9. Cấu trúc luận văn
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.4. Quy trình xây dựng và giải quyết bài tập tình huống liên hệ lịch sử thế giớ
giới với lịch sử Việt Nam
Quy trình xây dựng và sử dụng bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam có thể tiến hành theo các bước sau:
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ về quy trình xây dựng và sử dụng bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam
Thứ nhất, xác định mục tiêu, nội dung bài học: Việc xác định mục tiêu, nội
dung của bài học là cơ sở để xây dựng hệ thống bài tập tình huống. Việc xác định rõ mục tiêu và những nội dung lịch sử có mối liên hệ giữa lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới giúp hình thành ở HS một hệ thống tri thức, nâng cao được nhận thức, hứng thú, sự quan tâm của HS đến các giá trị trong các bài học lịch sử, từ đó HS biết lựa chọn hành vi và thái độ tích cực thông qua việc xác định vấn đề và giải quyết vấn đề trong học tập và cuộc sống; phát triển được các kỹ năng xã hội tích cực giữa con người với con người trên cơ sở những giá trị mà môn Lịch sử mang lại; thiết lập được các mối liên hệ thực tiễn giữa các giá trị trong bài học lịch sử
Xác định mục tiêu, nội dung bài học
Xác định mục đích, nội dung cơ bản của bài tập tình huống
Chuẩn bị bài tập tình huống
Hướng dẫn giải quyết bài tập tình huống
Trình bày kết quả
Giới thiệu tình huống chứa đựng vấn đề
Đặt câu hỏi
Yếu tố đã biết Yếu tố chưa biết Tiếp cận tình huống, đề xuất các ý tưởng, giả thuyết
Định hướng nguồn thơng tin giải quyết bài tập tình huống
Xác định kiến thức cần cho giải quyết vấn đề
Liệt kê những kiến thức chưa biết
Đưa quyết định về cách giải quyết vấn đề
với cộng đồng và thế giới; xây dựng được tinh thần, ý thức trách nhiệm xã hội của bản thân HS.
Thứ hai, xác định mục đích và nội dung cơ bản của bài tập tình huống: Việc
xây dựng bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam nhằm xác định mối liên quan giữa những kiến thức, kỹ năng đã học với kiến thức, kỹ năng mới để giải quyết bài tập tình huống. Giải quyết các vấn đề đặt ra trong bài tập tình huống cần giúp HS nhận thức được mối quan hệ chặt chẽ, ảnh hưởng tác động giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam, đồng thời nhận thức sâu sắc hơn tiến trình lịch sử Việt Nam. Mặt khác, những kiến thức lịch sử thế giới được sử dụng để thiết kế bài tập liên hệ trong dạy học lịch sử Việt Nam, cần phải lựa chọn, xác định nội dung kiến thức cơ bản, mang tính chất điển hình, dễ hiểu, phù hợp để làm nổi bật lên các sự kiện lịch sử dân tộc.
Thứ ba, tạo tình huống và đặt ra yêu cầu giải quyết: Việc thiết kế bài tập tình
huống liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam phù hợp với mục tiêu dạy học và trình độ nhận thức của HS, nêu vấn đề một cách rõ ràng. Nhờ đó HS ý thức được vấn đề, nghĩa là ý thức được mâu thuẫn nhận thức và hình thành nhu cầu giải quyết. Xây dựng bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới có thể được xây dựng theo những cách sau: Xây dựng bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới từ các kiến thức đã học; xây dựng bài tập tình huống bằng cách lật ngược vấn đề; xây dựng bài tập tình huống từ những bài học kinh nghiệm trong lịch sử; xây dựng bài tập tình huống liên hệ lịch sử thế giới từ các vấn đề thực tiễn...
Thứ tư, hướng dẫn giải quyết bài tập tình huống: Với mỗi bài tập tình huống
liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam, việc tìm lời giải cho bài tập tình huống là nhiệm vụ của HS, vai trò của người GV như một người điều phối, dẫn dắt và trợ giúp. GV có nhiệm vụ mở đầu cuộc thảo luận, thu hút ý kiến của người học, bàn rộng thêm những ý kiến đáng chú ý, chỉ ra những luận điểm trái ngược, tạo nên sự kết nối trong các buổi thảo luận và hướng buổi thảo luận đi theo nội dung bài học, định hướng và trợ giúp người học hơn là truyền đạt thơng tin, giải thích hay đưa ra hướng giải quyết. Việc giải quyết vấn đề của bài tập tình huống dưới sự chỉ dấn của GV được tiến hành theo các bước:
+ Tiếp cận bài tập tình huống: Người học có nhiệm vụ chính là chỉ ra được
đâu là mấu chốt, mâu thuẫn của vấn đề để theo đó giải quyết đúng mâu thuẫn, vấn đề mà bài tập tính huống nêu ra, tránh đi lạc đề hay giải quyết không thấu đáo vấn đề. Đối với bước này, điều đầu tiên là HS cần phải đọc kỹ bài tập, có những nhận thức ban đầu về vấn đề cần giải quyết. Một trong những cách tốt nhất là một thành viên trong nhóm sẽ đọc to tình huống cho những thành viên cịn lại ghi chép, vạch ra những ý chính. Điều này sẽ giúp tiết kiệm thời gian đồng thời nâng cao sự tập trung của các thành viên khác trong nhóm thảo luận. Thơng thường, vấn đề mà tình huống nêu ra thường được đặt dưới dạng câu hỏi trực tiếp ở cuối đoạn.
+ Nghiên cứu, phân tích bài tập tình huống: Trong giai đoạn này, HS cần chỉ
ra những dữ liệu quan trọng mà đề bài cung cấp để giải quyết vấn đề và dựa vào đó có sự phân tích, tổng hợp để đưa ra được những hướng giải quyết khác nhau cho vấn đề được đặt ra. Để thực hiện được bước này, HS cần nghiên cứu và gạch chân dưới sự kiện lịch sử quan trọng, xác định được vấn đề chủ chốt cần phải giải đáp.
+ Thu thập thơng tin giải quyết bài tập tình huống: HS cần đọc tài liệu và tiếp
xúc với các nguồn thông tin khác nhau. Các tài liệu tham khảo, tranh ảnh, video... chứa đựng những căn cứ khoa học, bằng chứng về tính chính xác, cụ thể, phong phú, trực quan của sự kiện lịch sử. Tiếp xúc với tài liệu và các nguồn thông tin lịch sử giúp HS thu thập các thông tin để giải quyết vấn đề mà bài tập nhận thức nêu ra. Đây là bước quan trọng để HS có sơ sở để phân tích nội dung, tìm hiểu bản chất, quy luật lịch sử, góp phần rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu của HS, thể hiện ý nghĩa thực tiễn của việc học tập mơn Lịch sử: HS chỉ có được những tri thức lịch sử một khi bản thân họ tự giành lấy bằng lao động nhận thức của chính mình.
+ Đưa ra quyết định về cách giải quyết vấn đề được nêu trong bài tập tình
huống: Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu, HS trình bày kết quả bằng văn bản, đây là
bước cần được thực hiện độc lập của mỗi cá nhân hoặc nhóm HS. HS có thể trao đổi về vấn đề nghiên cứu và chia sẻ tài liệu cho nhau. Mỗi cá nhân hoặc nhóm sẽ đưa ra ý kiến của mình để từ đó so sánh và phân tích những ưu điểm, nhược điểm của từng giải pháp trong việc giải quyết vấn đề được xác định.
+ Thảo luận, tranh luận để đạt được giải pháp trong việc giải quyết bài tập
đề, HS tiến hành thảo luận, tranh luận. Việc HS cung cấp kiến thức cho nhau được thực hiện chủ yếu trong bước này. Trong quá trình thảo luận, người học cần phải biết lắng nghe những ý kiến và nhận định của người khác. HS có thể sử dụng những ý tưởng của người khác để làm vững chắc hơn những luận điểm của mình. Tham gia tích cực và chủ động vào hoạt động thảo luận, HS giúp nhau giải quyết vấn đề, có cơ hội tự khẳng định trước tập thể, tạo dựng niềm tin vào khả năng học tập và kiến thức của bản thân.
Thứ sáu, tổ chức các phương thức giải quyết bài tập tình huống: Thơng qua
các phương pháp dạy học và các hình thức tổ chức dạy học tích cực có tác động khơng chỉ đến hiệu quả tiếp nhận tri thức mà còn tác động đến tư duy, đến hứng thú học tập, đến thái độ, hành vi HS, góp phần hình thành những phẩm chất tích cực trong xu hướng, tính cách của HS. Phương pháp dạy học tích cực là con đường, cách thức dạy học theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS, hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học. Để tìm được giải pháp cho bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam, GV có thể thu hút HS tham gia vào các hoạt động tích cực như:
+ Tổ chức thảo luận: Thảo luận nhóm là phương pháp giải quyết vấn đề
thông qua sự tham gia trao đổi ý kiến của các thành viên dựa trên phân cơng cụ thể của một nhóm hay nhiều nhóm nhỏ. Đây là cách thức GV tổ chức, hướng dẫn, điều khiển q trình các nhóm HS trao đổi ý kiến về nội dung học tập nhằm đạt được mục tiêu dạy học. Trên cơ sở những nội dung cơ bản, có chuẩn bị trước, HS theo trình tự thảo luận ở nhóm, rồi thảo luận ở lớp. Trong quá trình giải quyết bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam, GV có thể
vận dụng cách thức chia nhóm thảo luận như: Chia nhóm theo các tuyến nhân vật:
Theo cách chia nhóm này, GV sẽ tuỳ vào bài tập tình huống để chia lớp học ra thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm đại diện cho một quan điểm và cách nhìn nhận khác nhau (nhóm chun gia) và u cầu mỗi nhóm phân tích và giải quyết vấn đề
theo quan điểm của nhóm mình; Chia nhóm theo hai phe “ủng hộ” và “phản đối”:
Theo cách chia này thì lớp sẽ chỉ được chia làm hai nhóm: nhóm ủng hộ và nhóm phản đối. Mỗi nhóm khơng chỉ nêu ra luận điểm mà cịn phải sử dụng những lý lẽ
nhóm cịn lại; Chia nhóm bất kỳ: Cách chia này phù hợp với những tình huống khơng gây tranh cãi mà tập trung chủ yếu vào việc giải quyết vấn đề. Thảo luận
nhóm tạo cơ hội cho tất cả HS tham gia phát biểu ý kiến, tăng cường tương tác giữa người học với nhau, kích thích chủ động suy nghĩ và tinh thần trách nhiệm trong học tập, tạo điều kiện để người học có thể cung cấp kiến thức cho nhau, tự kiểm tra đánh giá việc học tập và tự khẳng định mình, tạo khơng khí sối nổi trong
giờ học, rèn luyện khả năng diễn đạt trước đông người
+ Thực hiện dự án học tập: Sử dụng bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế
giới trong dạy học lịch sử Việt Nam gắn với tổ chức các dự án học tập là phương cách hiệu quả để gắn những nội dung kiến thức với thực tiễn cuộc sống, gắn lí thuyết với thực hành, gắn kết môi trường học tập nhà trường với môi trường xã hội. Trong quá trình thực hiện dự án HS có cơ hội được vận dụng các kiến thức đã học vào hoạt động thực tiễn, thực hiện “học đi đôi với hành”. Khi thự hiện dự án học tập, mục tiêu học tập được định hướng rõ ràng: định hướng nhiệm vụ HS phải thực hiện và định hướng sản phẩm phải hoàn thành như: bài viết, tập ảnh sưu tầm, bài trình chiếu, ấn phẩm... Việc giải quyết vấn đề của bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam thông qua dự án, HS trực tiếp tham gia vào những tình huống để tìm hiểu kiến thức lịch sử thế giới và Việt Nam, nhận thức được mối liên hệ giữa lịch sử thế giới và Việt Nam
+ Tổ chức trị chơi lịch sử: Trị chơi, bản thân nó là một hoạt động trực tiếp
với tính hấp dẫn tự thân của mình có một tiềm năng lớn để trở thành một phương tiện dạy học hiệu quả, kích thích sự hứng thú nhận thức và niềm say mê học tập của người học. Học tập thơng qua trị chơi sẽ giúp HS ghi nhớ dễ dàng và bền vững hơn. Trò chơi học tập khác với trò chơi khác là ở chỗ, nhiệm vụ nhận thức và luật chơi trong trị chơi địi hỏi người chơi phải huy động trí óc làm việc thực sự
nhưng chúng lại được thực hiện dưới hình thức chơi vui vẻ, thú vị (chơi là phương
tiện, học là mục đích). Học trong q trình chơi là quá trình lĩnh hội tri thức nhẹ
nhàng, tự nhiên khơng gị bó, khơi dậy hứng thú tự nguyện và giảm thiểu sự căng thẳng cho HS. Việc giải quyết các vấn đề trong bài tập tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam thơng qua các trị chơi chứa đựng tình huống mơ phỏng (ứng dụng trị chơi đóng vai theo chủ đề vào dạy học lịch
sử), HS được trải nghiệm với vai trò của các nhân vật lịch sử khác nhau, có thể là người ra quyết định, có thể là nhân chứng lịch sử... trong bối cảnh lịch sử giả định. Vấn đề đặt ra trong bài tập tình huống, yêu cầu HS có kiến thức lịch sử khách quan để giải quyết vấn đề lịch sử trong bối cảnh tình huống giả định nhưng phản ánh đúng sự thật lịch sử.
+ Lập diễn đàn trao đổi trên Facebook, WebQuest, Googlesite... Hiện nay với
sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thơng tin và các trang mạng xã hội, GV có thể thiết lập các Website hoặc hướng dẫn HS lập các diễn đàn trao đổi về các vấn đề của lịch sử Việt Nam trong lịch sử thế giới. Tại các diễn đàn trao đổi trên Facebook, Website, hoạt động chủ yếu của HS là đăng tải, chia sẻ các đường link nghiên cứu về các đề tài lịch sử, trong đó có các vấn đề lịch sử Việt Nam đặt trong mối liên hệ với lịch sử thế giới, trao đổi, bình luận, đóng góp ý kiến... để nhận thức sâu sắc hơn các sự kiện lịch sử Việt Nam cũng như thế giới đã được học hoặc các vấn đề mong muốn tìm hiểu khác của HS.
Thứ bảy, tiến hành nhận xét, đánh giá, tổng kết kết quả của việc giải quyết bài
tập tình huống: Đánh giá cách giải quyết bài tập tình huống có thể được thực hiện bởi GV hoặc hướng dẫn HS tự đánh giá. GV cần vận dụng mọi hình thức và phương pháp đánh giá nhằm đánh giá năng lực nghiên cứu, kỹ năng làm việc nhóm, năng lực tư duy sáng tạo, tinh thần học hỏi...). Điều này giúp cho GV có thể rút kinh nghiệm, đưa ra những điều chỉnh hợp lý để những buổi thảo luận giải quyết bài tập tình huống sau được diễn ra hiệu quả và chất lượng hơn, đồng thời cho phép nhận dạng và kích thích khả năng sáng tạo và ứng dụng rộng rãi kiến thức của HS, hơn chỉ là đòi hỏi HS đơn thuần ghi nhớ kiến thức.
1.1.5. Một số định hướng sử dụng bài tập tình huống trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thơng
1.1.5.1. Sử dụng bài tập tình huống trong khâu mở đầu định hướng bài học
Khi mở đầu bài học, GV có thể vận dụng bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam để nêu rõ nhiệm vụ nhận thức cho HS. Với cách sử dụng này, HS được định hướng ngay từ đầu giờ học là cần phải làm nhiệm vụ gì để đạt được kiến thức cơ bản và phát triển các kỹ năng. Bài tập đưa ra
theo dõi bài giảng để giải quyết được vấn đề và định hướng cho việc dạy và học của GV và HS. Những bài tập này là những vấn đề cơ bản của bài học mà HS cần phải nhận thức được. GV có thể sử dụng bài tập nhận thức kết hợp cùng với các