9. Cấu trúc luận văn
2.4. Một số biện pháp sử dụng bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới trong
2.4.1. Sử dụng bài tập tình huống kết hợp thảo luận nhóm để phân tích bản chất,
chất, mối liên hệ của các sự kiện lịch sử, rút ra ý nghĩa và bài học lịch sử
Tổ chức hoạt động thảo luận nhóm với bài tập tình huống liên hệ với lịch sử
thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam có mục đích tạo điều kiện cho HS suy
hình thành và nâng cao năng lực nhận thức lịch sử khoa học (tính thực chứng, tính lơ-gíc, tính chủ thể). Vì vậy vấn đề lịch sử đặt ra trong bài tập tình huống phải là vấn đề có sức cuốn hút, hấp dẫn khiến cho HS mong muốn suy nghĩ về nó, HS có thể đứng trên nhiều lập trường để suy ngẫm và vấn đề đó có khả năng triển khai thành cuộc thảo luận sơi nổi với các ý kiến khác biệt nhau.
Dưới vai trò tổ chức điều khiển của GV, HS được làm việc nhiều hơn, được trao đổi, đưa ra những chính kiến của mình, hình thành kĩ năng tổng hợp, khái quát hố kiến thức một cách có hệ thống. Qua đó HS sẽ chủ động chiếm lĩnh được kiến thức và hình thành tư duy lịch sử. Việc sử dụng bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam được diễn đạt dưới hình thức câu hỏi do GV nêu ra, hoặc các ý kiến khác nhau mà câu trả lời nảy sinh ra như là một sản
phẩm của hoạt động tư duy nhằm giúp HS có ý thức về quá khứ, ý thức về sự khác
biệt giữa quá khứ và hiện tại, sự hiểu biết về sự biến thiên và phát triển, mối quan hệ nhân quả của lịch sử.
Sử dụng bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam trong thảo luận nhóm nhằm phát triển tư duy của HS, GV có thể đưa ra những kết luận và địi hỏi ở HS việc tìm lý do và bằng chứng, đưa ra giả định lịch sử, yêu cầu HS nghiên cứu, chứng minh sự thực lịch sử, khuyến khích trí sáng tạo, tự do phát biểu ý kiến cá nhân của HS. Việc phát huy, phát triển khả năng tư duy của HS thơng qua các bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học
lịch sử Việt Nam bao gồm: tư duy về sự thực lịch sử tại sao lại xảy ra? (tư duy về
nguyên nhân, điều kiện, mục đích, lý do); sự thực lịch sử đã xảy ra như thế nào, về sau nó ra sao? (tư duy về kết quả, ảnh hưởng, chức năng, ý nghĩa, phương hướng); ý nghĩa, bản chất của sự thật lịch sử là gì? (tư duy về đặc điểm, bản chất, ý nghĩa lịch sử).
Sử dụng bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam trong hoạt động thảo luận nhóm ln bắt đầu bằng đề xướng vấn đề và khi thiết kế vấn đề được đưa ra, GV đã nghiên cứu, tính tốn xem vấn đề này sẽ thu hút sự quan tâm, chú ý, hứng thú của HS như thế nào. Sự đề xướng vấn đề có tác dụng làm dao động các kiến thức HS sẵn có khiến HS bước vào giờ học thảo luận một cách tích cực. Sau khi tiếp nhận vấn đề, HS sẽ xây dựng giả thuyết của
mình ở đó khơng phải chỉ có các tri thức trong sách giáo khoa mà HS sẽ phải động viên, kết hợp các tri thức đã được hình thành trước đó dựa trên các trải nghiệm cuộc sống của bản thân và chỉnh lý chúng sao cho lơ-gíc. Tức là nhận thức lịch sử của HS là do chính HS tạo ra. Nhận thức lịch sử này có thể cịn non nớt và bao gồm rất nhiều sai lầm nhưng thơng qua q trình thảo luận, tranh luận chúng sẽ được mài sắc và chỉnh lý.
Tiếp nhận vấn đề đưa ra, HS tích cực xây dựng giả thuyết của mình, phát biểu giả thuyết và tiến hành thảo luận. Trải qua quá trình như thế, HS đã cảm nhận được sự thú vị của học tập lịch sử.
Ví dụ 1: Khi tìm hiểu cuộc đấu tranh ngoại giao của Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 trong bài 17: “ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946”, GV có thể sử dụng bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam để đưa ra vấn đề
thảo luận như: Nhận diện những kẻ thù có mặt trên đất nước ta sau ngày Cách
mạng tháng Tám thành cơng. Ai là kẻ thù chính của dân tộc? Vì sao? Tại sao, sau cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời với tư cách là một quốc gia độc lập, là “chủ nhà” đón tiếp quân Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật lại phải ký Hiệp định sơ bộ 6/3 và Tạm ước 14/9 năm 1946, chịu nhân nhượng, hịa hỗn với Pháp?
Trước khi bắt đầu giờ học, GV sẽ chỉ định HS sẽ thuộc về các “phe” khác nhau: “phe” đồng ý và “phe” không tán thành với quyết định ký Hiệp định sơ bộ 6/3 và Tạm ước 14/9 năm 1946, chịu nhân nhượng, hịa hỗn với Pháp của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta. Để tiến hành thảo luận HS phải được hướng dẫn tìm hiểu về bối cảnh dẫn tới việc ký kết Hiệp định, nội dung và ý nghĩa của Hiệp định. Một HS có thể phải biện luận cho một ý kiến trái với ý kiến thực sự của họ. Khi tranh luận với những người khác, các em vừa hiểu về quan điểm đó vừa khám phá nhiều hơn về chính bản thân họ. Cách thức này cũng bồi dưỡng các kỹ năng xã hội quan trọng để HS biết cách tranh luận quả quyết, có căn cứ nhưng sau đó vẫn là bạn bè thân thiện.
thứ hai kết thúc, ngày 17-7-1945, Hội nghị Pốtxđam nhóm họp và ra quyết định đưa quân đội Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân đội Nhật. Quyết định của Hội nghị Pốtxđam đã dẫn tới sự có mặt của một lực lượng lớn quân đội nước ngoài thuộc các thế lực thù địch, ln ni dã tâm chống phá, lật đổ chính quyền cách mạng Việt Nam còn non trẻ, vừa mới ra đời. Đây là một sự chênh lệch lớn về cán cân lực lượng, hết sức bất lợi cho chính quyền cách mạng còn trứng nước. Mặt khác nhất quán với ý đồ quay lại Đông Dương, khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đang trong giai đoạn kết thúc, thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị cho kế hoạch quay trở lại nơi mà chúng vốn coi là "lãnh địa" của mình. Ngày 28-2-1946, Hiệp ước Hoa - Pháp được ký kết tại Trùng Khánh. Hai nước lớn đã mua bán, trao đổi lợi ích, tạo điều kiện cho thực dân Pháp quay trở lại Đông Dương; cho quân Tưởng Giới Thạch vơ vét thêm một ít quyền lợi, "bắt nhân dân Việt Nam nhắm mắt nuốt chửng Hiệp ước Hoa - Pháp". Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù. Và đứng trước thời khắc đó Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã ra quyết sách: Hòa để tiến - Quyết định hịa hỗn với thực dân Pháp để
đuổi quân Tưởng về nước.
Ví dụ 2: Khi tìm hiểu quá trình thực hiện đường lối đổi mới của Việt Nam (1986 – 2000) trong bài 26: “Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986 – 2000)”, GV liên hệ với tình hình thế giới như nêu sự hịa dịu trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh có tác động mang tính tồn cầu, đáp ứng đúng lợi ích phát triển của mọi quốc gia trên thế giới, các nước đều đặt lợi ích phát triển và hợp tác kinh tế lên hàng ưu tiên. Những xung đột, mâu thuẫn và bất đồng trong khu vực và trên thế giới đều đều bị kiềm chế nhất định. Hòa dịu và hợp tác phát triển kinh tế trở thành đặc điểm chính trong quan hệ quốc tế, đưa ra bài tập tình huống:
Nhận xét của em về nhận định: “Hịa bình, ổn định và hợp tác phát triển vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với Việt Nam”. Nếu được hoạch định chính sách phát triển cho Việt Nam, theo em, cần có biện pháp và hướng đi như thế nào trên con đường xây dựng và phát triển đất nước hiện nay? Với vị thế là một nước nhỏ, lại đang trong mối quan hệ căng thẳng với Trung Quốc về vấn đề Biển đảo hiện nay, Việt Nam cần đề xuất những biện pháp nào với cộng đồng quốc tế để bảo vệ hịa bình, an ninh và chủ quyền dân tộc?
GV hướng dẫn HS liên hệ với lịch sử thế giới về xu thế phát triển của thế giới ngày nay: xu thế bao trùm trong thế giới hiện đại là hịa bình, ổn định và phát triển kinh tế. Đây vừa là thời cơ, vừa là thách thức cho các dân tộc. GV chia HS thành các nhóm, thảo luận để giải quyết bài tập trên. Mỗi nhóm cần nêu được những biểu hiện cụ thể của xu thế phát triển của thế giới ngày nay như: xu thế hịa hỗn, hịa dịu trong quan hệ quốc tế; xu thế một trận tự thế giới mới, đa cực, nhiều trung tâm dần hình thành; xu thế các nước điều chỉnh chiến lược lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm... sau đó HS thảo luận để vạch ra được những thời cơ, thách thức đối với Việt Nam dưới tác động của tình hình thế giới. GV u cầu các nhóm HS liệt kê tất cả các giải pháp, trong đó có thể là các giải pháp dài hạn hay ngắn hạn, nhưng điển hình. Với những ý tưởng đơn giản ban đầu, sau khi thảo luận cùng bạn trong nhóm để tư duy, phân tích và sắp xếp các suy nghĩ của mình đã giúp các em tìm ra những lập luận phức tạp và đặc sắc hơn. Hoạt động này giống như hình ảnh hóa suy nghĩ cho HS bằng cách đặt suy nghĩ trừu tượng bên trong của các em vào một tiến trình phân tích để rồi từ đó từng bước trở nên rõ ràng, cụ thể hơn. HS có thể trở thành chuyên gia hoạch định chính sách cho đất nước, điều này gây hứng thú học tập cho HS, có tính chất hướng nghiệp đối với HS.