CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Khảo sát thực trạng dạy học
2.1.4. Thực trạng hoạt động dạy học của trường Mầm non Hoa Quỳnh Chiềng
2.1. Khảo sát thực trạng dạy học
2.1.1. Mục đích khảo sát
Q trình điều tra nhằm mục đích tìm hiểu:
Thực trạng dạy học nói chung và dạy đóng kịch nói riêng của giáo viên ở trường Mầm non Hoa Quỳnh Chiềng Bôm – Thuận Châu – Sơn La.
Thực trạng học tập nói chung và trong giờ đóng kịch theo tác phẩm văn học nói riêng của trẻ trường Mầm non Hoa Quỳnh Chiềng Bôm – Thuận Châu – Sơn La.
Thực trạng trình độ giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trẻ mẫu giáo nhỡ (4 đến 5 tuổi) ở trường Mầm non Hoa Quỳnh Chiềng Bôm – Thuận Châu – Sơn La.
Từ đó xây dựng một số biện pháp hình thành kỹ năng giao tiếp thơng qua giờ đóng kịch chuyển thể từ các tác phẩm văn học cho trẻ 4 đến 5 tuổi trường Mầm non Hoa Quỳnh – Chiềng Bôm – Thuận Châu – Sơn La.
2.1.2. Thời gian khảo sát
Từ tháng 2 năm 2013 đến tháng 4 năm 2013.
2.1.3. Phương pháp khảo sát
Phương pháp sử dụng phiếu điều tra.
Phương pháp quan sát, trao đổi trò chuyện. Dự giờ tiết kể chuyện, đọc thơ, đóng kịch. Dùng tốn học thống kê kết quả thu được.
2.1.4. Thực trạng hoạt động dạy học của trường Mầm non Hoa Quỳnh Chiềng Bôm – Thuận Châu – Sơn La Chiềng Bôm – Thuận Châu – Sơn La
Trường Mầm non Hoa Quỳnh Chiềng Bôm – Thuận Châu – Sơn La được thành lập từ ngày 1/10/2011, là một trong các trường công lập đặc biệt khó khăn, thuộc vùng 3 nằm trong địa bàn Huyện Thuận Châu – Thành Phố Sơn La. Vì trường mới được thành lập nên cơ sở vật chất chưa được đầu tư xây dựng đầy đủ, còn rất nghèo nàn với tổng diện tích khá rộng 1000 m2, trong đó mới chỉ sử dụng 240m2
(chiếm 24% tổng diện tích) để xây dựng phòng học (1 lớp nhà trẻ, 1 lớp MGB, 1 lớp MGN, 2 lớp MGL, 1 lớp ghép đơi 2 độ tuổi MGN và MGL), các phịng chức năng chưa được xây dựng. Điều kiện vệ sinh sạch sẽ đồ dùng dụng cụ phục vụ cho công tác giảng dạy cịn rất ít. Đặc biệt tại trường hiện vẫn chưa có phương tiện nghe nhìn
hiện đại như tivi, đầu đĩa VCD, máy chiếu… do đó giáo viên trong trường phải chủ động chuẩn bị phương tiện để giảng dạy theo từng chủ điểm giáo dục. Số lượng trẻ tham gia học trong trường rất ít (123 cháu) nhưng số lượng trẻ tương đối ổn định.
Tồn trường tổng số có 6 giáo viên trong đó: có 1 hiệu trưởng, 5 giáo viên đứng lớp. Trình độ đại học 2 giáo viên, trung cấp 2 giáo viên, 1 giáo viên trái nghạch. Trong 5 giáo viên đang trực tiếp giảng dạy có 4 giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn (chiếm 80%) và 1 giáo viên chưa đạt chuẩn (chiếm 20%). Qua bảng số liệu điều tra ta thấy tại trường mầm non mà chúng tơi tiến hành khảo sát; có 1 giáo viên có số năm cơng tác từ 1 đến 3 năm, có 3 giáo viên có số năm cơng tác từ 4 đến 10 năm và có 1 giáo viên có số năm cơng tác trên 10 năm. Với số năm cơng tác đó tuy chưa phải là 100% giáo viên đều có số năm cơng tác cao nhưng với khoảng thời gian làm việc như ở bảng số liệu đã ghi cụ thể thì đây là một đội ngũ giáo viên vững vàng trong việc giảng dạy và chăm sóc trẻ ở lứa tuổi MGN. Các giáo viên trong trường đều sống cách xa trường, mà giao thơng đi lại khó khăn, đặc biệt khi trời mưa đường trơn giáo viên phải đi bộ đến trường. Với trình độ của đối ngũ giáo viên và sự nhiệt tình trong cơng việc, đây sẽ là một điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc ni dưỡng và giáo dục trẻ. Tuy nhiên nhà trường vẫn chưa phát huy hết những thế mạnh vốn có nên việc chăm sóc – giáo dục trẻ vẫn cịn nhiều hạn chế cần khắc phục. Trình độ đội ngũ giáo viên của cơ sở được thể hiện cụ thể trong bảng sau:
Bảng số liệu 1
TT Trình độ đào tạo Dân tộc Số năm công tác Đạt danh hiệu giáo viên giỏi 1 Đại học Cao đẳng Trung cấp Chưa đạt Kinh Dân tộc khác 1-3 năm 4-10 năm Trên 10 năm Trường Huyện Tỉnh 2 2 0 2 1 3 2 1 3 1 0 1 0
Chúng tôi đã phát phiếu điều tra đối với các cô giáo trong trường Mầm non Hoa Quỳnh Chiềng Bôm – Thuận Châu – Sơn La và kết quả thu được
Câu hỏi tự luận:
- Câu hỏi 1: Theo cô thế nào là giờ đóng kịch chuyển thể từ tác phẩm văn học?
- Câu trả lời cho câu hỏi này của 5 giáo viên, mỗi người một cách trình bày khác nhau nhưng cả 5 giáo viên chiếm 100% đều có cùng một nội dung cho rằng giờ đóng kịch chuyển thể từ tác phẩm văn học là trẻ nhập vai các nhân vật để đóng theo vở kịch viết lại từ các tác phẩm văn học mà trẻ đã được học và thuộc.
Như vậy, ta có thể thấy rằng 100% các giáo viên đã hiểu bản chất được thế nào là giờ đóng kịch chuyển thể từ tác phẩm văn học.
- Câu hỏi 2: Trong thực tế cơ đã gặp những khó khăn gì trong việc tổ chức và hướng dẫn trẻ trong giờ đóng kịch chuyển thể từ các tác phẩm văn học?
- Với câu hỏi này có hầu hết các giáo viên đều cho rằng khó khăn lớn nhất là, 100% các cháu là người dân tộc thiểu số (dân tộc Kháng và dân tộc Thái) do đó tiếng phổ thơng của các cháu chưa rõ, vì vậy việc diễn đạt câu từ còn hạn chế, trẻ chưa biết cách ngắt nghỉ phù hợp với giọng của nhân vật, chưa biết biểu đạt nhiều cách khác nhau như nét mặt, cử chỉ điệu bộ.
Ngồi ra cũng có ý kiến của một số ít giáo viên cho rằng trẻ chỉ được làm quen với tác phẩm văn học khi ở lớp, chỉ có cơ giáo giảng dạy và nói chuyện bằng tiếng phổ thơng và trẻ được biết về các vai trong tác phẩm còn hạn chế.
- Câu hỏi 3: Theo cơ cần đề xuất những biện pháp gì trong việc giúp trẻ đóng kịch dựa theo các tác phẩm văn học?
- Với câu hỏi này 5/5 giáo viên chiếm 100% có chung ý kiến cho rằng cần phải tăng cường tiếng phổ thông cho trẻ, cho trẻ tiếp xúc với phim ảnh và công nghệ thơng tin nhiều hơn, nhà trường nên có biện pháp tạo điều kiện để sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
Cùng với các câu hỏi trắc nghiệm:
- Câu 1. Theo cơ giờ đóng kịch chuyển thể từ các tác phẩm văn học có vai trị như thế nào đối với sự hình thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo nhỡ?
- Với câu hỏi này 5/5 giáo viên chiếm 100% đều chọn đáp án quan trọng Như vậy ta thấy được các giáo viên đã nắm rõ được vai trị của giờ đóng kịch chuyển thể từ các tác phẩm văn học.
- Câu 2. Theo cơ giờ đóng kịch nên được xây dựng ở hình thức nào?
- 5/5 giáo viên chiếm 100% trả lời xây dựng ở cả hình thức trong giờ học và ngoài giờ học.
Như vậy các giáo viên trong trường Mầm non Hoa Quỳnh Chiềng Bôm – Thuận Châu – Sơn La đều nhất quán với một ý kiến cho rằng cần xây dựng giờ đóng kịch ở nhiều hình thức khác nhau.
- Câu 3. Cơ có hay xây dựng và hướng dẫn cho trẻ đóng kịch theo các tác phẩm văn học khơng?
- 5/5 giáo viên chiếm 100% chọn đáp án thỉnh thoảng.
Kết quả này cho thấy trên thực tế việc quan tâm và chú trọng để tổ chức và xây dựng giờ học đóng kịch theo các tác phẩm văn họctại trường là còn rất hạn chế.
- Câu 4. Việc đầu tư về đồ dùng trực quan và các trang thiết bị trong giờ đóng kịch chuyển thể từ các tác phẩm văn học của cô như thế nào?
- 5/5 giáo viên chiếm 100% chọn đáp án thỉnh thoảng sử dụng.
Điều này cho ta thấy rằng các giáo viên vẫn còn thờ ơ và chưa thực sự coi trọng tới kết quả của giờ học mặc dù đã nắm rõ được vai trò cũng như tầm quan trọng của giờ học.
- Câu 5. Khi sử dụng giờ đóng kịch chuyển thể từ các tác phẩm văn học để hình thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi trong điều kiện cơ sở vật chất cịn nhiều khó khăn nhà trường có tổ chức cuộc thi theo sân khấu diễn không?
- 5/5 giáo viên chiếm 100% chọn đáp án thỉnh thoảng tổ chức.
Qua đây ta thấy rõ được sự hạn chế về phạm vi tổ chức, tầm quan trọng của hoạt động cũng bị giảm xuống.