9. Cấu trúc luận văn
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng bài tập tình huống liên hệ lịch sử thế giớ
1.1.2.1. Vai trò
Mục tiêu của giáo dục là nhằm phát triển con người một cách toàn diện cả về phẩm chất và năng lực. Q trình học tập mơn Lịch sử ở trường phổ thơng góp phần quan trọng vào việc giáo dục thế hệ trẻ theo mục tiêu giáo dục toàn diện. Việc liên hệ kiến thức lịch sử thế giới để xây dựng bài tập tình huống trong dạy học lịch sử Việt Nam có vai trị quan trọng trong dạy học bộ môn ở trường THPT hiện nay.
Thứ nhất, đây được coi là biện pháp hiệu quả để thực hiện phương châm giáo
dục “học đi đơi với hành”, nâng cao tính thực tiễn của mơn học. Sau khi đã được cung cấp các kiến thức lý thuyết, một bài tập tình huống sẽ giúp HS có cái nhìn sâu sắc và thực tiễn hơn về vấn đề lý thuyết đã được học. Đồng thời, thông qua việc xử lý tình huống, HS sẽ có điều kiện để vận dụng linh hoạt các kiến thức lý thuyết, nâng cao tính chủ động, sáng tạo và sự hứng thú của HS trong q trình học tập. Chính trong q trình tư duy, tranh luận, bảo vệ và sửa đổi các đề xuất, giải pháp của mình, HS đã tham gia vào quá trình nhận thức. Sự tham gia tích cực đó đã góp phần tạo ra sự hứng thú và say mê học tập, sáng tạo của người học.
Thứ hai, sử dụng bài tập tình huống liên hệ lịch sử thế giới trong dạy học lịch
sử Việt Nam chính là thực hiện mục tiêu của môn học. Mục tiêu của môn Lịch sử ở trường phổ thông nhằm giúp cho HS đạt được những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới. Việc liên hệ với lịch sử thế giới để xây dựng bài tập tình huống trong dạy học lịch sử Việt Nam có vai trị quan trọng trong việc nhận thức về vai trị, vị trí, mối quan hệ giữa lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới ngày càng phát triển và tác động qua lại với nhau. Đây là biện pháp đảm bảo tính tồn diện trong dạy học bộ mơn, tránh được những quan điểm sai lầm trong giảng dạy và học tập lịch sử: hoặc đề cao lịch sử dân tộc, xem nhẹ lịch sử thế giới; hoặc đề cao lịch sử thế giới, xem nhẹ lịch sử dân tộc; tách các sự kiện lịch sử dân tộc ra khỏi lịch sử thế giới...
Thứ ba, dạy học lịch sử Việt Nam thông qua việc sử dụng bài tập tình huống
liên hệ với lịch sử thế giới góp phần quan trọng trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của bộ môn ở trong nhà trường. Vai trò của việc dạy học lịch sử được thể hiện trên ba mặt: giáo dưỡng (cung cấp kiến thức), giáo dục (tư tưởng, phẩm chất, đạo đức) và phát triển (khả năng tư duy, thực hành). Việc liên hệ lịch sử thế giới để xây dựng bài tập tình huống dạy học lịch sử Việt Nam góp phần giáo dục HS những hiểu biết về quá khứ, những quy luật lịch sử để các em có khả năng phân tích, quan sát và rút ra bài học kinh nghiệm vận dụng vào cuộc sống hiện tại, nhận thức đúng đắn con đường mà loài người và dân tộc đã trải qua. Đồng thời, trên cơ sở những tri thức lịch sử giúp HS có thái độ và hành vi đúng trong cuộc sống hiện tại, trong những thời kỳ có nhiều biến động phức tạp, sâu sắc của đất nước cũng như trên thế giới.
Mặt khác, bài tập tình huống liên hệ lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam có tác dụng nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo và hứng thú học tập, phát triển các kỹ năng của của HS. Các bài tập tình huống mang tính thách thức đối với người học, trong một thời khắc nhất định HS không dễ dàng tìm ra phương án giải quyết, mà phải có tư duy, trong q trình tư duy người học phải đặt mình vào trong nhân vật, trong tình huống đó, hay đặt mình vào một mơi trường, mối liên hệ tác động ảnh hưởng của các sự kiện lịch sử… buộc người học phải giải quyết. Từ đó, q trình tương tác giữa GV với HS và giữa HS với nhau sẽ ngày càng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn đồng thời HS có điều kiện được rèn luyện đầy đủ các kỹ năng phát hiện vấn đề, thu thập thông tin, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề một cách linh hoạt, sáng tạo.
1.1.2.2. Ý nghĩa
Thứ nhất, về mặt kiến thức, thơng qua bài tập tình huống liên hệ với lịch sử
thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam, HS nhận thức được vấn đề một cách sâu sắc gắn liền với q trình giải quyết tình huống đó, có thể tự rút ra những kiến thức lý luận bổ ích và ghi nhớ những kiến thức này một cách dễ dàng trong thời gian dài. Đồng thời HS có cơ hội để liên kết, vận dụng các kiến thức đã học được để giải quyết yêu cầu đặt ra. Vì vậy, việc xây dựng bài tập tình huống liên hệ với lịch
phát triển hợp quy luật của xã hội lồi người, phân tích được sự kiện lịch sử theo quan điểm khoa học, đánh giá được các sự kiện trong đời sống xã hội ở quá khứ cũng như hiện tạị, vận dụng các quy luật lịch sử, rút ra được bài học từ quá khứ, qua đó sẽ nhận thức sâu sắc hơn lịch sử dân tộc… để có tác động thực sự trong tư tưởng, tinh cảm, thái độ.
Ví dụ: Khi dạy Bài 17: “Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa từ sau ngày
2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946”, tìm hiểu nội dung đấu tranh ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng, GV hướng dẫn HS liên hệ với lịch sử thể giới về những thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á của Hội nghị Ianta (2/1945), Hội nghị Pốtxđam nhóm họp và ra quyết định đưa quân đội Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân đội Nhật (17-7-1945), đưa ra bài tập tình huống:
Tác động của tình hình thế giới đã dẫn tới các thế lực đế quốc nào có mặt trên đất nước ta sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công? Tại sao, sau cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời với tư cách là một quốc gia độc lập, là “chủ nhà” đón tiếp quân Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật lại phải ký Hiệp định sơ bộ 6/3 và Tạm ước 14/9 năm 1946, chịu nhân nhượng, hịa hỗn với Pháp? Giải quyết được bài tập này, HS
nhận thức được các sự kiện chính của lịch sử thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai và tác động của những sự kiện đó tới lịch sử Việt Nam thời gian sau cách mạng tháng Tám năm 1945, chủ trương, sách lược của Đảng và chính phủ cách mạng đối
với kẻ thù chính của dân tộc lúc đó là thực dân Pháp.
Thứ hai, về mặt kỹ năng, việc giải quyết các bài tập tình huống liên hệ với
lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam giúp HS được rèn luyện và hoàn thiện các kỹ năng trong học tập và cuộc sống như như kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng tổ chức công việc vào thực hiện giải quyết các vấn đề của bài tập tình huống. Trong quá trình giải quyết bài tập tình huống, ln có mơi trường thuận lợi để so sánh giữa HS với nhau, các em có thể dễ dàng nhận ra những ưu điểm và hạn chế của bản thân. Từ đó sẽ có cơ hội học hỏi kỹ năng làm việc nhóm, tranh luận và thuyết trình; phân tích vấn đề một cách logic; biết vận dụng linh hoạt lý thuyết để giải quyết các tình huống thực tế; biết phản
biện, bảo vệ quan điểm cá nhân, đồng thời có khả năng thương lượng và dễ dàng chấp nhận các ý kiến khác biệt, biết lắng ghe và tôn trọng ý kiến của người khác để làm phong phú hơn vốn kiến thức của mình...
Ví dụ: Khi dạy bài 20: “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954), tìm hiểu Hiệp định Giơ ne vơ năm 1954 về chấm dứt chiến
tranh, lập lại hịa bình ở Đơng Dương, GV đưa ra bài tập tình huống: Tháng
1/1954, Hội nghị ngoại trưởng 4 nước Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp họp ở Beclin đã thỏa thuận về việc triệu tập một hội nghị quốc tế ở Giơnevơ để giải quyết vấn đề Triều Tiên và lập lại hịa bình ở Đơng Dương. Một ngày sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hội nghị Giơnevơ được triệu tập (8/5/1954) với sự tham gia của nhiều cường quốc. Việt Nam ở vào thế làm khách mời, khơng có quyền chủ động của một bên tham chiến. Tại sao việc đàm phán để kết thúc chiến tranh ở Đông Dương không phải là công việc chủ yếu giữa các lực lượng kháng chiến ở Đông Dương với Pháp? Kết quả của cuộc đàm phán có ngang tầm với thắng lợi của nhân dân Việt Nam trên chiến trường khơng? Giải quyết bài tập trên, địi hỏi GV hướng dẫn
HS tìm hiểu về quan hệ quốc tế trong bối cảnh leo thang của Chiến tranh lạnh. Hội
nghị Giơnevơ 1954 về Đông Dương là một hội nghị quốc tế, với sự tham gia của 9 bên. Các nước lớn đến Hội nghị để giải quyết hịa bình cuộc chiến tranh Đơng Dương với những động cơ không giống nhau, bao gồm những mục đích riêng và cả những toan tính cho một ván cờ mới. Hội nghị đã diễn ra rất phức tạp trong sự đấu tranh quyết liệt của đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hồ và sự dàn xếp của các nước lớn. Lẽ ra việc đàm phán để kết thúc chiến tranh phải là công việc chủ yếu giữa các lực lượng kháng chiến ở Đông Dương với Pháp. Nhưng trật tự thế giới hai cực và cục diện chiến tranh lạnh đã chi phối kết quả việc giải quyết cuộc chiến tranh bằng một hội nghị quốc tế, với sự tham gia của nhiều cường quốc với những lợi ích khác nhau. Việc liên hệ với lịch sử thế giới trong việc giải quyết bài tập trên rèn luyện cho HS kỹ năng vận dụng kiến thức lịch sử để làm bài tập lịch sử, xác định và giải quyết được mối liên hệ ảnh hưởng, tác động giữa sự kiện lịch sử khác nhau, kỹ năng đưa ra được cách thức câu trả lời cho các
Thứ ba, về mặt thái độ, việc sử dụng bài tập tình huống nói chung và bài tập
tình huống liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam nói riêng góp phần phát huy tính chủ động, sáng tạo, hứng thú của HS. Đồng thời tạo ra một môi trường học tích cực có sự tương tác giữa GV và HS, giữa các HS với nhau. Trong đó, HS được đặt vào trong một hồn cảnh buộc phải ra quyết định để giải quyết tình huống và phải dùng hết khả năng tư duy, kiến thức vốn có của mình để lập luận bảo vệ quyết định đó. HS khơng bị phụ thuộc vào ý kiến và quyết định của GV khi giải quyết một tình huống cụ thể mà có thể đưa ra các phương án giải quyết sáng tạo. Bên cạnh đó, việc giải quyết các bài tập tình huống giúp HS có thể chia sẻ tri thức, kinh nghiệm cho nhau; tăng cường khả năng tự định hướng trong học tập của HS phù hợp với nhu cầu và sở thích của cá nhân người học. Thơng qua việc phân tích và thảo luận vấn đề, HS có thể học được cách tiếp cận và giải quyết các vấn đề khác nảy sinh trong tương lai, biết cách tìm kiếm thơng tin và trở thành
người có thể tự định hướng học tập và nghiên cứu.
Ví dụ: Khi dạy bài 26: “Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã
hội”, tìm hiểu về hồn cảnh lịch sử của cơng cuộc đổi mới của Đảng ta, GV hướng dẫn HS liên hệ với lịch sử thế giới về công cuộc cải tổ của Liên Xô, Đông Âu, cải cách của Trung Quốc và sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đưa ra bài tập tình
huống: Những thay đổi của tình hình thế giới trong những năm 1976 – 1985 đặt ra
yêu cầu gì đối với Việt Nam? Mười năm sau thống nhất đất nước (1975 – 1985), nước ta căn bản vẫn chưa ổn định kinh tế, xã hội, ổn định đời sống nhân dân vẫn chưa thực hiện được. Trong khi đó Liên Xơ – trụ cột của khối XHCN đã tiến hành cải tổ nhưng phạm nhiều sai lầm nên đứng trước nguy cơ sụp đổ chế độ CNXH, vậy chúng ta rút ra được bài học gì từ Liên Xô khi tiến hành đổi mới và thực hiện công cuộc đối mới, xây dựng đất nước như thế nào? Giải quyết được bài tập nêu
trên, qua quá trình tìm hiểu hồn cảnh lịch sử của đất nước, những tác động của tình hình thế giới đối với Việt Nam, HS được bồi dưỡng năng lực nhận xét, rút ra bài học kinh nghiệm từ những sự kiện, hiện tượng, vấn đề lịch sử, nhận thức được trách nhiệm công dân đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Như vậy, việc sử dụng bài tập tình huống nói chung và bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam nói riêng là một biện pháp
dạy học tích cực có thể vận dụng hiệu quả trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Thông qua việc giải quyết các tình huống giúp HS khơng chỉ chiếm lĩnh được kiến thức mà còn phát triển tư duy sáng tạo, hình thành các kỹ năng trong quá trình thực hiện giải quyết các vấn đề của bài tập tình huống... góp phần nâng cao hứng thú học tập của HS và chất lượng dạy học bộ môn trong nhà trường.
1.1.3. Những yêu cầu cơ bản của việc sử dụng bài tập tình huống liên hệ lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông