Nhận diện cốt truyện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương vào dạy học tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao (Sách giáo khoa Ngữ văn 11 - tập 1) Luận văn ThS. Văn học 60 14 10 (Trang 44)

2.2. Hƣớng dẫn học sinh tiếp cận văn bản tác phẩm

2.2.1.Nhận diện cốt truyện

Cốt truyện của Nam Cao thiên về phân tích, lí giải cuộc sống, con ngƣời ở chiều sâu triết học của nó. Trong qua trình xây dựng tác phẩm, Nam Cao luôn đặt nhân vật trên con đƣờng đi tìm nhân cách. Nỗi “đau đáu nhìn vào nhân cách” chính là mối quan tâm hàng đầu trong sáng tác của ông. Với ông, nhân cách luôn là tiêu chuẩn cao nhất làm thƣớc đo con ngƣời. Cũng vì thế, nhân vật của ông không bao giờ mất hết nhân cách, bị vật hóa hồn tồn. Tồn bộ cuộc đời của nhân vật trong sáng tác của Nam Cao luôn hƣớng về nhân cách, về lẽ sống làm ngƣời. Trên con đƣờng chơng gai ấy, có khi họ bị tha hóa đến biến chất, dị dạng nhƣng rồi họ lại lội ngƣợc dòng để tìm lại con ngƣời đẹp đẽ, tử tế của mình. Nam Cao một mặt băn khoăn, day dứt trƣớc sức tàn phá khủng khiếp của hồn cảnh, của mơi trƣờng phi nhân tính đối với nhân cách con ngƣời, mặt khác lại vững tin vào sự tồn tại bền bỉ của nó. Điều này ta thấy rất rõ qua Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên. Chí Phèo khi bị rơi vào mơi trƣờng phi nhân tính, sẽ bị tha hóa từ ngƣời thành quỷ. Nhƣng khi đƣợc sống trong tình thƣơng yêu, con quỷ ấy se trở lại làm ngƣời.

Do thiên về phân tích, lí giải đời sống, nên cốt truyện thƣờng có nhiều chuyện lồng vào nhau với nhiều sự kiện, biến cố liên quan đến cuộc đời rất dài của nhân vật.

Trong xây dựng cốt truyện, Nam Cao thƣờng không dừng lại ở việc tái hiện các quan hệ đời sống bề mặt của nó mà ơng quan tâm hơn đến bề sâu của các mối quan hệ. Qua Chí Phèo, nhà văn đã đề cập đến xung đột khát vọng đƣợc làm ngƣời của Chí với cái xã hội tàn nhẫn, lạnh lùng. Trong cái xã hội ấy, những con ngƣời nhƣ Chí Phèo, Thị Nở khơng đƣợc coi là ngƣời, họ bị đẩy ra ngoài lề xã hội. Họ sống trong giễu cợt, ghẻ lạnh của mọi ngƣời. Với họ, Chí Phèo là “con quỷ dữ” còn Thị Nở là “con vật rất tởm”. Và khi đã khơng đƣợc coi là con ngƣời thì tình cảm, tình yêu của họ bị coi là một thứ trị cƣời, thậm chí là một sự sỉ nhục, không thể chấp nhận đƣợc. Vậy nên cũng khơng có gì ngạc nhiên trƣớc phản ứng quyết liệt của bà cô Thị Nở khi biết cháu mình có ý định lấy Chí Phèo.:“Trời ơi! Nhục nhã ơi là nhục nhã...ai lại

đi lấy thằng Chí Phèo!” Đây là những xung đột bi kịch thực sự, mang tính chất một mất một cịn. Và để giải quyết nó, khơng có cách nào khác, nhân vật phải chết bi thảm.

Trong tác phẩm, nhà văn đã tài tình “ẩn dụ hóa” những “xung đột vĩnh cửu” của con ngƣời: xung đột giữa khát vọng chân chính với thực tế nghiệt ngã của cuộc đời. Khi tìm hiểu Chí Phèo, chúng ta thấy cốt truyện không phải là dạng cốt truyện thiên về phân tích, lí giải nhân cách, số phận con ngƣời diễn ra trong cả quá trình sống. Kết cấu của truyện đƣợc xây dựng theo nguyên tắc liên tƣởng nhằm giải thích một cách chi tiết, cặn kẽ nguồn mạch của mọi hiện tƣợng và quá trình sống.

Nam Cao đã lấy cái hằng ngày để xây dựng cốt truyện. Nói đến cái hằng ngày là nói đến những gì bình thƣờng lặp đi lặp lại trong đời sống, gắn với sinh hoạt thƣờng ngày của con ngƣời. “Cái hằng ngày” là đối tƣợng cơ bản của sáng tạo nghệ thuật hiện đại, trong đó tiêu biểu là thể loại tiểu thuyết – thể loại trung tâm của văn học hiện đại. Tiểu thuyết khác với những hình thức truyện kể khác bởi nó lấy chất liệu từ cuộc sống phong phú, sinh động, nó ăn bám vào “thì hiện tại”. Do lấy chất liệu từ cái hằng ngày trong cuộc sống và bắt đầu bắt đầu bằng thì hiện tại nhƣ thể loại tiểu thuyết nên sáng tác của Nam Cao hiện ra chân thực, sinh động, đa dạng, sinh động nhƣ cuộc sống vốn có của nó. Trong đó có cả cái bi và cái hài, cái nhỏ và cái lớn, cái tầm thƣờng và cái cao cả, cái đáng ghét và cái đáng thƣơng....tất cả đều hiện diện. Có thể thây cốt truyện của Chí Phèo là những dòng buồn xám của chất văn xuôi đời thƣờng. Tuy nhiên, ngoài những cái bề nổi, cái hằng ngày cịn có những sự kiện ngầm phản ánh quan hệ rộng lớn của nhân vật nhƣ việc Chí Phèo phải đi tù và chính nhà tù thực dân đã biến Chí từ ngƣời lƣơng thiện trở thành kẻ lƣu manh, tha hóa. Nhà văn chỉ nhắc đến nó nhƣ một sự tình cờ, nhƣng trong sự phát triển của cốt truyện, vai trị của chúng thật khơng nhỏ. Chúng giúp ngƣời đọc có thể hình dung và suy ngẫm về sức tàn phá ghê gớm của xã hội thực dân phong kiến đối với con ngƣời. Ở một tầng ngầm sâu hơn,

quan hệ của nhân vật với “ngƣời ta”, với “cả làng Vũ Đại” dù không đƣợc mô tả trực tiếp nhƣng vẫn rất có ý nghĩa. Sự tan vỡ của mối tình Chí Phèo – Thị Nở và cái chết của Chí dƣờng nhƣ đều có sự can thiệp gián tiếp của “ngƣời ta”, của làng Vũ Đại.

Truyện của Nam Cao là truyện về bi kịch con ngƣời. Trên bề mặt của truyện chỉ là những thứ tầm thƣờng, vặt vãnh, thậm chí là méo mó, dị dạng. Do đó, khi DH tác phẩm của ông, GV phải giúp học sinh phát hiện ra tầng ngầm của truyện. Chỉ với cốt truyện tƣởng chừng nhƣ đơn giản, vặt vãnh, Nam Cao đã khiến cho ngƣời đọc không thôi trăn trở về những vấn đề lớn lao của cuộc đời. Tác phẩm của ơng có sức chứa, sức mở lớn và mang đậm chất tiểu thuyết cũng là vì thế.

Cốt truyện của Nam Cao có những biến cố có khả năng thay đổi hẳn số phận, tính cách con ngƣời. Q trình phát trình phát triển tính cách đột biến của Chí Phèo trải qua hai biến cố rất quan trọng. Đó là khi Chí Phèo phải đi tù, Chí đã từ ngƣời thành quỷ. Biến cố thứ hai là Chí Phèo gặp Thị Nở, Chí đã từ quỷ thành ngƣời. Hai biến cố này đã thay đổi toàn bộ số phận của nhân vật. Tuy nhiên trong truyện ngắn của ơng, biến cố khơng cịn cái vẻ của biến cố bởi nhà văn thƣờng làm mờ tầm quan trọng loại biệt của biến cố trong cấu trúc của tác phẩm ngay từ khi nó xuất hiện.

Trong Chí Phèo, sơ đồ kết cấu vịng trịn dễ gây ra ảo tƣởng ở ngƣời đọc về sự ngƣng trệ, bế tắc của cuộc đời. Nhƣng thực chất, đó là một mơ hình mở đúng với nhịp đời phát triển. Mạch truyện hình thành hai tuyến song song: áp bức và bị áp bức luôn cùng tồn tại và loại trừ lẫn nhau. Nam Cao cũng đã cảm nhận đƣợc sự phát triển tất yếu của đời sống hiện thực: cịn áp bức bóc lột thì cịn phản kháng đấu tranh. Và vấn đề nhà văn muốn đặt ra ở đây: phải lập lại trật tự xã hội. Nhƣ vậy, kết thúc tác phẩm là chỗ bộc lộ rất rõ mâu thuẫn giữa yêu cầu thể loại (tác phẩm nào cũng phải kết thúc) và thực tế đời sống mà tác phẩm lấy làm chất liệu (đời sống thực vốn liên tục, không bao giờ kết thúc). Chính nhờ mâu thuẫn này mà tác phẩm của Nam

Cao đã phá vỡ khuôn khổ thể loại, tạo ra tầm triết lý sâu xa cho chủ đề tƣ tƣởng. Song Nam Cao lại ln có ý thức chống lại mâu thuẫn này, dƣ âm của truyện ln tràn ra ngồi mọi cấu trúc. Tác phẩm của ông đã mang đậm tính dở dang của tiểu thuyết.

2.2.2. Tiếp cận hình tượng nhân vật

Nhân vật trong những truyện ngắn giàu chất tiểu thuyết xét đến cùng vẫn là những nhân vật loại hình và nhân vật tính cách. Nhân vật trong tác phẩm của Nam Cao là những con ngƣời thích ngẫm ngợi, triết lí. Họ ngẫm ngợi, triết lý về những gì liên quan máu thịt đến cuộc sống và thân phận mình. Chí Phèo tuy triền miên trong cơn say nhƣng cũng có lúc phải ngẫm nghĩ, nhớ về quá khứ đau buồn và cảm nhận đƣợc sự cô độc của cuộc sống hiện tại và khát khao đến cháy bỏng cuộc sống lƣơng thiện. Thị Nở sẽ là ngƣời mở đƣờng cho hắn, là cây cầu đƣa hắn trở lại với đời. Cùng với niềm khát khao ấy, hắn trở lại là anh Chí hiền lành của ngày xƣa. Nhƣng bi kịch cũng chính là ở chỗ Chí cũng có những lúc tỉnh để ngẫm nghĩ, để khát khao.

Nhân vật của Nam Cao “không đồng nhất”, “khơng trùng khít với chính nó”. Bên trong ngƣời nơng dân cịn có một con ngƣời mà tầm vóc lớn hơn nhiều so với con ngƣời thực của họ. Vì thế nếu chỉ xem Chí Phèo là điển hình về ngƣời nơng dân thì dƣờng nhƣ đã hạ thấp giá trị của hình tƣợng. Qua nhân vật, Nam Cao muốn khái quát về những hiện tƣợng đã trở thành quy luật trong xã hội.

Nam Cao đã xây dựng nhân vật của mình theo quy tắc kết hợp các mặt đối lập. Bản thân nhân vật ln có cả những nét “chính diện lẫn phản diện, cả

thấp hèn lẫn cao thượng, cả nực cười lẫn nghiêm trang”. Nhân vật đƣợc nhà

văn miêu tả không phải nhƣ đã “hoàn tất và cố định” mà nhƣ “một nhân cách

biến chuyển, đổi thay, được cuộc sống dạy dỗ” [6,tr.31]. Nói nhƣ Trần Đình

Sử thì Chí Phèo vừa hiền vừa dữ, vừa liều lĩnh vừa nhát sợ, vừa bình thƣờng vừa dị dạng, vừa chìm đắm trong tăm tối vừa ƣớc mơ một cuộc đời trong lành.Vậy nên bảo Chí Phèo là nhân vật chính diện cũng khơng đúng mà bảo là

nhân vật phản diện cũng không ổn. Nhân vật của Nam Cao là tổng hòa của những cực đối lập. Qua đó nhà văn muốn chứng minh rằng con ngƣời khơng đồng nhất với chính nó. Ở con ngƣời ln có sự vênh lệch, giữa bên ngồi và bên trong, giữa tính cách với số phận, địa vị của họ. Truyện của Nam Cao là sự kết tinh của cuộc sống hiện đại. Nó khác hẳn thế giới chia đơi phân cực của văn học truyền thống nơi mà xấu – đẹp, thiện – ác, cao thƣợng – thấp hèn, thông minh – ngu ngốc...đƣợc phân định rạch ròi, cụ thể. Nam Cao là ngƣời đã tiên phong trong việc nhìn nhận, khám phá, phản ánh cuộc sống và con ngƣời với toàn bộ tính chất phức tạp đa dạng nhƣ vốn có. Ơng nhìn nhận con ngƣời trong tính hai mặt của nó. Nhân vật của ơng ln chênh vênh giữa ranh giới thiện – ác, hiền – dữ...luôn ở thế giằng co, chống chọi giữa cái bên trong mình và cái nghịch cảnh ở bên ngồi và luôn chứa đựng mâu thuẫn nội tại. Nam Cao mơ tả tính cách con ngƣời là hậu quả nặng nề của mơi trƣờng, hồn cảnh sống. Qua trang viết của Nam Cao, làng Vũ Đại, rộng hơn là xã hội thực dân - phong kiến là mơi trƣờng có sức tàn phá con ngƣời ghê gớm.Nhƣng với cái nhìn nhân đạo sâu sắc, Nam Cao nhận thấy con ngƣời là một mối mâu thuẫn gay gắt giữa bên trong và bên ngồi, giữa tính cách và số phận. Và ơng vẫn giữ vững niềm tin vào nhân vật của mình. Bên trong cái lốt quỷ của Chí Phèo là khát một ngƣời đàn ông hiền lành với những ƣớc mơ lƣơng thiện; bên trong cái xấu “mà chê quỷ hờn” của Thị Nở là một tấm chân tình mộc mạc. Trên phƣơng diện tình yêu, tình ngƣời, những kẻ bỏ đi ấy lại bộc lộ phẩm chất “ngƣời” một cách đầy đủ, rõ nét nhất.

Để xây dựng những nhân vật “lƣỡng hóa” phong phú, đa dạng, phức tạp nhƣ con ngƣời vốn có trong đời sống, Nam Cao đã sử dụng kết hợp toàn diện những chi tiết từ ngoại hình, nội tâm đến ngơn ngữ, hành động. Để miêu tả một Chí Phèo bị bần cùng hóa, bị tha hóa, Nam Cao đã “vật hóa” diện mạo của nhân vật từ hình dáng, trang phục, đặc biệt là bộ mặt. Mặt của Chí Phèo “khơng cịn phải là mặt ngƣời, nó là mặt của một con vật lạ”, còn bộ mặt của Thị Nở “ hai má phinh phính, hao hao mặt lợn”. Ngoại hình của nhân vật

đƣợc miêu tả nhƣ kết quả của quá trình bản thân đời sống. Bộ mặt biến dạng của Chí Phèo trƣớc và sau khi đi tù là một bằng chứng: “Trông đặc nhƣ thằng săng đá! Cái đầu thì trọc lóc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cowng cowng, hai mắt gƣờm gƣờm trông gớm chết. Hắn mặc quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét trạm trổ rồng phƣợng với một ông tƣớng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế. Trơng gớm chết.” Cái kẻ “trơng gớm chết” chính là sản phẩm của Bá Kiến, của nhà tù thực dân, của xã hội thực dân phong kiến.

Cũng giống nhƣ Thạch Lam, Nam Cao quan tâm nhiều đến phƣơng diện mô tả tâm lý nhân vật. Nếu nhân vật của Thạch Lam nặng về bộc lộ cảm giác, tâm trạng dƣới sự tác động trực tiếp của mơi trƣờng, hồn cảnh thì nhân vật của Nam Cao đối diện với cả hồn cảnh và bản thân mình. Đến với Nam Cao, tâm lí nhân vật mới thực sự đƣợc miêu tả nhƣ một “hiện thực khách quan”chi phối q trình đời sống con ngƣời. Tâm lí đó vừa tiêu biểu cho tầng lớp mà họ đại diện, vừa vƣợt ra ngồi giới hạn của tầng lớp đó để vƣơn lên trở thành điển hình cho bản tính nhân loại. Họ là những “ con ngƣời nếm trải của tiểu thuyết”. Cuộc đời của Chí Phèo dƣờng nhƣ là một cơn say dài bất tận. Chỉ sau khi gặp Thị Nở, từ khi đƣợc nếm vị cháo hành của Thị Nở, những nhận thức và cảm xúc rất ngƣời đã trở lại với Chí. Lần đâu tiên sau bao nhiêu năm, Chí cảm thấy “bâng khuâng”, “mơ hồ buồn”, “chao ơi là buồn”, “ buồn thay cho đời”.... Lần đầu tiên sau bao năm tháng đắm chìm trong những cơn say, Chí đã tỉnh táo lắng nghe những âm thanh đời thƣờng: tiếng chim hót, tiếng nói của ngƣời đi chợ, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá...Những âm thanh của cuộc sống thƣờng nhật mà mãi đến hơm nay Chí mới lắng nghe. Và lần đầu tiên, Chí nhìn lại cuộc đời mình, nhớ lại những ƣớc mơ xa xƣa rồi cảm thấy buồn, cô độc và sợ khi “trông thấy trƣớc tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau và cơ độc”. Đặc biệt, lúc đón nhận và thƣởng thức hƣơng vị bát cháo hành, Chí khơng là con vật vồ vập miếng ăn mà là cách đón nhận của con ngƣời „hắn nhìn bát cháo hành bốc khói mà bâng khuâng”,

rồi ngạc nhiên xúc động “mắt ƣơn ƣớt”. Chí vẫn chƣa ăn, hắn đƣa bát cháo lên mồm, hít một hơn và cảm nhận “mùi cháo hành mới thơm làm sao” và thƣởng thức từng chút cái hƣơng vị tình yêu, tình ngƣời ấy - cái hƣơng vị mà lần đầu tiên hắn biết đến, hắn ngạc nhiên và nhận ra rằng: “những ngƣời suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo ăn rất ngon”. Càng ăn, Chí càng cảm thấy nhẹ nhõm, vui vẻ. Hắn cƣời vang hiền lành. Trận ốm thuyên giảm và mọi cảm giác tội lỗi, âu lo, cô độc khơng cịn nữa vì bên hắn có thị Nở. Hắn không uống rƣợu, không say, không chửi bới, không rạch mặt ăn vạ. Đặc biệt, Chí khát khao làm ngƣời lƣơng thiện: “Trời ơi, hắn thèm lƣơng thiện, hắn muốn làm hịa với mọi ngƣời biết bao.” Chỉ có năm ngày ngắn ngủi bên Thị Nở mà nhƣ cả một cuộc đời khác đƣợc mở ra.Chí nhƣ chết đi rồi đƣợc hồi sinh. Có thể nói, bát cháo hành là một chi tiết rất đắt, đƣợc nhà văn lựa chọn và dụng công miêu tả để bộc lộ đầy đủ, sắc nét sự chuyển biến tâm trạng của Chí. Phần ngƣời trong chí hồi sinh. Thế nhƣng cái tình cảm mong manh của Thị Nở đã bị định kiến của bà cô, của xã hội giết chết một cách phũ phàng. Chƣa kịp sống kiếp con ngƣời, Chí đã bị cự tuyệt. Đau đớn đến cùng cực, Chí lại tìm đến rƣợu –liều thuốc an thần, giảm đau của hắn. Nhƣng khác với tất cả

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương vào dạy học tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao (Sách giáo khoa Ngữ văn 11 - tập 1) Luận văn ThS. Văn học 60 14 10 (Trang 44)