CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.2. Giao tiếp và sự hình thành kỹ năng giao tiếp
1.2.3. Đặc điểm tiếp nhận văn học của trẻ
Văn học là một loại hình nghệ thuật mà trẻ thơ được tiếp xúc rất sớm ngay từ tuổi ấu thơ trẻ đã được làm quen với các giai điệu nhẹ nhàng – tha thiết qua những lời hát ru, được nghe những câu chuyện cổ tích ly kỳ – hấp hẫn đầy tình thương yêu và lòng nhân ái. Văn học trở thành phương tiện hữu hiệu để giáo dục cho trẻ một cách toàn diện. Nhưng để văn học thực sự phát huy hết vai trò đối với trẻ, trước tiên giáo viên cần nắm bắt được đặc điểm tiếp nhận TPVH của trẻ, có như vậy giáo viên mới biết sử dụng chúng và định hướng trẻ tri giác TPVH đạt hiệu quả mong muốn.
Trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi chưa biết đọc nên trẻ chưa tự mình tiếp xúc trực tiếp với TPVH, nên việc nắm bắt tác phẩm ở trẻ dường như phụ thuộc vào cô giáo. Cô giáo dẫn dắt trẻ làm quen với các TPVH không chỉ dừng lại ở việc đọc, kể mà còn bao gồm cả việc dạy cho trẻ kể lại truyện một cách diễn cảm, sáng tạo và đóng vai các nhân vật trong truyện (đóng kịch).
Sự tiếp nhận văn học của trẻ có những đặc điểm sau: * Tiếp nhận gián tiếp
Trẻ mầm non chưa biết đọc cho nên chúng tiếp nhận các thể loại văn học nghệ thuật thông qua khâu trung gian là giáo viên. Với tư cách là người trực tiếp đọc tác phẩm rồi đọc, kể lại một cách trung thành với nội dung văn bản. Do đặc điểm tiếp nhận gián tiếp này, trẻ thiếu đi tính chủ động, giảm trừ đáng kể khả năng trực cảm, trực giác dựa trên sự phối hợp và hòa quyện giữa các cơ quan cảm thụ. Như vậy việc đọc, kể các TPVH một cách diễn cảm, sáng tạo, sống động... của giáo viên ở trên lớp có ảnh hưởng rất lớn đến sự cảm thụ văn học nghệ thuật và việc thể hiện lại tác phẩm của trẻ.
Ở trường mầm non, trẻ tiếp nhận văn học là nhờ vào việc đọc, kể các TPVH của cơ giáo ở trên lớp. Vì thế tiếp nhận văn học của trẻ mang tính tập thể. Do nghe trong tập thể nên trẻ dễ bị phân tán chú ý và không thể tự do bộc lộ cảm xúc của mình về tác phẩm. Tuy nhiên, cũng chính bởi tính chất tập thể này mà tại đó sự tiếp nhận văn học của trẻ có tính thi đua, có sự cởi mở và kích hích sự ham học hỏi, ham muốn nhận thức, sự linh hoạt và năng động của trẻ.
* Tiếp nhận văn học phụ thuộc vào sự lớn khơn, kinh nghiệm sống trẻ có được trong q trình phát triển
Khả năng tiếp nhận văn học ở trẻ mẫu giáo 4 đến 5 tuổi đã hoàn thiện hơn ở các lứa tuổi trước. Ở giai đoạn này trẻ 4 – 5 tuổi với sự phát triển và hoàn thiện chức năng não bộ liên quan mật thiết tới tốc độ dẫn truyền thông tin ở tế bào thần kinh, đảm bảo thông tin được truyền đi nhanh và chính xác. Tốc độ dẫn truyền thông tin nhanh giúp trẻ phát triển nhận thức, tư duy. Do đó chúng có khả năng suy nghĩ sâu về nội dung tác phẩm, các nhân vật trong tác phẩm trở nên gần gũi dễ hiểu hơn. Sự cảm thông với các nhân vật, thái độ của trẻ với các nhân vật... đã mang đặc điểm cá tính hơn.
Sự tiếp nhận văn học của trẻ có thể gắn với tên gọi “phản ứng thơng qua hoạt động”. Việc tổ chức cho trẻ trải nghiệm với nghệ thuật qua đọc thơ diễn
cảm, kể lại truyện và nhập vai nhân vật trong giờ đóng kịch sẽ củng cố làm cho khả năng cảm thụ và tiếp nhận văn học của trẻ trở nên sâu sắc hơn. Trẻ em ở lứa tuổi này rất dễ nắm bắt những hoàn cảnh được đề cập đến trong văn học tiếp tục phát triển chúng qua các trò chơi.
* Tiếp nhận văn học chịu ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý
Bản chất giàu cảm xúc và tình cảm là nét nổi bật nhất ở tâm lý trẻ thơ khiến trẻ nhanh chóng biểu lộ cảm xúc, tình cảm khi nghe, đọc và nhận thấy sự thể hiện diễn cảm đầy xúc cảm của cơ giáo. Những cảm xúc đó được bộc lộ một cách trực tiếp và cơng khai như khóc, cười, reo... cả những điều mà người lớn cảm thấy bình thường.
Tư duy là một trong những đặc điểm tâm lý có liên quan mật thiết tới sự tiếp nhận văn học của trẻ thơ. So với giai đoạn trước đó, ở tuổi 4 đến 5 tuổi, tư duy trực quan hình tượng và đang chuyển dần dần sang tư duy trìu tượng... Trẻ có thể mơ phỏng hành vi nhân vật, lời nói nhân vật, có khả năng suy diễn và thích bắt chước. Bên cạnh sự tưởng tượng, trí nhớ hình tượng bắt đầu hình thành trí nhớ lơgic; bên cạnh trí nhớ khơng chủ định là trí nhớ có chủ định. Điều đó giúp trẻ tiếp nhận, lĩnh hội tác phẩm văn học một cách sâu sắc hơn.