Xây dựng bài tập tình huống liên hệ giữa sự kiện lịch sử Việt Nam và lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử việt nam 1945 2000 ở trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 66 - 72)

9. Cấu trúc luận văn

2.3. Xây dựng bài tập tình huống liên hệ lịch sử thế giới với lịch sử Việt Nam từ

2.3.1. Xây dựng bài tập tình huống liên hệ giữa sự kiện lịch sử Việt Nam và lịch sử

sử thế giới theo quan hệ đồng đại

chúng ta tầm quan trọng của việc cởi mở với thế giới và u mến văn hóa của dân tộc mình. Việc học lịch sử phải chú ý phương pháp đồng đại: trình bày một sự kiện nhưng đặt nó trong bối cảnh trong nước và quốc tế như thế nào, nghiên cứu và so sánh những dữ kiện khác nhau xảy ra trong cùng một thời gian lịch sử để làm rõ mối

liên hệ lẫn nhau giữa các sự kiện, hiện tượng cần xem xét và tính hệ thống của nó.

Việc xây dựng bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam, GV cần nêu ra các sự kiện lịch sử của Việt Nam và thế giới về một vấn đề xảy ra trong cùng biên độ thời gian. Trong bài tập tình huống chứa đựng những ý kiến khác nhau về một vấn đề nào đó, chứa đựng những mâu thuẫn trong nhận thức của HS, thách thức người học với các quan điểm và góc nhìn khác nhau. Việc đưa ra các giả thiết và tổ chức hoạt động học tập để HS chứng minh kết luận của vấn đề cần nghiên cứu giúp HS được bày tỏ quan điểm cá nhân và đưa ra

những lập luận để đánh giá kết luận về vấn đề lịch sử.

Ví dụ 1: Khi tìm hiểu về thời cơ của Cách mạng tháng Tám năm 1945, GV

liên hệ với sự kiện lịch sử thế giới đặt ra bài tập tình huống như: Giữa tháng Tám

năm 1945, một thời cơ, điều kiện vô cùng thuận lợi đối với các nước Đông Nam Á trong cuộc đấu tranh giành độc lập, đó là Nhật Bản đầu hàng đồng minh, các nước thực dân cũ chưa kịp quay trở lại với các quốc gia Đông Nam Á. Trong điều kiện đó, đứng trước nhiệm vụ giải phóng dân tộc Đảng ta đã làm gì? Vì sao trong cùng thời gian thuận lợi vào giữa tháng 8/ 1945, nhưng ở Đơng Nam Á chỉ có ba quốc gia tuyên bố độc lập (Inđơnêxia, Việt Nam, Lào) cịn các nước khác giành thắng lợi ở mức độ thấp hơn? Giải quyết được bài tập này, HS sẽ làm rõ vấn đề

chớp thời cơ của cách mạng các nước trong khu vực và việc nhận thức thời cơ và nghệ thuật chớp thời cơ của Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam, đồng thời phân tích được nguyên nhân thắng lợi và tính chất của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam.

Ví dụ 2: Khi dạy về nội dung: Đất nước trên đường đổi mới đi lên CNXH (1986 – 2000), GV liên hệ với lịch sử thế giới để tìm hiểu những vấn đề quan trọng của lịch sử Việt Nam thời kỳ này như việc so sánh, đối chiếu với “cải tổ” ở Liên Xô, Đông Âu, “cải cách” ở Trung Quốc rút ra bài học cho Việt Nam. GV đưa ra

1985 đặt ra yêu cầu gì đối với Việt Nam? Mười năm sau thống nhất đất nước, chúng ta căn bản vẫn chưa ổn định kinh tế, xã hội, ổn định đời sống nhân dân vẫn chưa thực hiện được. Trung Quốc tiến hành cải cách năm 1978 và đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc xây dựng CNXH. Trong khi đó Liên Xơ – trụ cột của khối XHCN đã tiến hành cải tổ nhưng phạm nhiều sai lầm nên đứng trước nguy cơ sụp đổ chế độ CNXH, vậy chúng ta rút ra được bài học gì từ Trung Quốc và Liên Xô trong công cuộc đổi mới đất nước? Đảng và Nhà nước ta cần tiến hành đổi mới như thế nào? Nếu được chọn là người hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, em sẽ làm gì? Giải quyết được bài

tập trên, HS tìm hiểu được Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới trong hoàn cảnh đất nước và thế giới như thế nào. Đồng thời, HS nhận thức được để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, các nước đang phát triển phải lựa chọn con đường đi phù hợp với dân tộc mình. Thực tế lịch sử diễn ra ở các dân tộc trên thế giới trong nhiều thập kỷ qua đã chứng minh rằng, khơng thể có con đường chung, mơ hình chung về xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội cho tất cả mọi dân tộc. Bởi vì những đặc điểm dân tộc và những điều kiện riêng biệt ở những nước ngày càng trở thành nhân tố quan trọng trong việc vạch ra chính sách của mỗi nước. Một sự áp đặt hay mơ phỏng mù qng nào về một mẫu hình phát triển kinh tế - xã hội của nước ngoài, nhất là những nước lớn mạnh, khơng phù hợp với hồn cảnh cụ thể, phương hướng đúng đắn của dân tộc mình sẽ dẫn đến sự thất bại và lệ thuộc vào nước khác.

2.3.2. Xây dựng bài tập tình huống liên hệ giữa sự kiện lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới theo quan hệ lịch đại (liên hệ nhân quả và định hướng). sử thế giới theo quan hệ lịch đại (liên hệ nhân quả và định hướng).

Lịch sử chính là q trình phát triển liên tục, đan xen nhau giữa các sự kiện hoặc một hiện tượng hay một quá trình lịch sử nào đó. Các sự kiện lịch sử thường có liên quan logic với nhau, sự kiện này là nguyên nhân dẫn đến sự kiện kia. Việc nghiên cứu, so sánh các dữ kiện cùng loại nhưng thuộc về các biên độ thời gian khác nhau để thấy được sự vận động phát triển của các sự kiện, hiện tượng; dự báo khuynh hướng phát triển của chúng theo thời gian, theo tiến trình phát triển của lịch sử. GV thiết kế bài tập tình huống liên hệ và hướng dẫn HS giải quyết bài tập

hệ với lịch sử thế giới bằng cách đặt ra các sự kiện của lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc diễn ra trong hoàn cảnh tương tự nhưng thuộc về các mốc thời gian khác nhau, sự kiện xảy ra trước là bài học cho sự kiện sau, nguyên nhân thắng lợi hay thất bại và ảnh hưởng của nó đối với quá trình phát triển của lịch sử.

Xây dựng bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam theo quy luật lịch đại là dạng bài tập chủ yếu tìm hiểu về diễn biến của sự kiện lịch sử; xác định nguyên nhân thành công của một sự kiện lịch sử; xác định, phân tích tính chất của sự kiện lịch sử; xác lập mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện lịch sử thế giới với Việt Nam; xác định tính kế thừa giữa các sự kiện, giai đoạn, thời kỳ lịch sử; tìm hiểu khuynh hướng phát triển của một sự kiện, một thời đại hay một xã hội nói chung; tìm hiểu ý nghĩa của sự kiện và rút ra bài học kinh nghiệm đối với ngày nay.

Ví dụ 1: Khi tìm hiểu về Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hịa bình ở Đơng Dương, GV hướng dẫn HS liên hệ với kiến thức lịch sử thế giới về mối quan hệ quốc tế từ năm 1950 tác động tới tình hình Việt Nam, điển hình như kết quả của Hội nghị Giơnevơ, dẫn đến việc ký kết Hiệp định Giơ ne vơ về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam và Đơng Dương, đưa ra bài tập tình huống

như sau: Tháng 1/1954, Hội nghị ngoại trưởng 4 nước Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp

họp ở Beclin đã thỏa thuận về việc triệu tập một hội nghị quốc tế ở Giơ ne vơ để giải quyết vấn đề Triều Tiên và lập lại hịa bình ở Đơng Dương. Một ngày sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hội nghị Giơ ne vơ được triệu tập (8/5/1954) với sự tham gia của nhiều cường quốc. Tại sao việc đàm phán để kết thúc chiến tranh ở Đông Dương không phải là công việc chủ yếu giữa các lực lượng kháng chiến ở Đông Dương với Pháp? Kết quả của cuộc đàm phán có ngang tầm với thắng lợi của nhân dân Việt Nam trên chiến trường khơng?

Ví dụ 2: Khi tìm hiểu về Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, GV liên hệ với lịch sử thế giới bằng việc hướng dẫn HS tìm hiểu bối cảnh của thế giới trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt trước xu thế tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế, GV đưa ra bài tập

tình huống như: Thế giới mà chúng ta đang sống là thế giới của những sự thay đổi

lớn. Với những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, với sự xuất hiện của kinh tế tri thức, với q trình tồn cầu hóa diễn ra ngày càng sâu

rộng, đời sống kinh tế, chính trị, xã hội biến chuyển khơng ngừng. Theo em, tồn cầu hóa có lợi hay có hại? Việt Nam có thể đứng ngồi xu hướng hội nhập, tồn cầu hóa khơng? Nếu được đưa ra những chủ trương, chính sách, em sẽ hoạch định những chính sách gì cho Việt Nam để tránh được nguy cơ tụt hậu so với các quốc gia khác trong“sân chơi chung toàn cầu”?

Giải quyết được bài tập nêu trên giúp HS liên hệ được với xu thế phát triển của thế giới, tồn cầu hóa là xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược, tác động của xu thế đó đối với Việt Nam. Đó vừa là cơ hội lớn cho sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, đồng thời cũng tạo ra thách thức là nếu bỏ lỡ thời cơ sẽ bị tụt hậu rất xa. Nước ta tham gia vào quá trình tồn cầu hố kinh tế là một tất yếu khách quan, nhưng trong điều kiện bất lợi là nền kinh tế của chúng ta còn kém phát triển. Nó tạo ra những cơ hội cho sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế nước ta, cho phép chúng ta tiếp cận với nền văn minh công nghiệp của thế giới, đồng thời cũng đặt ra rất nhiều thách thức đối với chúng ta về chính trị, văn hố, quốc phịng, an ninh... khẳng định đường lối đổi mới đất nước đi lên CNXH của Đảng và Nhà nước chính là theo xu thế hội nhập, mở cửa, phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới. Nêu được triển vọng phát triển của đất nước trong bối cảnh mới, xác định nhiệm vụ của HS trong sự nghiệp xây dựng đất nước phát triển đi lên và bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc. Lựa chọn chiến lược phát triển kinh tế, mối quan hệ kinh tế quốc tế trong mỗi nước với hệ thống kinh tế thế giới; tìm cách thu hẹp khoảng cách giữa các nước giảu và các nước nghèo; giữ gìn bản sắc văn

hóa dân tộc...

2.3.3. Xây dựng bài tập tình huống liên hệ giữa sự kiện lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới theo hướng liên hệ tác động, ảnh hưởng hai chiều sử thế giới theo hướng liên hệ tác động, ảnh hưởng hai chiều

Ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau, lịch sử của mỗi quốc gia, dân tộc có những nét riêng, đặc thù. Tuy nhiên, giữa các hiện tượng lịch sử trong một nước, giữa dân tộc và thế giới bao giờ cũng có mối liên hệ nhân quả, phụ thuộc lẫn nhau. Trong quá trình dạy học lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 2000, việc xây dựng bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới để dạy phần lịch sử Việt Nam trong giai đoạn này theo hướng liên hệ tác động, ảnh hưởng hai chiểu thường là

chủ yếu, nguyên nhân sâu xa và những duyên cớ trực tiếp, những nguyên nhân thứ yếu dẫn đến sự phát sinh của chúng. Từ việc tìm ra nguyên nhân của mối liên hệ giữa các sự kiện, phân tích tính chất của mối liên hệ đó, sự tác động qua lại của các sự kiện lịch sử. Mục đích của việc giải quyết các bài tập tình huống liên hệ tác động, qua lại giữa các sự kiện lịch sử nhằm giúp HS nhận thức được bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử, nêu những quy luật vận động, chi phối nó, chứ khơng

dừng ở việc ghi nhớ sự kiện.

Ví dụ: Khi dạy về cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta, GV có thể liên hệ với các vấn đề của lịch sử như: hiện nay, hịa bình thế giới đang là mục tiêu phấn đấu của tồn thể nhân loại. Nhưng phải chăng vì mục tiêu hịa bình mà chúng ta lên án mọi thứ chiến tranh? Phải chăng vì mục tiêu hịa bình mà chúng ta qn đi những bài học lịch sử của các cuộc chiến tranh trong quá khứ? Trong thực tế, có những cuộc chiến tranh đã là nguyên nhân của cuộc chiến tranh kế tiếp, như Chiến tranh thế giới lần thứ nhất năm 1914 – 1918 nhằm chia lại các thuộc địa giữa các nước đế quốc. Nó đã trở thành nguyên nhân, nguồn gốc để dẫn tới cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai năm 1939 – 1945 với quy mô rộng lớn hơn, khốc liệt hơn, cũng vì sự phân chia lại quyền lực trên thế giới giữa các cường quốc trên thế giới. Nhưng trong lịch sử cũng có những cuộc chiến tranh là nguyên nhân, nguồn gốc dẫn đến hịa bình. Đó thường là chiến tranh và giành thắng lợi của các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược, chống lại các thế lực đi áp bức, đi xâm lược. Trên cơ sở dẫn

dắt, liên hệ đó, GV có thể đặt bài tập tình huống: Trong cuộc kháng chiến chống

Pháp 1945 – 1945, Nhân dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam ở thế kỷ XX, đồng thời tác động mạnh mẽ đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nêu những sự kiện lịch sử thế giới chứng minh ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ ở Việt Nam.

Giải quyết bài tập này, HS trình bày được trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1945 – 1954, thắng lợi làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi là chiến thắng Điện Biên Phủ. Đồng thời HS nhận thức được những sự kiện lịch sử thế giới tác động, bản chất, ý

nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển mạnh mẽ và đều khắp tác động không nhỏ tới thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ. Về ý nghĩa lịch sử của

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, thắng lợi này đã tạo một bước ngoặt quan

trọng trên con đường phát triển của cách mạng Việt Nam, đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ, chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, miền Bắc được giải phóng, bắt tay vào sự nghiệp xây dựng CNXH, tạo hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào năm 1975.

Việt Nam - Điện Biên Phủ với quá trình giành và củng cố độc lập dân tộc của các nước thuộc địa đã khẳng định: đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam như “tiếng sấm” thức tỉnh, mở ra thời kỳ đấu tranh và thắng lợi của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới, nhất là đối với các nước Á, Phi, Mỹ - La tinh, vạch ra một thời khắc quan trọng đối với bộ mặt của trật tự thế giới lúc bấy giờ, thời điểm mà các dân tộc thuộc địa và bị áp bức mạnh mẽ vùng dậy giành lại nền độc lập vốn từ lâu đã bị các nước đế quốc phương Tây chiếm đóng (tiêu biểu như 17 quốc gia châu Phi), làm xáo trộn một cách cơ bản và sâu sắc đến diện mạo trật tự thế giới hai cực lúc bấy giờ. Chiến thắng Điện Biên phủ đã không chỉ chấm dứt sự đô hộ của thực dân Pháp tại Việt Nam, mà đã đi vào lịch sử thế giới như một chiến cơng chói lọi, đột phá thành trì hệ thống nơ dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc... Đây là thắng lợi vĩ đại của nhân dân Việt Nam và cũng là thắng lợi chung của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử việt nam 1945 2000 ở trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)