Xác định nội dung của phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 2000 có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử việt nam 1945 2000 ở trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 62)

9. Cấu trúc luận văn

2.2. Xác định nội dung của phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 2000 có

có mối liên hệ với lịch sử thế giới

Nội dung 1: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nội dung này để cập tới quá trình chuẩn bị và tiến hành

cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, dẫn tới sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là thắng lợi lớn nhất trong suốt 15 năm đấu tranh của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, trai qua ba phong trào cách mạng: 1930 – 1931; 1936 – 1939; 1939 – 1945, từ khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi.

Liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học nội dung này nhằm giúp HS nhận thức được cách mạng tháng Tám 1945 thành công trong cả nước là kết quả của cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp, đồng thời cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam cũng là bộ phận của nhân dân thế giới chống chủ nghĩa phát xít. Vì vậy, những biến động của thế giới lúc bấy giờ cũng là thời cơ của cách mạng tháng Tám. Từ đó, làm rõ nghệ thuật chớp thời cơ của Đảng khi thời cơ xuất hiện, đồng thời giúp HS nhận thức được ví trí của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam nằm trong dịng thác cách mạng ở Đơng Nam Á.

góp phần phân tích sự lựa chọn hình thức và phương pháp đấu tranh cách mạng của cách mạng Việt Nam: giành chính quyền bằng con đường bạo lực hay con đường hịa bình, phi bạo lực; vấn đề thời cơ cách mạng... Từ đó làm rõ được ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là phù hợp với “lẽ phải” trên thế giới, có tác động trở lại, cổ vũ cuộc đấu tranh giành độc lập ở các nước trong khu vực, tăng cường sức mạnh cho hệ thống các nước XHCN.

Nội dung 2: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 – 1946). Sau cách mạng Tháng Tám, khó khăn của nước Việt nam Dân

chủ Cộng hoà là hết sức to lớn. Ba thứ giặc: “giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm”, đều là những hiểm hoạ đặt vận mệnh dân tộc như “ngàn cân treo sợi tóc”. Với những cố gắng phi thường, đến cuối năm 1946, nhân dân ta đã làm thất bại âm mưu, thủ đoạn xâm lược của các thế lực đế quốc, bảo vệ được độc lập của đất nước, giữ vững chính quyền cách mạng, thành quả lớn nhất của cuộc cách mạng Tháng Tám.

Để tìm hiểu nội dung này của lịch sử Việt Nam thơng qua bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới, GV liên hệ với những sự kiện thế giới: Từ những thỏa thuận trong Hội nghị Ianta (2/1945), Hội nghị Pốtxđam (8/1945) dẫn đến sự có mặt của các thế lực đế quốc ở Việt Nam, sự thỏa thuận của các nước nhằm đưa quân Pháp quay trở lại Đông Dương...

Nội dung 3: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954). Từ ngày

19/12/1946, khi thực dân Pháp bội ước, gây chiến tranh xâm lược ra cả nước, với ý

chí “Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định

không chịu làm nô lệ”, Đảng đã phát động toàn dân tiến hành cuộc kháng chiến

toàn quốc chống thực dân Pháp theo đường lối chiến tranh nhân dân, kháng chiến

toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính. Trải qua những khó khăn

ban đầu, đến cuối năm 1950, sau chiến dịch Biên Giới thắng lợi, cuộc kháng chiến của dân tộc ta đã giành được những thắng lợi quan trọng. Đặc biệt, với cuộc tiến

công chiến lược Đông Xuân 1953- 1954, đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ,

quân dân ta đã buộc thực dân Pháp phải đi tới đàm phán và kí kết Hiệp định Giơnevơ, chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Thắng lợi của cuộc

kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mĩ có ý nghĩa lịch sử vĩ đại. Đó là đã đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Pháp được đế quốc Mĩ giúp sức ở mức độ cao, bảo vệ được chính quyền cách mạng, buộc thực dân Pháp phải công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các nước Đơng Dương. Đã giải phóng hồn tồn miền Bắc và tăng cường sức mạnh vật chất tinh thần cho cách mạng Việt Nam. Đồng thời có ý nghĩa cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, mở ra sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới, trước hết là hệ thống thuộc địa của thực dân Pháp...

Liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học nội dung về cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta, GV hướng dẫn HS liên hệ với tình hình thế giới tác động tới cuộc kháng chiến của Việt Nam như: Cách mạng Trung Quốc thành cơng, nước Cộng hịa nhân dân Trung Hoa ra đời, tạo điều kiện cho cuộc kháng chiến của ta thắng lợi. Trước hết, Việt Nam có điều kiện mở rộng quan hệ trực tiếp với hệ thống các nước XHCN đã hình thành; Phong trào nhân dân Pháp và nhân dân các nước thuộc địa của Pháp phản đối chiến tranh xâm lược Việt Nam ngày càng lên cao; Tình hình nước Pháp gặp nhiều khó khăn về kinh tế, tài chính. Lợi dụng cơ hội này, đế quốc Mỹ ngày càng can thiệp sâu vào chiến tranh ở Đông Dương; Tác động của cuộc chiến tranh lạnh dẫn tới sự chia cắt đất nước thành hai miền của nước ta sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954. Những liên hệ trên giúp HS nhận thức được những ảnh hưởng, tác động của thế giới đến cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta lúc bấy giờ, đồng thời có sự ảnh hưởng, tác động trở lại của những thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp mà nhân dân ta đã đạt được đối với phong trào cách mạng thế giới.

Nội dung 4: Cách mạng Việt Nam từ 1954 đến 1975 – Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam. Với dã tâm

làm bá chủ thế giới, từ tháng 7/1954, đế quốc Mĩ đã từ can thiệp chuyển sang trực tiếp thay chân Pháp xâm lược Việt Nam. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta vì độc lập, thống nhất trở nên hết sức gay go, phức tạp. Nhân dân ta tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ hai chiến lược cách mạng khác nhau ở hai miền: cách mạng

Đối với nội dung này, GV hướng dẫn HS liên hệ với lịch sử thế giới như sự ra đời của hệ thống XHCN và mối quan hệ của Việt Nam với các nước XHCN, từ đó, HS nhận thức được sự viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân thế giới đối với công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc nói riêng và cách mạng Việt Nam nói chung. Đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam, GV liên hệ với những sự kiện về đế quốc Mỹ từ sau 1945: vai trò của Mỹ trong hệ thống các nước TBCN và trên thế giới, âm mưu “Chiến lược tồn cầu” của Mỹ, tình hình mọi mặt của nước Mỹ. Những liên hệ trên giúp HS nhận thức được vì sao Mỹ lại tiến hành xâm lược nước ta và chúng liên tục đề ra các chiến lược chiến tranh với âm mưu, thủ đoạn tàn bạo nhằm đàn áp và khuất phục nhân dân ta, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ. Đồng thời, thắng lợi của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử có khơng chỉ có ý nghĩa vơ cùng to lớn đối với nước ta mà cịn có

ý nghĩa to lớn với thế giới. Những thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp chống

Mĩ cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng người về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của

thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và tính thời đại sâu sắc.

Nội dung 5: Việt Nam trên đường đổi mới và đi lên chủ nghĩa xã hội (1980 - 2000). Thắng lợi của nhân dân ta sau hơn 30 năm đã đưa đất nước bước sang một

thời kì mới, thời kì cả nước quá độ lên CNXH. Đảng đã lãnh đạo nhân dân cả nước đi lên theo định hướng XHCN với những thành quả to lớn trong bảo về Tổ quốc và những thành tựu đáng kể về kinh tế. Đồng thời, trong thời gian đó, với bản lĩnh chính trị vững vàng, Đảng đã kiên trì tìm tịi đề ra đường lối đổi mới. Được nhân dân đón nhận và thực hiện, trong những năm 1986-1996, công cuộc đổi mới đã giành được nhiều thành quả to lớn, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội; quốc phòng, an ninh được tăng cường; quan hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao, tạo môi trường thuận lợi để phát triển đất nước…

Đối với nội dung lịch sử này, GV liên hệ với các sự kiện lịch sử thế giới có liên quan trực tiếp tới lịch sử Việt Nam: Cuộc cách mạng khoa học công nghệ

đang diễn ra như vũ bão cuốn hút tất cả các nước có chế độ chính trị khác nhau. Ở những mức độ khác nhau, có tác động mạnh đến bước phát triển nhảy vọt về lực lượng sản xuất, quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế đến việc hình thành các mối quan hệ nhiều mặt vừa đối lập, cạnh tranh, vừa phụ thuộc lẫn nhau trong nền kinh tế đang trong q trình quốc tế hóa sâu sắc. Những xu thế đó vừa tạo thời cơ nhưng cũng đặt ra những thách thức gay gắt, nhất là những nước lạc hậu về kinh tế; Sự khủng hoảng và sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu, sự thành công của công cuộc cải cách ở Trung Quốc là những bài học mà Đảng ta rút ra trong quá trình đổi mới đất nước; Những thành tựu phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN đã đặt ra cho Việt Nam nhiều cơ hội: hội nhập vào nền kinh tế khu vực, có điều kiện rút ngắn được khoảng cách nước ta với các nước trong khu vực, nhưng cũng đặt ra khơng ít những thách thức: nguy cơ bị tụt hậu, nền kinh tế bị cạnh tranh, đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc...

Việc sử dụng bài tập tình huống liên hệ lịch sử với lịch sử thế giới trong dạy học các nội dung trên của phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 2000 nhằm giúp HS tìm hiểu các vấn đề quan trọng của lịch sử dân tộc trong mối liên hệ với lịch sử thế giới như tìm hiểu diễn biến của sự kiện lịch sử; xác định nguyên nhân thành công của một sự kiện lịch sử; xác định, phân tích tính chất của sự kiện lịch sử; xác lập mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện lịch sử thế giới với Việt Nam; xác định tính kế thừa giữa các sự kiện, giai đoạn, thời kỳ lịch sử; tìm hiểu khuynh hướng phát triển của một sự kiện, một thời đại hay một xã hội nói chung; tìm hiểu ý nghĩa của sự kiện và rút ra bài học kinh nghiệm đối với ngày nay; nêu triển vọng phát triển của đất nước trong bối cảnh mới, xác định nhiệm vụ của HS trong sự nghiệp xây dựng đất nước phát triển đi lên bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc. 2.3. Xây dựng bài tập tình huống liên hệ lịch sử thế giới với lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 2000

2.3.1. Xây dựng bài tập tình huống liên hệ giữa sự kiện lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới theo quan hệ đồng đại sử thế giới theo quan hệ đồng đại

chúng ta tầm quan trọng của việc cởi mở với thế giới và yêu mến văn hóa của dân tộc mình. Việc học lịch sử phải chú ý phương pháp đồng đại: trình bày một sự kiện nhưng đặt nó trong bối cảnh trong nước và quốc tế như thế nào, nghiên cứu và so sánh những dữ kiện khác nhau xảy ra trong cùng một thời gian lịch sử để làm rõ mối

liên hệ lẫn nhau giữa các sự kiện, hiện tượng cần xem xét và tính hệ thống của nó.

Việc xây dựng bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam, GV cần nêu ra các sự kiện lịch sử của Việt Nam và thế giới về một vấn đề xảy ra trong cùng biên độ thời gian. Trong bài tập tình huống chứa đựng những ý kiến khác nhau về một vấn đề nào đó, chứa đựng những mâu thuẫn trong nhận thức của HS, thách thức người học với các quan điểm và góc nhìn khác nhau. Việc đưa ra các giả thiết và tổ chức hoạt động học tập để HS chứng minh kết luận của vấn đề cần nghiên cứu giúp HS được bày tỏ quan điểm cá nhân và đưa ra

những lập luận để đánh giá kết luận về vấn đề lịch sử.

Ví dụ 1: Khi tìm hiểu về thời cơ của Cách mạng tháng Tám năm 1945, GV

liên hệ với sự kiện lịch sử thế giới đặt ra bài tập tình huống như: Giữa tháng Tám

năm 1945, một thời cơ, điều kiện vô cùng thuận lợi đối với các nước Đông Nam Á trong cuộc đấu tranh giành độc lập, đó là Nhật Bản đầu hàng đồng minh, các nước thực dân cũ chưa kịp quay trở lại với các quốc gia Đơng Nam Á. Trong điều kiện đó, đứng trước nhiệm vụ giải phóng dân tộc Đảng ta đã làm gì? Vì sao trong cùng thời gian thuận lợi vào giữa tháng 8/ 1945, nhưng ở Đơng Nam Á chỉ có ba quốc gia tuyên bố độc lập (Inđônêxia, Việt Nam, Lào) còn các nước khác giành thắng lợi ở mức độ thấp hơn? Giải quyết được bài tập này, HS sẽ làm rõ vấn đề

chớp thời cơ của cách mạng các nước trong khu vực và việc nhận thức thời cơ và nghệ thuật chớp thời cơ của Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam, đồng thời phân tích được nguyên nhân thắng lợi và tính chất của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam.

Ví dụ 2: Khi dạy về nội dung: Đất nước trên đường đổi mới đi lên CNXH (1986 – 2000), GV liên hệ với lịch sử thế giới để tìm hiểu những vấn đề quan trọng của lịch sử Việt Nam thời kỳ này như việc so sánh, đối chiếu với “cải tổ” ở Liên Xô, Đông Âu, “cải cách” ở Trung Quốc rút ra bài học cho Việt Nam. GV đưa ra

1985 đặt ra yêu cầu gì đối với Việt Nam? Mười năm sau thống nhất đất nước, chúng ta căn bản vẫn chưa ổn định kinh tế, xã hội, ổn định đời sống nhân dân vẫn chưa thực hiện được. Trung Quốc tiến hành cải cách năm 1978 và đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc xây dựng CNXH. Trong khi đó Liên Xơ – trụ cột của khối XHCN đã tiến hành cải tổ nhưng phạm nhiều sai lầm nên đứng trước nguy cơ sụp đổ chế độ CNXH, vậy chúng ta rút ra được bài học gì từ Trung Quốc và Liên Xô trong công cuộc đổi mới đất nước? Đảng và Nhà nước ta cần tiến hành đổi mới như thế nào? Nếu được chọn là người hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, em sẽ làm gì? Giải quyết được bài

tập trên, HS tìm hiểu được Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới trong hoàn cảnh đất nước và thế giới như thế nào. Đồng thời, HS nhận thức được để xây dựng nền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử việt nam 1945 2000 ở trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)