Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử việt nam 1945 2000 ở trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 45 - 53)

9. Cấu trúc luận văn

1.2.3. Kết quả khảo sát

Điều tra khảo sát ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh với việc phát ra 10 phiếu thăm dò ý kiến GV, 250 phiếu thăm dị ý kiến HS, chúng tơi tổng hợp được 10 phiếu dành cho GV, 200 phiếu dành cho HS hợp lệ và thu được kết quả như sau:

1.2.3.1. Quan niệm của GV và HS

Thứ nhất, quan niệm của GV về bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới

trong dạy học lịch sử Việt Nam. Lịch sử Việt Nam với tư cách một quốc gia dân tộc luôn là một bộ phận của lịch sử thế giới. Nghiên cứu và nhận thức Việt Nam nếu thoát li khỏi các mối quan hệ khu vực và thế giới sẽ dẫn đến những đánh giá chủ quan và phiến diện. Bản thân những sự kiện lịch sử vốn đã khô khan, nhất là những bài, những chương viết về các trận đánh có rất nhiều những con số về ngày, tháng, năm xảy ra sự kiện hoặc những số liệu về các thành tựu đã đạt được trên mọi lĩnh vực. GV không chỉ chuyển tải cho HS những kiến thức lịch sử mà đồng thời từ những bài học lịch sử hướng tới giáo dục, điều chỉnh những lệch lạc về định hướng giá trị của HS, từ đó giúp các em rút ra những kết luận đánh giá, bài học kinh nghiệm cho cuộc sống ngày nay, thúc đẩy động cơ hành động hợp quy luật, đúng đắn, biểu hiện thái độ tích cực trong đời sống văn hóa. Hiểu được ý nghĩa thực tiễn của môn học sẽ định hướng cho GV trong quá trình giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy học lịch sử.

Với câu hỏi: “Thầy/cô quan niệm như thế nào về bài tập tình huống liên hệ

lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam?”. Kết quả khảo sát cho thấy tất cả

GV (chiếm tỉ lệ 100%) cho rằng bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam được biểu hiện ở ba mặt: Bài tập tình huống nghiên cứu, so sánh các sự kiện lịch sử Việt Nam và thế giới trong cùng một thời gian để chỉ ra dược mối liên hệ lẫn nhau và tính hệ thống của các sự kiện lịch sử; Bài tập nghiên cứu, so sánh các sự kiện lịch sử thuộc về các biên độ thời gian khác nhau để tìm hiểu quy luật vận động và dự báo khuynh hướng phát triển của sự kiện lịch sử; Bài tập tìm hiểu, phân tích mối quan hệ, tác động qua lại, thúc đẩy hoặc hỗ trợ lẫn nhau giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam trong quá trình vận động của lịch sử.

Thứ hai, quan niệm của HS về môn học, tập trung vào thái độ, tinh thần học

tập của HS đối với việc học tập lịch sử dân tộc tộc trong mối liên hệ với lịch sử thế

giới. Với câu hỏi khảo sát: “Em có thích tìm hiểu lịch sử dân tộc trong mối liên hệ

với lịch sử thế giới không?”, kết quả khảo sát cho thấy 30% ý kiến HS trả lời “rất

thích”, 40% ý kiến HS trả lời “thích”, 25% ý kiến HS trả lời “bình thường”, 5% ý kiến HS trả lời “khơng thích”. Như vậy với kết quả điều tra trên cho thấy HS có hứng thú với việc liên hệ với lịch sử thế giới trong học tập lịch sử Việt Nam. Mặc dù theo ý kiến của một số HS, coi môn Lịch sử là môn phụ, không hứng thú học tập bộ mơn vì việc học môn Lịch sử trong nhà trường thường lặp đi, lặp lại các kiến thức ở lớp trước và khơng giúp ích nhiều cho việc tìm kiếm cơng việc sau này. Em Nguyễn Thị Ngọc Mỹ - lớp 11 A11 - trường THPT Lương Tài số 2 bày tỏ ý kiến: “Đối với mơn Lịch sử, em chỉ học thuộc lịng để kiểm tra, nhưng kiểm tra miệng xong, em lại quên, môn học nhàm chán, kiến thức trên lớp có hết trong sách giáo khoa. Em cũng chưa chú tâm học mơn Lịch sử vì em thấy mơn học này khơng cần thiết, khơng đem lại lợi ích cho em trong cơng việc và cuộc sống tương lai”. Tuy nhiên khi được hỏi về việc học tập lịch sử dân tộc đặt trong mối liên hệ với lịch sử thế giới, các em tỏ ra hứng thú, đặc biệt là các em HS lớp 12 lựa chọn môn Lịch sử là môn thi tốt nghiệp và Đại học vì theo các em việc tìm hiểu lịch sử dân tộc thơng qua các bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới sẽ giúp các em học

thế giới và sự kiện lịch sử Việt Nam, từ đó phân tích, đánh giá được các sự kiện lịch sử quan trọng.

Như vậy, việc điều tra, khảo sát về thái độ, quan điểm học tập của HS về việc học tập môn Lịch sử ở trường phổ thông cho thấy một thực trạng là ở trường phổ thông, đối với HS, môn Lịch sử bị coi là môn học khô khan, không sáng tạo, là thuần tuý học thuộc các sự kiện vì vậy khơng tạo được hứng thú học tập đối với HS. Tuy nhiên đối với việc đề cập tới việc học tập lịch sử dân tộc thông qua các bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới, các em cũng tỏ ra hứng thú, đặc biệt là các em ở lớp chuyên các môn khoa học xã hội. Điều này địi hỏi phải tìm kiếm nguyên nhân và giải pháp khắc phục thực trạng HS khơng thích học mơn Lịch sử đồng thời đưa ra các biện pháp nâng cao việc dạy học lịch sử, đặc biệt là các biện pháp phù hợp với từng đối tượng HS.

Thứ ba, về sự cần thiết của việc việc sử dụng bài tập tình huống liên hệ với

lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam. Với câu hỏi: “Theo thầy/cô, sử

dụng bài tập tình huống liên hệ lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam có cần thiết khơng? Vì sao?”, kết quả thu được: Tất cả các GV (chiếm tỉ lệ 100%)

đều đồng ý với ý kiến: việc sử dụng bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam là cần thiết, giúp HS ghi nhớ, phân tích, nhận xét được các sự kiện của lịch sử dân tộc trong mối liên hệ với lịch sử thế giới, giúp HS nhận thức được mối liên hệ, quan hệ, tác động của bối cảnh lịch sử, các sự kiện lịch sử, nhận thức được quy luật lịch sử, rút ra bài học kinh nghiệm vận dụng vào thực tiễn, phát huy tính chủ động, sáng tạo, hứng thú HS trong học tập lịch sử Việt Nam, giúp HS được rèn luyện và hoàn thiện các kỹ năng trong học tập và cuộc sống.

Cịn về phía HS, theo kết quả khảo sát, 82% ý kiến HS cho rằng việc giải quyết các bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới trong học tập lịch sử Việt Nam là cần thiết. Thơng qua việc giải quyết bài tập tình huống liên hệ với lịch sử Việt Nam phù hợp với những bài học của lịch sử dân tộc, HS sẽ nêu được nội dung của sự kiện lịch sử Việt Nam; nhận xét được mối liên hệ của các sự kiện lịch sử, tìm hiểu quy luật lịch sử cho việc tiếp thu kiến thức mới và liên hệ với hoạt động

thực tiễn; rèn luyện kỹ năng thuyết trình, hợp tác, được tự do phát biểu ý kiến cá nhân trước các vấn đề lịch sử.

Như vậy có thể thấy rằng các GV và HS ở các trường THPT trên đều nhận thức được ý nghĩa, mục tiêu giáo dục của môn Lịch sử ở trường phổ thông, đặc biệt là việc sử dụng bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu quả của việc dạy học lịch sử Việt Nam qua việc sử dụng bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới chưa đạt được hiệu quả cao. Có nhiều ngun nhân trong đó có ngun nhân từ phía chính sách: mơn Lịch sử chưa thực sự được coi trọng; có ngun nhân từ thực tế xã hội: tính thực dụng từ phía HS, ít chọn môn Lịch sử để định hướng nghề nghiệp tương lai nên các em không chú trọng việc học tập môn Lịch sử; nguyên nhân từ phía người dạy: GV khơng nhiệt tình, khơng hứng thú, khơng đổi mới phương pháp dạy học. Kết quả khảo sát trên là một nguồn thông tin phản hồi để có thể xây dựng chương trình, nội dung, phương pháp học tập phù hợp.

1.2.3.2. Về các nội dung của phần Lịch sử Việt Nam 1945 – 2000 có mối liên hệ với lịch sử thế giới

Xác định nội dung của lịch sử Việt Nam có mối liên hệ với lịch sử thế giới giúp HS nhận thức được với tư cách là một quốc gia - dân tộc, lịch sử Việt Nam là một bộ phận của lịch sử thế giới, tồn tại và phát triển trong mối quan hệ giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới; cùng góp phần nhìn nhận Việt Nam trong mối quan hệ với lịch sử thế giới sâu sắc và toàn diện hơn. Việc giải quyết các bài tập tình huống phù hợp với các nội dung của lịch sử Việt Nam 1945 – 2000, HS đạt được những kiến thức lý thuyết, nhận thức được nguồn gốc của tri thức và vai trò của tri thức khoa học đối với thực tiễn, định hướng cho HS phương hướng ứng dụng tri thức khoa học vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước, của địa phương góp phần phản ánh tình hình thực tiễn vào nội dung dạy học.

Qua khảo sát, tổng hợp, thống kê các ý kiến của GV và HS về các nội dung của phần Lịch sử Việt Nam 1945 – 2000 có mối liên hệ với lịch sử thế giới, các ý kiến GV và HS đều nhất trí các nội dung: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây

dân Pháp (1946 – 1954); Cách mạng Việt Nam từ 1954 đến 1975 – Xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam; Việt Nam trên đường đổi mới và đi lên CNXH (1980 - 2000). Tuy nhiên, các nội dung trên có khối lượng kiến thức lớn được trình bày trong SGK với rất nhiều con số, sự kiện nhưng trong quá trình dạy học, nội dung các câu hỏi phát vấn, kiểm tra mà GV sử dụng thiên về tái hiện kiến thức nên HS chủ yếu ghi chép và học thuộc, khi

được hỏi: “Trong q trình học tập, mức độ thầy/cơ giáo của em có sử dụng bài

tập liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học các nội dung lịch sử Việt Nam từ 1945 – 2000 như thế nào?”, kết quả thu được thể hiện qua bảng 1.1:

Bảng 1.1. Bảng thống kê ý kiến của HS về mức độ sử dụng bài tập liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1945 – 2000

Nội dung

Mức độ Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng Hiếm khi

Không bao giờ SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Ti lệ % Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

27 13,5 15 7,5 101 50,5 57 28,5

Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 – 1946) 26 13 37 18,5 85 42,5 52 26 Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954) 18 9 22 11 89 44,5 61 30,5 Cách mạng Việt Nam từ 1954 đến 1975 – Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam

23 11,5 35 17,5 78 39 64 32

Việt Nam trên đường đổi mới và đi lên chủ nghĩa xã hội (1980 -2000)

40 20 52 26 57 28,5 51 25,5

Như vậy, bảng thống kê cho thấy, ở các nội dung của phần lịch sử Việt Nam 1945-2000, theo ý kiến của HS, mức độ sử dụng bài tập tình huống liên hệ với lịch

sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam còn hạn chế, mức độ sử dụng thường xuyên ở các nội dung của phần Lịch sử Việt Nam 1945-2000 khơng q 20%. HS ít được GV yêu cầu làm những bài tập đòi hỏi tư duy, đánh giá về các sự kiện, hiện tượng lịch sử có mối liên hệ với lịch sử thế giới. Lịch sử vốn bị coi là mơn học có tính chất khơ khan, khó học, khó tiếp thu nên nếu thầy, cô giảng dạy không tâm huyết, chưa tìm được phương pháp dạy học, phù hợp, hiệu quả khó có thể khơi dậy sự đam mê, hứng thú học tập của HS. Đây là cơ sở để đề xuất các bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới phù hợp với từng bài học cụ thể và đối tượng HS trong quá trình dạy học phần Lịch sử Việt Nam 1945 – 2000 nhằm nâng cao hiệu quả học tập bộ môn.

1.2.3.3. Về biệp pháp sử dụng bài tập tình huống liên hệ lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam

Thứ nhất, mức độ lựa chọn các biện pháp sử dụng bài tập tình huống liên hệ

với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam.

Quá trình điều tra thu được kết quả về việc lựa chọn các biện pháp sử dụng bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam như sau:

Bảng 1.2. Bảng thống kê ý kiến của HS và GV về việc lựa chọn các biện pháp sử dụng bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới

trong dạy học lịch sử Việt Nam

Hoạt động học tập

Mức độ Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng Hiếm khi

Không bao giờ HS % GV % HS % GV % HS % GV % HS % GV % Tạo biểu tượng lịch

sử 46,5 40 32 50 10,5 10 11 0 Thảo luận, làm việc

nhóm 26 20 37 70 22 10 15 0 Học tập dự án 5,5 0 15,5 0 26,5 33 52,5 67 Tự học, tự nghiên cứu 23 20 31 60 24,5 20 21,5 0 Trị chơi tìm hiểu lịch sử 8 10 16,5 10 44 30 31,5 50 Lập diễn đàn trao đổi

Kết quả bảng 1.2 cho thấy mức độ lựa các biện pháp sử dụng bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam. Hiếm khi hoặc khơng bao giờ GV sử dụng hình thức dạy học khác như: tổ chức dự án học tập, trị chơi tìm hiểu lịch sử, Lập diễn đàn trao đổi trên Facebook, WebQuest... Như vậy, có thể thấy việc tổ chức đa dạng các hoạt động học tập trong dạy học lịch sử còn rất hạn chế. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho HS khơng có hứng thú đối với các giờ học lịch sử, địi hỏi người GV ln quan sát hoạt động học tập và có những hướng dẫn phù hợp, hỗ trợ HS trong các hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm, tạo nhiều cơ hội cho người học được tham gia vào các hoạt động học tập phong phú, gắn với thực tiễn.

Thứ hai, hứng thú của HS đối với các biện pháp sử dụng bài tập tình huống

liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam. Kết quả khảo sát về hứng thú của HS đối với các hoạt động học tập trên cho thấy, đa số HS thích thú đối với các biện pháp sử dụng như: Thảo luận, làm việc nhóm (rất thích: 18%, thích thú: 44,5%); Trị chơi lịch sử (rất thích: 29%, thích thú: 35%); Học tập dự án (rất thích: 27%, thích thú: 36,5%); Lập diễn đàn trao đổi trên Facebook, WebQuest (rất thích: 46%, thích thú: 29,5%)... Như vậy có thể thấy rằng việc sử dụng bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam tổ chức dưới các hình thức hoạt động học tập phong phú nhằm tìm hiểu sâu sắc, bản chất của các sự kiện, hiện tượng lịch sử Việt Nam trong mối liên hệ với lịch sử thế giới là cần thiết đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của HS, tăng cường thái độ học tập tích cực của HS đối với môn học. Đây là cơ sở để chúng tôi đề xuất một số biện pháp sử dụng bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới phù hợp với từng bài học cụ thể trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam 1945 – 2000 nhằm đạt được mục tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử việt nam 1945 2000 ở trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 45 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)