9. Cấu trúc luận văn
2.5. Thực nghiệm sư phạm
2.5.4. Nội dung thực nghiệm
Thực nghiệm triển khai theo dự án cuộc thi: “Tìm kiếm giá trị hịa bình từ trong lịch sử Việt Nam”, áp dụng cho bài 17: “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946”. HS đóng vai là thành viên trong ban tổ chức, thí sinh, ban giám khảo... tham gia cuộc thi tìm hiểu lịch sử.
Thời gian thực hiện: 1tuần chuẩn bị dự án và 2 tiết (90 phút) trình bày dự án.
2.5.4.1. Xác định chủ đề, mục đích của dự án
- Xác định mục tiêu bài học
+ Nêu được những sự kiện lịch sử thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai ảnh hưởng tới tình hình nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
+ Trình bày được những thuận lợi và những khó khăn của nước VNDCCH trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám.
+ Nêu và phân tích được chủ trương, biện pháp xây dựng chính quyền và chủ trương, sách lược đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản bảo vệ chính quyền cách mạng của Đảng và Chính phủ ta.
+ Nêu và đánh giá được ý nghĩa của bản Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946. Rút ra được giá trị, bài học lịch sử của bản Hiệp định Sơ bộ 6/3/
1946 trong bối cảnh đất nước hiện nay.
- Xây dựng ý tưởng dự án:
Dự án cuộc thi: “Tìm kiếm giá trị hịa bình từ trong lịch sử Việt Nam”. Với mong muốn lưu giữ và phát huy giá trị hịa bình của dân tộc cho các thế hệ mai sau, nhà trường tổ chức cuộc thi tìm hiểu lịch sử với chủ đề “Tìm kiếm giá trị hịa bình từ trong lịch sử Việt Nam” ở một trong những thời kỳ gian nan, nhiều thử thách nhất của lịch sử dân tộc từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946.
- Mục đích của dự án:
Nêu cao giá trị hịa bình của dân tộc Việt Nam trong lịch sử. Trong quan hệ quốc tế phức tạp, cách ứng xử của các quốc gia với nhau có thể quyết định nền hịa bình thế giới, nhất là một nước nhỏ như Việt Nam, cần có những bước đi phù hợp trong cách ứng xử quốc tế, đặc biệt là trong quan hệ với các nước lớn.
Nêu được ý nghĩa, bài học kinh nghiệm về đấu tranh ngoại giao thông qua việc giải quyết các bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới trong dạy học lịch sử Việt Nam được triển khai trong cuộc thi tìm hiểu lịch sử với chủ đề “Tìm kiếm giá trị hịa bình từ trong lịch sử Việt Nam”. Từ đó cho thấy lịch sử đã chứng minh Việt Nam là một đất nước ln coi trọng hịa bình và có cách ứng xử thích hợp nhất để giữ gìn nền hịa bình của đất nước và thế giới.
2.5.4.2. Xây dựng kế hoạch bài dạy - Giới thiệu dự án:
Chủ đề dự án : Cuộc thi tìm hiểu lịch sử với chủ đề: “Tìm kiếm giá trị hịa
bình từ trong lịch sử Việt Nam”
khảo... HS sẽ được chủ động thiết kế các hoạt động tìm kiếm và xử lý thơng tin, làm việc theo nhóm nội dung, trao đổi, tranh luận... để tìm hiểu sâu sắc hơn những vấn đề của lịch sử Việt Nam thơng qua việc giải quyết bài tập tình huống liên hệ với lịch sử thế giới.
- Triển khai dự án
Xác định nhiệm vụ của giáo viên và học sinh:
Nhiệm vụ của GV: GV đóng vai trị là người hướng dẫn, tổ chức và tư vấn cho HS.
+ GV hướng dẫn HS cách thức tổ chức chương trình, phân cơng nhiệm vụ rõ ràng cho HS.
+ GV đưa ra những yêu cầu đối với nhiệm vụ của HS, định hướng cho HS cách trình bày và hồn thành sản phẩm dự án.
+ GV hỗ trợ HS bằng các chỉ dẫn cụ thể về các sản phẩm HS cần hoàn thành, cơng bố các tiêu chí đánh giá sản phẩm, giới thiệu các nguồn tài liệu tham khảo.
+ GV dự tính thời gian để HS thực hiện các nhiệm vụ của dự án mà không ảnh hưởng đến lịch trình học tập chung, đồng thời quan sát tiến độ thực hiện nhiệm vụ của HS, nếu có khó khăn gì thì kịp thời hỗ trợ.
Nhiệm vụ của HS: HS là người chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ học tập.
+ Chuẩn bị cho chương trình: HS phân cơng cơng việc cụ thể, đảm bảo cho các thành viên trong nhóm đều tham gia các phần việc, lập kế hoạch cụ thể để thực hiện.
+ Quá trình thực hiện chương trình: HS tích cực tìm kiếm, khai thác tài liệu, chia sẻ thông tin, trao đổi và hợp tác khi làm việc nhóm, huy động kiến thức và kỹ năng để hoàn thành sản phẩm.
+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian, có các phương án dự phịng khi khơng có phương tiện cơng nghệ hỗ trợ.
- Trình bày dự án
+ Phần 1: Người dẫn chương trình giới thiệu cuộc thi, thành phần ban giám khảo, mục đích, ý nghĩa cuộc thi
+ Phần 2: Các đội thi cử đại diện lên trình bày hiểu biết của mình về giá trị hịa bình thơng qua sự kiện tiêu biểu mà nhóm lựa chọn.
Đội thi 1: Trình bày quan điểm, thiện chí hịa bình của Việt Nam trong hồn cảnh Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc và nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa mới giành độc lập.
Đội thi 2: Trình bày giá trị hịa bình của Việt Nam qua cuộc đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng trong hơn một năm đầu sau Cách mạng tháng Tám.
Đội thi 3: Trình bày bài học kinh nghiệm từ việc giải quyết mối quan hệ quốc tế của Việt Nam trong thời kỳ 1945 – 1946.
+ Phần 3: Sau khi các đội thi trình bày xong, ban giám khảo đưa ra câu hỏi để các đội thi thảo luận, trả lời.
Câu hỏi dành cho đội 1
Tác động của tình hình thế giới đã dẫn tới các thế lực đế quốc nào có mặt trên đất nước ta sau ngày Cách mạng tháng Tám thành cơng?Vì sao giới cầm quyền Pháp vội vã đem quân trở lại xâm lược Đông Dương, khi nước Pháp vừa thốt khỏi ách chiếm đóng khi đứng trước vơ vàn khó khăn, khi nhân dân Việt Nam đã khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và đã trở thành người chủ của một quốc gia độc lập, thống nhất?
Câu hỏi dành cho đội 2
Tại sao, sau cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời với tư cách là một quốc gia độc lập, là “chủ nhà” đón tiếp quân Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật lại phải ký Hiệp định sơ bộ 6/3 và Tạm ước 14/9 năm 1946, chịu nhân nhượng, hịa hỗn với Pháp?
Câu hỏi dành cho đội 3
Trong mối quan hệ giữa Việt Nam và quốc tế hiện nay, giá trị bản Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và bản Tạm ước 14/9/1946 có cịn để lại bài học kinh nghiệm trong cách ứng xử của Việt Nam, đặc biệt là trong mối quan hệ với các nước lớn như Trung Quốc khơng? Nếu có, thì đó là những bài học gì?
Cả 3 đội thi trả lời xong, ban giám khảo nhận xét, đánh giá chung, nêu ý
nghĩa của việc tìm hiểu kiến thức lịch sử qua các bài tập tình huống.