Học sinh đọc sáng tạo tác phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương vào dạy học tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao (Sách giáo khoa Ngữ văn 11 - tập 1) Luận văn ThS. Văn học 60 14 10 (Trang 59)

Đọc văn bản là bƣớc đầu tiên và bắt buộc của quá trình tìm hiểu tác phẩm văn chƣơng. Ngƣời đọc có hiểu đƣợc ngơn ngữ thì mới tiếp cận đƣợc tƣ duy nghệ thuật của nhà văn bởi khi sáng tạo tác phẩm, ngƣời viết gửi gắm những suy tƣ, tình cảm, những thơng điệp muốn nói vào trong câu chữ.

Khi đƣa vào SGK, Chí Phèo đã đƣợc lƣợc bớt một số phần, học sinh cần đọc lƣớt các phần này để nắm tác phẩm một cách tổng thể, đầy đủ.

sáng tạo để cảm nhận đƣợc vẻ đẹp của ngôn từ, tạo những ấn tƣợng, cảm xúc về hình tƣợng nhân vật. Đọc sáng tạo là phát hiện ra những ý mới ngồi cách hiểu thơng thƣờng. Đây là kiểu đọc có u cầu cao. Trung tâm của biện pháp đọc sáng tạo là đọc diễn cảm. Đây là biện pháp “dùng giọng đọc của ngƣời đọc làm cho câu chữ trong văn bản hiện lên sống động nhƣ các sự vật vốn có của nó trong cuộc sống.”(16, tr 33). Bên cạnh đó cịn phải “… đọc cho sáng rõ từng ý nghĩa, tình cảm, thái độ, tâm trạng mà nhà văn định gửi gắm cho ngƣời nghe, ngƣời đọc.” (16, tr28). Đối với tác phẩm văn học hiện đại, việc đọc diễn cảm tác phẩm càng trở nên quan trọng, đọc làm sao phải đúng với hồn của thể loại.

Nắm đƣợc giọng điệu riêng của tác phẩm chính là nắm bắt đúng tƣ tƣởng và tình cảm của tác giả. Nhƣ giáo sƣ Hoàng Ngọc Hiến nhấn mạnh yêu cầu cần đạt đƣợc của việc đọc văn bản là phải nắm bắt trúng giọng điệu của tác phẩm: “Sự phong phú, tính đa nghĩa, ý vị đậm đà của bài văn trước hết là

ở giọng. Năng khiếu văn ở phần tinh tế nhất là năng lực bắt được trúng cái giọng của văn bản mình đọc và tạo ra được giọng đích đáng cho tác phẩm mình viết. Bắt được giọng đã khó, làm cho học sinh cảm nhận được cái giọng càng khó, cơng việc này địi hỏi sáng kiến và tài tình của giáo viên…” (Giọng

điệu văn chƣơng, những ngả đƣờng vào văn học, NXBGD, 2006)

Đọc diễn cảm để làm nổi lên cái hồn của tác phẩm, làm sống dậy những cảm xúc ngủ yên trong chữ nghĩa và truyền cho đƣợc những cảm xúc của nhà văn đến với ngƣời nghe thơng qua sự đồng thể nghiệm của mình. Việc đọc diễn cảm thƣờng đƣợc sử dụng trong suốt giờ học tác phẩm văn chƣơng, tuy nhiên tùy theo từng đặc trƣng loại thể văn học mà đƣa ra những yêu cầu, mức độ đọc khác nhau. Đối với những tác phẩm tự sự, số trang dài mà thời gian trên lớp có hạn nên giáo viên cần lựa chọn những đoạn văn tiêu biểu thể hiện rõ tài năng nghệ thuật của tác giả để hƣớng dẫn học sinh đọc. Hoặc giáo viên có thể chọn một đoạn văn ngắn đọc mẫu trƣớc lớp, bởi giáo viên là ngƣời đã am tƣờng tác phẩm, nên khi đọc trƣớc lớp giáo viên có thể truyền những cảm xúc thẩm mỹ về tác phẩm của mình đến học sinh, tạo cho các em hứng thú đối

với bài học. Chí Phèo là tác phẩm tiêu biểu cho tài năng và phong cách của Nam Cao thể hiện qua ngôn ngữ, giọng điệu, cách xây dựng nhân vật độc đáo, hấp dẫn. Mỗi nhân vật là một cuộc đời, một số phận có tính cách riêng và mỗi tính cách lại đƣợc thể hiện với một giọng điệu riêng không ai giống ai. Có thể nói, một trong những đặc điểm nổi bật trong phong cách nghệ thuật của Nam Cao là ở sự pha trộn tài tình nhiều giọng điệu trong một tác phẩm vì vậy khi đọc truyện của ơng ngƣời đọc cần phải lƣu ý đến giọng tác giả, giọng kể, tả, giọng trần thuật, giọng mỗi nhân vật, phải lên giọng, xuống giọng cho phù hợp với cảm xúc, tình cảm của nhà văn thể hiện trong tác phẩm. Tiếng chửi của Chí ở đầu tác phẩm là sự đan xen, chuyển biến giữa giọng của ngƣời kể chuyện và Chí. Bắt đầu là lời của ngƣời kể chuyện: “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế cứ rượu xong là hắn chửi…” Tiếp đến là lời của Chí: “Tức thật! Tức thật! Ồ thế này thì tức thật. Tức chết đi mất”. Đọc diễn cảm sẽ giúp

cho học sinh hiểu đƣợc thái độ uất ức, căm phẫn, đầy bất mãn trƣớc cuộc đời của Chí và thái độ khách quan, lạnh lùng của ngƣời kể chuyện. Ngay ở nhân vật Chí Phèo cũng có nhiều kiểu giọng điệu: giọng độc thoại nội tâm, giọng đối thoại với Bá Kiến, với Thị Nở.

Dƣới ngòi bút của Nam Cao giọng điệu của Bá Kiến rất sinh động, đa dạng thể hiện qua những lần đối phó với Chí Phèo. Ngƣời đọc cũng cần chú ý khắc hoạ đƣợc các giọng điệu của hắn để qua đó làm nổi bật bản chất gian hùng, tàn bạo của nhân vật này từ những suy tƣ của cụ và giọng nói của cụ (“Anh Chí ơi, Sao anh lại làm ra thế?”) đến cái cƣời nhạt nhƣng giòn giã rồi cái kiểu phàn nàn, trách móc (“Cái anh này mới hay! Ai làm gì mà anh phải chết? Đời ngƣời chứ có phải con ngóe đâu? Lại say rồi phải khơng?”), cả cái giọng ngọt nhạt giả nhân giả nghĩa của hắn (“Về bao giờ thế? Sao không vào tôi chơi?......Ai chứ anh với nó cịn có họ kia đấy.”) Tiếp đến, ngƣời đọc cũng không thể bỏ qua giọng suy nghiệm của một tổng lý già đời: “...Cái nghề làm quan, bám thằng có tóc, ai bám thằng trọc đầu...”

tính của một truyện ngắn nhiều tính cách, nhiều giọng điệu, sinh động, hấp dẫn thể hiện ở từng nhân vật là vơ cùng cần thiết. Có đọc diễn cảm thì mới giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn ý đồ nghệ thuật, tƣ tƣởng, tình cảm của nhà văn gửi gắm trong tác phẩm.

Bằng hình thức đọc diễn cảm, giáo viên có thể tạo cho học sinh những bất ngờ, hứng thú, giúp các em có cảm nhận mới mẻ về văn bản, kích thích khả năng liên tƣởng, trí tƣởng tƣợng để thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của văn bản. Song để việc tiếp nhận những tác phẩm này đƣợc sâu sắc hơn giáo viên có thể hƣớng dẫn học sinh đọc diễn cảm kết hợp với việc phân vai, cho học sinh diễn kịch. Những việc làm đó nhằm khơi gợi, phát triển trí tƣởng tƣợng phong phú của các em về nhân vật, tạo cho các em hứng thú với bài học.

2.4.2. Giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi đa dạng theo hướng tiếp cận đồng bộ

2.4.2.1. Hướng dẫn HS chuẩn bị bài thông qua hệ thống câu hỏi mở rộng

Để giờ học đạt đƣợc hiểu quả cao, GV chuẩn bị một số câu hỏi mang tính chất mở rộng kiến thức và yêu cầu HS nghiên cứu, tìm hiểu trƣớc ở nhà. Với chỉ hai tiết học trên lớp, rất khó để HS tiếp cận đƣợc tác phẩm theo hƣớng tiếp cận đồng bộ nếu các em không chuẩn bị bài chu đáo.

Trong chƣơng trình SGK Ngữ văn 11 (Cơ bản và nâng cao), phần hƣớng dẫn học bài có 6 câu hỏi bám khá sát nội dung tác phẩm. Ngoài những câu hỏi trên, GV có thể yêu cầu học sinh chuẩn bị thêm một số câu hỏi sau:

- Quan niệm nghệ thuật của Nam Cao đƣợc thể hiện nhƣ thế nào trong tác phẩm?

- Có ngƣời nói Nam Cao giống nhƣ cái phích nƣớc, ngồi lạnh trong nóng. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Chứng minh lời nhận xét đó qua tác phẩm Chí Phèo.

- Vị trí của tác phẩm Chí Phèo trong sáng tác của Nam Cao và trong

dòng văn học hiện thức phê phán 1930 – 1945?

- Dấu ấn của quê hƣơng Nam Cao qua tác phẩm Chí Phèo?

........

Những câu hỏi mở rộng nhƣ trên khiến các em phải chủ động tìm tịi tài liệu, đọc và nghiên cứu. Từ đó phát huy tính chủ động, khả năng tự học của học sinh. Sự phong phú về kiến thức sẽ là yếu tố tạo nên sự tự tin và say mê tác phẩm, bài học. Tuy nhiên, GV phải căn cứ vào khả năng thực tế của học sinh để đƣa ra những câu hỏi phù hợp. Khơng nên đƣa ra những câu hỏi q khó.

2.4.2.2. Câu hỏi kích thích cảm xúc

Là hệ thống câu hỏi tìm ra phản ứng trực giác của ngƣời đọc bị tác động bởi nội dung và hình thức của tác phẩm ở mức độ ấn tƣợng ban đầu. Trả lời hệ thống câu hỏi này học sinh xác định đƣợc cảm xúc của mình khi đọc xong tác phẩm, giáo viên căn cứ vào đó mà định hƣớng, dẫn dắt học sinh đi sâu vào tìm hiểu tác phẩm.

- Ấn tƣợng, cảm xúc của em sau khi đọc tác phẩm Chí Phèo? - Theo em, Chí Phèo đáng giận hay đáng thƣơng? Tại sao? - Nhân vật nào của truyện để ấn tƣợng mạnh mẽ nhất trong em? - Chi tiết nào khiến em xúc động nhất?

- Theo em, tình u Chí Phèo – Thị Nở là một tình u đẹp, đáng đƣợc trân trọng hay chỉ là thứ tình cảm méo mó của những kẻ dị dạng? Tại sao?

- Từ cuộc đời Chí Phèo, em cảm nhận nhƣ thế nào về số phận của những ngƣời nông dân trong xã hội thực dân phong kiến?

Câu hỏi cảm xúc góp phần rất quan trọng trong việc giáo dục nhân cách, bồi dƣỡng tâm hồn học sinh thông qua giờ dạy tác phẩm văn chƣơng. Xây dựng hệ thống câu hỏi cảm xúc cần chú ý tới đối tƣợng học sinh, khơi gợi đƣợc những cảm xúc ban đầu ở nơi học sinh trong quá trình khám phá, chiếm lĩnh tác phẩm. Dạy cho các em biết yêu thƣơng, đồng cảm với nỗi đau khổ, bất hạnh của nhân vật, đồng thời biết căm ghét cái xấu, cái ác.

2.4.2.3. Câu hỏi gợi mở dẫn dắt học sinh tìm hiểu tác phẩm

tiếp nhận tác phẩm, thầy chỉ là ngƣời định hƣớng, dẫn dắt cịn học sinh phải chủ động, tích cực trong việc chiếm lĩnh giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Quá trình tìm hiểu một tác phẩm văn học phải đi từ các yếu tố nghệ thuật để tìm ra nội dung ý nghĩa ẩn chứa trong đó. Vì vậy trong một giờ dạy tác phẩm văn chƣơng, GV phải xây dựng một hệ thống câu hỏi gợi mở hƣớng dẫn học sinh từng bƣớc khám phá tác phẩm. Trong q trình dạy học Chí Phèo, giáo viên có thể đặt một số câu hỏi gợi mở nhƣ sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tác phẩm Chí Phèo đề cập đến đề tài gì? Đề tài ấy có vị trí nhƣ thế nào trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao và trong nền văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945?

- Tiếng chửi mở đầu truyện “Chí Phèo” có ý nghĩa gì? Nó hé mở cho ta biết điều gì về nhân vật?

- Nam Cao xây dựng nhân vật Thị Nở với quá nhiều hạn chế nhƣ vậy có thực sự cần thiết khơng?

- Ý đồ của nhà văn khi miêu tả mối tình Chí Phèo và Thị Nở?

Trong một giờ dạy học tác phẩm văn chƣơng, giáo viên cần tùy vào nội dung bài học, vào đối tƣợng học sinh mà xây dựng hệ thống câu hỏi cho phù hợp, nhằm dẫn dắt các em khám phá giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, đồng thời rèn luyện cho các em khả năng tƣ duy. Các câu hỏi đƣợc xây dựng cần đa dạng, phong phú, có sự đan xen giữa các loại câu hỏi trong một giờ dạy để tránh sự đơn điệu, nhàm chán.

2.4.2.4. Câu hỏi tái hiện và câu hỏi sáng tạo

Đặc trƣng của câu hỏi tái hiện là thiên về tìm kiếm thơng tin, là loại câu hỏi khép kín có tính liệt kê minh họa. Đây là câu hỏi diễn đạt nội dung trực tiếp bao hàm mục đích kiểm tra kiến thức đã tích lũy đƣợc, thiên về khẳng định và mang tính thụ động. Loại câu hỏi này đơn giản, dễ trả lời, học sinh chỉ cần đọc tác phẩm là có thể trả lời đƣợc. Những câu hỏi này có thể dành cho các em học sinh có học lực trung bình.

- Ngoại hình của Thị Nở đƣợc miêu tả nhƣ thế nào?

- Chí Phèo đã mấy lần đến nhà Bá Kiến? Mục đích của mỗi lần đến? ........

Đặc trƣng của câu hỏi sáng tạo là xem trọng những kiến thức phải suy luận thuộc về giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ của tác phẩm. Đồng thời, câu hỏi sáng tạo có tính chất mở ngỏ. Nó khơi gợi sự sáng tạo, độc lập của ngƣời học, giúp các em bộc lộ chính kiến, cảm xúc cũng nhƣ sự đánh giá của riêng mình.

- Nếu đặt em vào hồn cảnh Chí Phèo, khi bị Thị Nở từ chối tình cảm, em sẽ nhƣ thế nào và sẽ làm gì?

- Giả sử là tác giả Nam Cao, em sẽ kết thúc tác phẩm Chí Phèo nhƣ thế nào?

2.4.2.5.Câu hỏi gợi liên tưởng, so sánh

Dạy học Chí Phèo nói riêng và dạy học tác phẩm văn chƣơng trong nhà trƣờng phổ thơng nói chung thì so sánh là biện pháp không thể thiếu nhằm nâng cao hiệu quả của giờ dạy. Nó khơng chỉ mở rộng kiến thức, khắc sâu kiến thức cho học sinh mà còn rèn luyện cho học sinh khả năng tƣ duy, tổng hợp, biết cách vận dụng những kiến thức đã học, đã biết để tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Đối với Chí Phèo, GV có thể gợi cho HS liên tƣởng, so sánh với những tác phẩm cùng viết về đề tài ngƣời nông dân của Nam Cao và của các tác giả khác để hiểu rõ hơn giá trị của tác phẩm và những đổi mới, đóng góp của Nam Cao.

Trƣớc Chí Phèo của Nam Cao, Ngô Tất Tố đã có Tắt đèn, Nguyễn

Cơng Hoan đã có Bước đường cùng. Các tác phẩm đã đƣa ra những cảnh ngộ khốn quẫn của những ngƣời dân quê thấp cổ bé họng và vạch ra những thủ đoạn bất nhân của cả một hệ thống cai trị chuyên sống bằng bóc lột, đục khoét trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Kế thừa đề tài của những nhà văn đi trƣớc, Nam Cao khai thác hiện thực theo cách riêng của mình.

Nam Cao ít đi vào những xung đột giai cấp gay gắt và miêu tả trên bình diện rộng nhƣ Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố. Những sáng tác của ông xâm nhập sâu vào bản chất những cái vặt vãnh, tủn mủn trong cuộc sống hàng

vật. Ông tập trung chủ yếu vào những cuộc đời cụ thể trong một khoảng thời gian ngắn để khai thác triệt để “cái hàng ngày”.

Với cái nhìn sắc sảo về hiện thực xã hội, Ngô Tất Tố đã tổ chức hệ thống các sự kiện trong Tắt đèn một cách độc đáo, tạo dựng nên một khơng khí, bối cảnh đầy kịch tính, căng thẳng, ngột ngạt trong mùa sƣu thuế ở làng Đông Xá. Với Bƣớc đƣờng cùng, Nguyễn Công Hoan chỉ chú tâm vào những biến cố, những sự kiện sao cho mạch truyện phát triển căng, làm nổi bật mâu thuẫn đồng thời kích thích nhiệt tình của ngƣời đọc. Khác với Ngơ Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, sáng tác của nam Cao nhìn chung ít sự kiện, biến cố và cốt truyện đƣợc phát triển theo sự chi phối của dòng ý thức bên trong nhân vật. Kết cấu tác phẩm vừa phóng túng, tự nhiên, vừa chặt chẽ - kiểu kết cấu dựa theo logic của tâm lý nhân vật.

Nếu các nhà văn hiện thực lớp trƣớc nhƣ Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan phần nhiều xây dựng nhân vật của mình thể hiện trên bình diện đạo đức hoặc bình diện xã hội, nhất quán từ đầu đến cuối truyện, hệ thống nhân vật đƣợc phân biệt giữa thiện và ác thì Nam Cao tìm cho mình một hƣớng thể hiện riêng độc đáo. Thế giới nhân vật trong Chí Phèo khơng gồm hai tuyến chính diện, phản diện đƣợc phân biệt rạch rịi. Các nhân vật cũng khơng có sự thống nhất đơn giản giữa diện mạo và phẩm chất. Dƣới ngòi bút Nam Cao, nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương vào dạy học tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao (Sách giáo khoa Ngữ văn 11 - tập 1) Luận văn ThS. Văn học 60 14 10 (Trang 59)