, góp phần quan trọng vào tiến trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương vào dạy học tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao (Sách giáo khoa Ngữ văn 11 - tập 1) Luận văn ThS. Văn học 60 14 10 (Trang 36 - 43)