Những vấn đề đặt ra cần giải quyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử việt nam 1945 2000 ở trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 53 - 62)

9. Cấu trúc luận văn

1.2.4. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết

Từ kết quả điều tra, nghiên cứu thực trạng trong phạm vi nghiên cứu của đề tài trên là cơ sở đưa ra những vấn đề cần giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy học lịch sử nói chung và trong việc sử dụng bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam nói riêng.

Về phía giáo viên:

Thứ nhất, trong quá trình dạy học, GV mới chỉ chú trọng mục tiêu về việc

cung cấp kiến thức cho HS trong dạy, học bài mới, chưa chú ý tới việc liên hệ các kiến thức lịch sử với nhau, đặc biệt là liên hệ giữa lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới. Các câu hỏi, bài tập sử dụng trong quá trình giảng dạy chủ yếu yêu cầu HS ghi nhớ sự kiện, chưa phát huy được tư duy sáng tạo, phê phán của HS. Vì vậy,

kiến thức GV cung cấp cho HS mang tính chất áp đặt, HS khơng có cơ hội nêu quan điểm, suy nghĩ của bản thân. Mục tiêu đề ra như trên nên tiêu chí đánh giá hiệu quả bài dạy của GV mới chỉ dừng lại ở việc HS ghi nhớ các sự kiện lịch sử.

Thứ hai, mặc dù nhận thức được sự cần thiết của việc sử dụng bài tập tình

huống liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam nhưng GV gặp khó khăn về nội dung kiến thức phần Lịch sử Việt Nam 1945 - 2000 phức tạp, quá dài, nhiều sự kiện lịch sử mang tính chất chính trị, gây khó khăn cho việc cây dựng các bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới. Biểu hiện: trong thực tế vận dụng bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam, GV còn nhiều lúng túng, việc sử dụng câu hỏi, bài tập tình huống cịn nhiều bất cập, GV thường chú ý tới loại câu hỏi, bài tập thiên về tái hiện, ít có câu hỏi có khả năng rèn luyện trí thơng minh và tư duy sáng tạo của HS, một số câu hỏi yêu cầu nội dung giải đáp quá lớn mà khơng có sự gợi ý chi tiết. Có trường hợp khi sử dụng câu hỏi, bài tập nêu vấn đề, GV chỉ nêu vấn đề (hỏi) chứ chưa tổ chức cho HS giải quyết vấn đề để tìm ra “lời giải” một cách thấu đáo. Vì thế, việc sử dụng các bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam chưa tạo được niềm say mê, hứng thú và hấp dẫn HS trong giờ học.

Thứ ba, do đặc thù của bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới trong

dạy học lịch sử Việt Nam hướng tới nhứng mục tiêu bậc cao như: phân tính, đánh giá, so sánh... nên việc sử dụng còn phụ thuộc vào từng đơn vị kiến thức và đối tượng HS. GV cần có thời gian chuẩn bị và tiến hành các biện pháp sử dụng bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam. Mặt khác, do ảnh hưởng của tâm lý xã hội nên GV lịch sử thường cảm thấy chán nản, không chú ý đầu tư cho việc dạy học. Đây là cơ sở để đưa ra những biện pháp cần thiết nhằm điều chỉnh chương trình nội dung, đổi mới phương pháp dạy học và thay đổi tâm lý của xã hội đối với môn Lịch sử.

Thứ tư, việc nghiên cứu thực trạng thực hiện các biện pháp sử dụng bài tập

tình huống liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam cho thấy GV chưa chú ý đổi mới phương pháp dạy học, GV luôn là người cung cấp kiến thức, HS là người tiếp nhận, việc thiết kế các hoạt động học tập trên lớp hoặc ở nhà để

chức, triển khai trên lớp là chủ yếu, chưa đa dạng hóa các hoạt động học tập hướng tới các đối tượng HS với phong cách học và sở thích khác nhau. Thực hiện các biện pháp nâng cao nhận thức của HS đối với lịch sử dân tộc, đặc biệt trong điều kiện với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, việc đổi mới phương pháp dạy học có sự hỗ trợ của cơng nghệ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử nói chung và dạy học phần lịch sử Việt Nam nói riêng là cơ sở để chúng tôi đề xuất một số biện pháp sử dụng bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam có ý nghĩa, tác dụng quan trọng trong việc tìm hiểu lịch sử dân tộc.

Về phía học sinh

Thứ nhất, do coi môn Lịch sử là môn phụ, không hiểu rõ bản chất, ý nghĩa

của các sự kiện lịch sử nên HS thường học “vẹt”, học chống đối, không nhận biết được các quy luật phát triển của lịch sử. Vấn đề được đặt ra đòi hỏi cần phải đưa ra những định hướng nhằm hướng dẫn HS rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Từ những sự kiện lịch sử, HS hình dung, tưởng tượng về những hình ảnh của q khứ, từ đó các em biết rút ra những kết luận, đánh giá và bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện nay. Công việc này có ý nghĩa giáo dục hành động, trước hết là giáo dục động cơ hành động. Sức mạnh của tri thức lịch sử thể hiện ở chỗ khuyến khích, thúc đẩy và định hướng hành động cho HS làm cho hành động ấy đúng, hợp quy luật, có hiệu quả, có phương pháp khoa học trong điều kiện ngày nay.

Thứ hai, nhận thức của HS về vai trị của bài tập tình huống liên hệ với lịch

sử Việt Nam còn thấp, HS chỉ tái hiện kiến thức một cách thụ động, rất ít HS vận dụng sáng tạo trong các tình huống của bài học. Vì thế, trong giờ học lịch sử, phần lớn hoạt động học của HS vẫn dừng lại ở mức độ nghe giảng ghi chép, chứ chưa có ý thức tham gia vào các hoạt động dạy và học. HS ngại phát biểu ý kiến xây dựng bài. Khi được GV mời trả lời HS thường lúng túng. Trong giờ học hoặc qua các bài kiểm tra, HS chưa chú ý phát huy năng lực độc lập suy nghĩ, khả năng khái quát hóa, khả năng bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của bản thân còn hạn chế.

Về nguyên nhân

- Nguyên nhân cơ bản là GV đã nhận thức được sự cần thiết của việc sử dụng bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam

nhưng chưa thực sự hiểu sâu sắc về bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới để xây dựng và sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam. Quan niệm về việc xác định tình huống có vấn đề trong các bài học lịch sử cịn những điểm chưa nhất trí. Có ý kiến cho rằng bài tập tình huống có vấn đề phải là những “tình huống đặc biệt”, nó thể hiện những mâu thuẫn, khó khăn trong suy nghĩ tìm tịi, phải làm nổi bật cái mới, có ý nghĩa sâu sắc giúp HS phát hiện, tiếp nhận kiến thức. Do vậy, khơng dễ dàng nêu những vấn đề. Vì thế, xảy ra tình trạng GV có phần dè dặt khi tạo bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam. Điều ấy có nghĩa là GV chưa sử dụng được bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới theo những yêu cầu về đối tượng HS và mức độ nhận thức khác nhau.

Mặt khác, trong thực tế dạy học lịch sử, khi đưa ra các bài tập tình huống, người dạy cũng chưa xác định rõ tình huống nêu vấn đề bộc lộ ở đâu, GV cần HS chọn lựa sàng lọc để rút ra những kiến thức nào cần thiết, mới mẻ nhằm hướng dẫn họ suy nghĩ tìm tịi. Đồng thời, cịn tình trạng lẫn lộn không phân biệt sự khác nhau giữa bài tập, câu hỏi tình huống với một số hình thức bài tập, câu hỏi khác.

- Nguyên nhân thứ hai, xuất phát từ phía HS bởi sự thiếu hợp tác của các em khi GV tổ chức thực hiện các biện pháp sử dụng bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam. Nó khơng chỉ là nguyên nhân từ tâm lý “ngại học sử”, “sợ học sử” mà chính bởi sự thiếu ý thức cố gắng vươn lên, ỷ lại trong học tập của HS. Các em trông đợi sẽ được GV truyền đạt kiến thức cho nên thiếu quyết tâm và khơng có động lực học tập.

- Ngoài ra, các nguyên nhân về thiếu tài liệu hướng dẫn tổ chức dạy học về phương pháp sử dụng bài tập tình huống trong dạy học lịch sử nói chung và bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam nói riêng, thời lượng cho mỗi tiết học mơn lịch sử ít, HS phải học nhiều các mơn học khác nhau, áp lực thi cử nặng nề... đã chi phối không nhỏ tới hiệu quả việc dạy và học môn Lịch sử.

- Mặt khác, quan niệm xã hội đối với bộ môn là rào cản lớn, tác động tới tư tưởng, thái độ và sự cố gắng của GV và HS ở trường phổ thông.

học trong giảng dạy lịch sử Việt Nam chưa cao là một thực tế khó tránh khỏi. Từ việc tìm hiểu thực trạng dạy học lịch sử ở trường THPT nói chung và thực trạng sử dụng bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam nói riêng, chúng tơi xác định nhiệm vụ trọng tâm của đề tài là đề xuất quy trình thiết kế và định hướng biện pháp sử dụng bài tập tình huống theo hướng liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả giờ học lịch sử và hứng thú học tập môn Lịch sử của HS ở trường THPT.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam nói chung và phần Lịch sử Việt Nam 1945 – 2000 ở trường THPT nói riêng cho thấy:

Việc sử dụng bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam có vai trị, ý nghĩa quan trọng thực hiện mục tiêu giáo dục phát triển nhân cách toàn diện HS cả về mặt nhận thức, kỹ năng và thái độ, nâng cao ý nghĩa thực tiễn của dạy học Lịch sử, giúp HS có thái độ học tập tích cực, u thích mơn học, có tinh thần trách nhiệm với cuộc sống của chính mình.

Các vấn đề về mặt lý luận và thực tiễn đặt ra địi hỏi cần phải có các biện pháp cụ thể, thiết thực để tăng cường sử dụng bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam nói chung và dạy học phần Lịch sử Việt Nam hiện đại từ 1945 – 2000 nói riêng, đem lại những hiệu quả to lớn trong việc giáo dục, bồi đắp cho HS niềm say mê, u thích lịch sử, say mê tìm hiểu và giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống lịch sử của dân tộc.

CHƯƠNG 2

MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG LIÊN HỆ VỚI LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

2.1.Vị trí, mục tiêu, nội dung kiến thức cơ bản phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 2000

Lịch sử lớp 12 THPT, chương trình chuẩn gồm hai phần: Lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến năm 2000; Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến năm 2000. Phần lịch sử Việt Nam giữ vai trị chủ yếu trong chương trình giới thiệu quá trình phát triển của dân tộc từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, liên hệ chặt chẽ với quá trình phát triển chung của lịch sử thế giới, giữ vị trí quan trọng trong việc hoàn thành chương trình lịch sử ở trường THPT. Phần Lịch sử Việt Nam gồm 5 chương, 15 bài và 1 bài tổng kết. Đây là phần lịch sử có vai trị quan trọng, diễn ra theo một quá trình liên tục những sự kiện lớn: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930; Cách mạng tháng Tám và sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945; Kháng chiến chống Pháp với chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” năm 1954; Kháng chiến chống Mỹ và đại thắng mùa xuân năm 1975 và công cuộc đổi mới đất nước từ 1986 đến nay. Mỗi sự kiện là một mốc đánh dấu một thời kỳ phát triển của lịch sử dân tộc.

Nội dung lịch sử dân tộc được nhấn mạnh tính tồn diện khơng chỉ là lịch sử chống ngoại xâm, lịch sử đấu tranh cách mạng, lịch sử chính trị, mà cịn bao gồm tất cả các mặt của đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa, tơn giáo, tín ngưỡng... Trong đó, lịch sử chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước tiêu biểu cho lịch sử anh hùng của đất nước, giữ vai trị quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh dân tộc trước nguy cơ xâm lăng và đồng hoá của ngoại bang, nhưng lịch sử xây dựng đất nước với những phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá vẫn là nền tảng của sự trường tồn của đất nước, vẫn là tiềm lực quyết định thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 2000 ở trường THPT trang bị cho HS kiến thức lịch sử cơ bản trong các giai đoạn quan trọng trong lịch sử dân tộc.

Đó là cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 giành thắng lợi là kết quả của quá trình chuẩn bị và tập dượt trong 15 năm kể từ khi Đảng ra đời năm 1930; nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 với những bước đi đầy thử thách để giải quyết các vấn đề về chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội và ngoại giao; cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954); cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1954 – 1975) và giai đoạn về chặng đường đầu của công cuộc đổi mới đi lên CNXH ở nước ta.

Mục tiêu đặt ra cho HS khi học xong phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 2000:

- Về mặt kiến thức

Thời kỳ 1945 - 1954

+ Nêu được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tháng 9 năm 1945.

+ Phân tích được những thuận lợi, khó khăn của nước ta trong những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám và sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm giải quyết tình hình trên.

+ Nêu và phân tích được bối cảnh lịch sử, nội dung chính của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp.

+ Trình bày và phân tích được ý nghĩa của những thắng lợi quân sự có ý nghĩa quyết định của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954).

+ Nêu và phân tích được hồn cảnh ký kết, nội dung chính và ý nghĩa của Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương.

+ Phân tích được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Thời kỳ 1954 – 1975:

+ Trình bày được đặc điểm tình hình nước Việt Nam sau khi Hiêp định Giơnevơ 1954 về Đơng Dương được kí kết. Trên cơ sở đó, phân tích được nhiệm vụ chiến lược chung, nhiệm vụ chiến lược, vị trí của cách mạng mỗi miền Bắc,

+ Tóm tắt được âm mưu và hành động của Mĩ trong các giai đoạn 1954 – 1960, 1960 – 1965, 1965 – 1968, 1969 – 1973 và 1973 – 1975. So sánh được các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mĩ ở Việt Nam.

+ Tóm tắt được những chặng đường đánh Mĩ và thắng Mĩ của nhân dân Việt Nam (1954 – 1975).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử việt nam 1945 2000 ở trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 53 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)