Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử việt nam 1945 2000 ở trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 88 - 125)

9. Cấu trúc luận văn

2.5. Thực nghiệm sư phạm

2.5.5. Kết quả thực nghiệm

- Ý kiến đánh giá của GV về ý thức, thái độ học tập, mức độ tham gia của HS đối với các hoạt động học tập, mức độ hoàn thành các sản phẩm dự án, hiệu quả của việc giải quyết bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam.

- Kết quả tổng hợp ý kiến phản hồi của HS sau giờ học. - Kết quả bài kiểm tra sau giờ học của HS.

2.5.5.1. Ý kiến đánh giá của GV

Sử dụng bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam thông qua cách thức tổ chức dự án học tập trong giờ học thực nghiệm bài 17, HS là người chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao. Đặc biệt nhiệm vụ của dự án được chia nhỏ, trong quá trình thực hiện, HS được hướng dẫn thực hiện cụ thể từng phần. Các câu hỏi tình huống được triển khai trong dự án học tập trong bài thực nghiệm đạt hiệu quả, thể hiện trên các mặt:

- Tổng hợp ý kiến HS trước khi triển khai dự án bằng việc phát phiếu khảo sát nhu cầu HS cho 40 em HS lớp thực nghiệm cho thấy hầu hết HS đều quan tâm đến các nội dung của bài học (77,5 % ý kiến HS có hứng thú với nội dung: Tình hình nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám năm 1945; 72,5% ý kiến HS có hứng thú với nội dung: Biện pháp xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết khó khăn của đất nước sau Cách mạng tháng Tám; 87,5% ý kiến HS có hứng thú với nội dung: Đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng). Kết quả khảo sát cho thấy các em HS đều rất hứng thú với các nhiệm vụ học tập trong dự án (62,5% ý kiến HS muốn thực hiện nhiệm vụ: Đóng vai thành viên Ban tổ chức xây dựng kịch bản chương trình, cử người dẫn chương trình, lên danh sách khách mời, thiết kế giấy mời; 60% ý kiến HS có nhu cầu thực hiện nhiệm vụ: Đóng vai người dẫn chương trình, viết lời dẫn; 52,5% ý kiến HS thích đóng vai kỹ thuật viên thiết kế ấn phẩm hoặc poster quảng cáo cho chương trình, phóng sự ngắn hoặc video clip giới thiệu chương trình; 72,5% ý kiến HS muốn thực hiện nhiệm vụ đóng vai thí sinh tham gia cuộc thi, biên tập viên đảm nhận nội dung của bài trình bày nhóm, kỹ thuật viên thiết kế sản phẩm minh họa cho bài trình bày nhóm, thảo luận trả lời câu hỏi của ban giám khảo; 52,5% ý kiến HS muốn đóng vai khách mời là thành phần ban giám khảo, xây dựng câu hỏi, bài

tập tình huống cho các đội thi). Như vậy, việc thực hiện dự án học tập với cho bài 17 phù hợp với sở thích, nhu cầu của HS. Thơng qua q trình thực hiện dự án, HS có cơ hội vận dụng các kiến thức của bài học vào hoạt động thực tiễn, được rèn luyện nhiều kỹ năng: khai thác, tìm kiếm, lựa chọn thông tin; thuyết trình; thảo luận, trao đổi... thúc đẩy các em chủ động tham gia các hoạt động học tập trong quá trình dạy học.

- Trong quá trình thực hiện dự án: HS lập kế hoạch thực hiện dự án và triển khai dự án một cách nghiêm túc: Phân công công việc cụ thể cho từng thành viên trong nhóm, trao đổi thảo luận để thực hiện nhiệm vụ được phân công, xác định rõ mục tiêu dự án, các kiến thức lịch sử HS cần đạt được. HS thường xuyên trao đổi với GV về các vấn đề thắc mắc qua việc trao đổi trực tiếp trên lớp, điện thoại, hộp thư điện tử. HS đã hoàn thiện sản phẩm đúng thời gian yêu cầu. Khi trình bày dự án, HS được trình bày những hiểu biết của mình về các nội dung trong bài học, được bày tỏ quan điểm của bản thân trước những vấn đề của lịch sử đặt ra trong bài tập tình huống.

- Sau dự án: HS đánh giá cao và rất hứng thú về ý tưởng và cách thức tổ chức dự án. Qua dự án, HS được rèn luyện nhiều kỹ năng để áp dụng trong học tập và cuộc sống: Kỹ năng sử dụng công nghệ, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình trước đám đông... Đặc biệt trong quá trình tham gia các hoạt động học tập của dự án, HS được giáo dục các giá trị như: giá trị hịa bình, trách nhiệm, yêu thương, đoàn kết...

Như vậy, giờ học thực nghiệm được triển khai sáng tạo, linh hoạt, có sự điều chỉnh phù hợp với từng đối tượng HS, kết hợp nhiều hình thức dạy học khác nhau qua dự án đã nâng cao hứng thú học tập của HS, tạo môi trường học tập thoải mái, góp phần tích cực hóa vai trị của người học, bồi dưỡng thái độ sống, tình cảm của HS.

2.5.5.2. Kết quả tổng hợp ý kiến phản hồi của HS sau giờ học

- Mức độ hứng thú của HS đối với giờ học

Sau khi tiến hành bài dạy ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, bằng việc phát

thú của HS đối với giờ học ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng được thể hiện ở biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ thể hiện mức độ hứng thú với giờ học ở lớp thực nghiệm và đối chứng 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Rất hứng thú Hứng thú Bình thường Khơng hứng thú 50 45 5 0 28.2 30.8 35.9 5.1 Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

Kết quả cho thấy số HS có trạng thái tâm lí rất hứng thú ở lớp thực nghiệm có tỉ lệ 50%, trong khi đó ở lớp đối chứng chiếm tỉ lệ 28,2%; Số HS có trạng thái hứng thú ở lớp thực nghiệm cũng cao hơn lớp đối chứng: lớp thực nghiệm chiếm tỉ lệ 45%, lớp đối chứng là 30,8%; Cịn trạng thái tâm lí bình thường ở lớp đối chứng chiếm tỉ lệ 35,9% lại cao hơn lớp thực nghiệm chiếm tỉ lệ 5%. Như vậy, với việc GV chỉ sử dụng phương pháp thuyết trình, vấn đáp trong giờ học ở lớp đối chứng, chưa tạo được khơng khí học tập sơi nổi. HS chăm chú nghe giảng nhưng chủ yếu để ghi chép bài đầy đủ. Khi được yêu cầu trả lời câu hỏi, chỉ một số HS tham gia xây dựng bài, còn đa số HS chỉ trả lời khi GV chỉ định. Do vậy, giờ học đôi lúc trở nên căng thẳng, không gây được hứng thú học tập cho HS. Việc tổ chức dự án học tập thực nghiệm ở lớp 12 A1 đã đem lại hứng thú học tập cho HS cao hơn so với việc tiến hành bài dạy bình thường ở lớp đối chứng 12 A2.

Kết quả khảo sát cho thấy rõ ràng việc sử dụng bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam thông qua tổ chức dự án học tập có tác dụng, hiệu quả trong dạy học lịch sử ở trường phổ thơng, hình thành cho HS

thái độ học tập tích cực, các kỹ năng cần thiết trong học tập và vận dụng vào cuộc sống. Trên cơ sở đó, ý nghĩa thực tiễn của việc dạy học lịch sử, mục tiêu về giáo dục, giáo dưỡng và phát triển kĩ năng cho HS sẽ đạt được hiệu quả cao hơn.

- Những thay đổi tích cực về mặt thái độ học tập của HS khi tham gia vào các

hoạt động học tập giải quyết bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam của dự án: Khi được hỏi: “Điều quan trọng em học được sau dự án này là gì? Tại sao?”. Hầu hết HS cho biết việc tổ chức dự án học tập

mang lại hiệu quả cao, phát huy thái độ học tập tích cực với mơn Lịch sử của HS. Em Phạm Hoàng Anh - lớp12 A1 bày tỏ: “Em thấy việc tổ chức hoạt động học tập theo dự án rất hứng thú. Điều quan trọng em học được từ dự án vừa thực hiện đó chính là ý thức tìm hiểu về lịch sử dân tộc thơng qua các bài tập tình huống liên hệ với tình hình thế giới nóng hổi mà trước đây em thường ít quan tâm, coi mơn Lịch sử là mơn phụ”. Em Nguyễn Đình Tn cho biết: “Em rất thích học mơn Lịch sử, việc tổ chức các hoạt động học tập theo dự án không chỉ tạo điều kiện cho chúng em được nghiên cứu sâu về lịch sử dân tộc mà trong quá trình làm các bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới đặc biệt là mối quan hệ giữa Việt Nam và thế giới hiện nay, em nhận thức được rõ hơn những bài học kinh nghiệm trong lịch sử, đưa ra được những ý kiến của bản thân về cách ứng xử của Việt Nam trong mối quan hệ quốc tế phức tạp. Em rất hay xem chương trình thời sự, qua bài học này, em thấy cần phải có những biện pháp yêu nước phù hợp, thiết thực đối với HS, trước hết là có ý thức tìm hiểu lịch sử đất nước một cách nghiêm túc”; ý kiến của em Nguyễn Phương Nam: “Khi trình bày bài thuyết trình của đội em, em được rèn luyện kỹ năng thuyết trình, cảm thấy việc chia sẻ, trao đổi về các kiến thức lịch sử với các bạn thật thoải mái và quan trọng hơn em thấy u thích mơn Lịch sử hơn, tự hào về những trang sử vẻ vang của dân tộc”; em Ngô Thu Uyên và em Nguyễn Mạnh Tiến cũng bày tỏ: “Chúng em được đóng vai là thành viên ban giám khảo. Cảm giác đầu tiên là cảm thấy rất hưng phấn, chúng em thích nhất phần đưa ra bài tập tình huống cho các đội thi. Việc cùng nhau giải quyết các bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới để thấy rõ hơn các vấn đề của lịch sử Việt Nam giúp chúng em hiểu được bản chất và giá trị của các vấn đề lịch sử Việt Nam”, ...

Như vậy có thể thấy, sau khi tham gia các hoạt động học tập được tổ chức trong giờ học. Bên cạnh việc trau dồi những kiến thức lịch sử, HS đều có những biến chuyển tích cực về mặt thái độ. Trước tiên các em đều có thái độ học tập tích cực đối với việc tìm hiểu lịch sử dân tộc, nhận thức được lịch sử không phải là những con số, sự kiện khơ khan, khó nhớ mà những trang sử vẻ vang của dân tộc, những bước đi vững vàng của dân tộc trong mọi hồn cảnh gian nan cịn góp phần điều chỉnh, định hướng hành vi, thái độ của HS. Điều này nói lên sự cần thiết của việc sử dụng bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam.

2.5.5.3. Kết quả bài kiểm tra sau giờ học của HS

Sau khi dạy xong hai lớp thực nghiệm và đối chứng, tôi đã tiến hành khảo sát kết quả học tập của HS qua làm bài kiểm tra 15 phút để khảo sát mức độ nhận thức

của HS sau giờ học (phụ lục 5). Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.1. Bảng thống kê điểm kiểm tra của HS lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Điểm Giỏi (9- 10) Khá (7- 8) Trung bình (5- 6) Dưới trung bình (<5) Lớp thực nghiệm SL HS 22 17 1 0 TL % 55 42,5 2,5 0 Lớp đối chứng SL HS 9 24 6 0 TL % 23,1 61,5 15,4 0

Như vậy, kết quả điểm kiểm tra cho thấy đối với lớp đối chứng, tỉ lệ điểm của HS không đồng đều nhau. Những HS chú ý nghe giảng, tham gia tích cực xây dựng bài thì đạt được kết quả cao nhưng tỉ lệ này rất ít (tỉ lệ HS đạt điểm giỏi chiếm 23,1%) còn đa số HS đạt điểm khá (chiếm tỉ lệ 61,5%). Như vậy, kết quả điểm kiểm tra trên phụ thuộc vào khả năng nhận thức của từng đối tượng HS, GV chưa chú ý quan tâm tới nhu cầu, phong cách học, năng lực của từng HS nên chưa

kích thích HS phát huy thế mạnh của bản thân. Trong khi đó, điểm lớp thực nghiệm phân bố đồng đều (tỉ lệ đạt điểm giỏi chiếm 55%, tỉ lệ đạt điểm khá chiếm 42,5%) vì HS có khả năng hợp tác, làm việc nhóm cao, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học tập.

So sánh kết quả điểm kiểm tra sau học thực nghiệm và đối chứng được thể hiện ở biểu đồ sau đây:

Biểu đồ 2.2. Biểu đồ so sánh kết quả bài kiếm tra của hai lớp thực nghiệm và đối chứng 0 10 20 30 40 50 60 70

Giỏi Khá Trung bình Dưới trung bình 55 42.5 2.5 0 23.1 61.5 15.4 0 Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

Kết quả cho thấy: ở lớp thực nghiệm kết qủa bài kiểm tra đạt mức cao hơn lớp đối chứng, cụ thể như sau: tỷ lệ HS đạt điểm giỏi cao hơn nhiều so với lớp đối chứng (55% so với 23,1%); tỷ lệ HS đạt điểm trung bình cũng thấp hơn lớp đối chứng (2,5% so với 15,4 %). Qua dự án, HS lớp thực nghiệm được trao đổi, thảo luận, bày tỏ quan điểm, thái độ của bản thân về giá trị hịa bình từ trong lịch sử Việt Nam thông qua việc giải quyết các bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới nên đã có những suy nghĩ trả lời rất sâu sắc, đưa ra những việc làm, hành động cụ thể để giữ gìn và phát huy truyền thống quý báu của dân tộc, phản ánh nguyện vọng của nhân dân, nhận thức được trách nhiệm của công dân đối với đất nước trong bối cảnh quan hệ quốc tế hiện nay... Đây là kết quả góp phần thể hiện tính hiệu quả của

- So sánh điểm trung bình chung giữa hai lớp thực nghiệm và đối chứng Điểm trung bình chung của từng lớp được tính theo cơng thức sau:

n Xi ni

X  .

Trong đó: X : là điểm trung bình chung.



n

i 1 Tổng số điểm học sinh trong lớp. Xi: điểm số của mỗi học sinh.

ni: số học sinh có cùng một loại điểm. n: tổng số học sinh.

Điểm trung bình của lớp thực nghiệm:

X =

Điểm trung bình của lớp đối chứng:

X =

Như vậy, điểm trung bình các bài kiểm tra của lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng, cho thấy lớp thực nghiệm với phương pháp dạy học mới, có sự chuẩn bị kỹ càng, nghiêm túc của cả GV và HS nên đã giúp HS có được kiến thức bài học một cách tốt nhất, với các bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới được triển khai trong dự án thực nghiệm HS nhận thức sâu sắc lịch sử Việt Nam đặt trong mối liên hệ với lịch sử thế giới, đồng thời từ việc giải quyết các bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới trong học tập lịch sử Việt Nam thông qua các hoạt động học tập khác nhau, HS cũng nhận thức được những giá trị của dân tộc, trách nhiệm cá nhân và tập thể trong việc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Như vậy có thể khẳng định rằng việc sử dụng bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam có tính khả thi, phù hợp với mục tiêu giáo dục của bộ môn Lịch sử.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trên cơ sở hệ thống lý luận về việc sử dụng bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam đã trình bày ở chương 1, trong chương 2, chúng tôi tiến hành xác định các nội dung kiến thức cơ bản từ năm 1945 đến năm 2000 có mối liên hệ với lịch sử thế giới, xây dựng các biện pháp tiến hành sử dụng bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học các nội dung lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 2000. Để kiểm nghiệm tính khả thi, hiệu quả của các biện pháp đưa ra, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm, so sánh và phân tích kết quả thu được ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Những kết quả thu được đã bước đầu chứng minh tính khả thi của việc sử dụng bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam, khẳng định sự cần thiết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử việt nam 1945 2000 ở trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 88 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)