Hướng dẫn trẻ nắm vững cốt truyện và nội dung thơ theo vai

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: HÌNH THÀNH KỸ NĂNG GIAO TIẾP THÔNG QUA GIỜ ĐÓNG KỊCH CHUYỂN THỂ TỪ TÁC PHẨM VĂN HỌC CHO TRẺ 4 ĐẾN 5 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON HOA QUỲNH CHIỀNG BÔM - THUẬN CHÂU - SƠN LA (Trang 44 - 45)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.3. Hướng dẫn trẻ nắm vững cốt truyện và nội dung thơ theo vai

Để nhập vai diễn thật hay, thật tốt và đạt hiệu quả thì việc giúp trẻ nắm vững nội dung tác phẩm là không thể thiếu.

Trẻ hiểu và nhớ được nội dung tác phẩm thông qua việc giáo viên kể chuyện và đọc thơ cho trẻ nghe. Việc này được thực hiện chủ yếu trong giờ học cho trẻ làm quen với TPVH (kể chuyện hay đọc thơ) với thời gian cho mỗi giờ học ở các độ tuổi là khác nhau, với độ tuổi 4 đến 5 tuổi (MGN) thì thời gian cho một tiết học là từ 25 đến 30 phút. Trong khoảng thời gian ấy giáo viên cần giúp cho trẻ hiểu được nội dung của tác phẩm.

Bước đầu tiên (tiết 1) GV kể diễn cảm (đọc diễn cảm) tác phẩm 1 đến 2 lần. Lần đầu kể diễn cảm, lần 2 kết hợp tranh ảnh, đầu đĩa, hoặc rối và mơ hình...

Bước tiếp theo là GV đàm thoại với trẻ về nội dung tác phẩm. Trước hết sau mỗi lần kể (đọc) tác phẩm xong, GV luôn hỏi và nhắc lại tên tác phẩm, các nhân vật trong tác phẩm để trẻ trả lời nếu trẻ chưa trả lời được hay trả lời chưa chính xác thì GV cần gợi ý để trẻ trả lời. Tiếp theo với hệ thống câu hỏi lơgic dần phức tạp, đó là về từng nhân vật, về sự xuất hiện, tính cách, câu nói, kết quả...

Chú ý hệ thống câu hỏi đàm thoại với trẻ phải được sắp xếp theo trình tự nội dung của cốt truyện, câu hỏi mang tính sáng tạo để trẻ suy nghĩ trước rồi

mới dần gợi ý khi trẻ chưa trả lời được. GV cần biết cách gợi ý để trẻ trả lời được mà thấy như mình tự trả lời được và qua câu hỏi và sự hướng dẫn gợi ý đó trẻ được tư duy và có thêm được cái mới.

Ví dụ: Trong câu chuyện “Cáo, Thỏ và Gà Trống” khi GV đã kể diễn

cảm 1 đến 3 lần với các hình thức khác nhau. Sau khi GV đã đặt những câu hỏi như: “chúng mình vừa nghe cơ kể câu chuyện gì?, trong câu chuyện có những

nhân vật nao?...”. Rồi khi hỏi trẻ về các nhân vật như: “Cáo là nhân vật như thế nào hả các con?” trẻ có thể trả lời “Cáo độc ác, gian giảo...” Khi ấy GV hãy tiếp tục đặt những câu hỏi sáng tạo để trẻ được tư duy như “hành động nào của

Cáo đã cho các con biết Cáo độc ác nhỉ?”, “vậy khi mùa đông đến trời rất lạnh, Thỏ vẫn cố gắng đi tìm gỗ để làm nhà ở, cịn Cáo thì lấy ngay những tảng băng đơng cứng sắn đó để dựng thành nhà ở, vậy hành động này cịn cho chúng mình thấy Cáo còn là nhân vật như thế nào nữa?” Với những câu hỏi và gợi ý một

cách nhẹ nhàng như vậy trẻ sẽ vừa được tư duy vừa có thể trả lời một cách dễ dàng đầy hứng thú.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: HÌNH THÀNH KỸ NĂNG GIAO TIẾP THÔNG QUA GIỜ ĐÓNG KỊCH CHUYỂN THỂ TỪ TÁC PHẨM VĂN HỌC CHO TRẺ 4 ĐẾN 5 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON HOA QUỲNH CHIỀNG BÔM - THUẬN CHÂU - SƠN LA (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)