Phân vai và luyện tập nhập vai

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: HÌNH THÀNH KỸ NĂNG GIAO TIẾP THÔNG QUA GIỜ ĐÓNG KỊCH CHUYỂN THỂ TỪ TÁC PHẨM VĂN HỌC CHO TRẺ 4 ĐẾN 5 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON HOA QUỲNH CHIỀNG BÔM - THUẬN CHÂU - SƠN LA (Trang 48 - 49)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.6. Phân vai và luyện tập nhập vai

Khi cô cùng các trẻ đã xác định được số lượng nhân vật trong tác phẩm, số người tham gia nhập vai. Cô không nên chỉ định và ép buộc các cháu phải đóng vai nhân vật nào. Vì khi ấy, trẻ sẽ mất đi sự hào hứng và tính chất của giờ đóng kịch ấy sẽ khơng cịn mang tính “trị chơi” nữa, nghĩa là khơng cịn phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ mầm non nữa. Điều này đồng nghĩa với việc mục đích và u cầu về giờ học đã khơng đạt hiệu quả.

Thơng thường trẻ thường thích lựa chọn các vai nhân vật thơng minh, mưu trí, dũng cảm, chăm chỉ, hiền lành, ngoan ngỗn, tốt bụng... chứ khơng thích đóng vai những nhân vật độc ác, lười biếng, hèn nhát... Lúc này cơ nên có những cách thức để giải thích cho trẻ hiểu rằng đây chỉ là đóng kịch, hay là cơ sẽ dùng những lời nói mang tính chất khích lệ trẻ. Khi ấy sẽ tạo ra được sự hứng thú cho trẻ.

Ví dụ: nhân vật Sói trong câu chuyện “Chú Dê Đen”, khi các trẻ không

nhận vai diễn này, cơ nói: “Vai Sói này là một vai diễn vơ cùng khó, bạn nào

phải giỏi mới có thể đóng vai được cơ, thế bạn nào giỏi hãy lên đóng vai cho cơ cùng các bạn xem nào?”

Thông thường trong giờ đóng kịch, số lượng trẻ tham gia tương đương với số lượng nhân vật trong tác phẩm. Nhưng đơi khi cơ cũng có thể cho nhiều trẻ cùng đóng một vai. Vì như vậy sẽ giúp cho trẻ được thay đổi hình thức, đồng thời sẽ giúp cho nhiều trẻ đều được trực tiếp tham gia vào vai diễn. Trẻ sẽ hứng thú, vui nhộn hơn khi tham gia.

Sau khi đã lựa chọn được số lượng các cháu đóng vai nhân vật trong tác phẩm một cách phù hợp. Cô tiến hành cho trẻ nhắc lại nội dung kịch bản, trò chuyện và đàm thoại cùng trẻ để trẻ hiểu sâu hơn về từng nhân vật trong tác phẩm như tính cách, giọng nói, cử chỉ, điệu bộ. Cơ hướng dẫn trẻ làm quen và tập với ngôn ngữ của kịch bản (hướng dẫn cả lớp). Tiếp đó cơ gọi các trẻ đã

được phân vai lên, để từng cháu tự nói về nhân vật của mình sẽ tham gia là nhân vật nào? Tính cách, giọng nói, cử chỉ và điệu bộ như thế nào? Và cho trẻ thử diễn một phần nào đó trong vai. Lúc này cơ chú ý lắng nghe và sửa giúp trẻ (cô hướng dẫn và sửa những lỗi sai của trẻ nhưng vẫn luôn để trẻ được tư do tưởng tượng và sáng tạo theo nhận thức của trẻ). Việc các trẻ luôn phiên thay đổi vai diễn là rất cần thiết, điều này không những làm trẻ khơng có cảm giác nhàm chán mà còn để trẻ ghi nhớ và khắc sâu toàn thể tác phẩm hơn.

Lần lượt cho trẻ tập kết hợp lời nói với các yếu tố phi ngơn ngữ cần thiết. Ghép hành động vai diễn của các cháu theo trình tự của nội dung kịch bản. Trong giờ học có thể cho trẻ diễn đi diễn lại khoảng 2 đến 4 lần cho các nhóm trẻ khác lên thực hiện. Sau khi kết thúc phần đóng kịch, cơ đàm thoại, trò chuyện, nhận xét, động viên khích lệ trẻ, giúp trẻ vui vẻ tích cực và hứng thú tham gia vào giờ học sau. Đồng thời giúp trẻ ghi nhớ, khắc sâu hơn về hành động, tính cách nhân vật cũng như nội dung và ý nghĩa của tác phẩm.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: HÌNH THÀNH KỸ NĂNG GIAO TIẾP THÔNG QUA GIỜ ĐÓNG KỊCH CHUYỂN THỂ TỪ TÁC PHẨM VĂN HỌC CHO TRẺ 4 ĐẾN 5 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON HOA QUỲNH CHIỀNG BÔM - THUẬN CHÂU - SƠN LA (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)