Lựa chọn tác phẩm văn học để chuyển thể thành kịch bản

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: HÌNH THÀNH KỸ NĂNG GIAO TIẾP THÔNG QUA GIỜ ĐÓNG KỊCH CHUYỂN THỂ TỪ TÁC PHẨM VĂN HỌC CHO TRẺ 4 ĐẾN 5 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON HOA QUỲNH CHIỀNG BÔM - THUẬN CHÂU - SƠN LA (Trang 40 - 41)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.1. Lựa chọn tác phẩm văn học để chuyển thể thành kịch bản

Việc lựa chọn truyện thơ một cách đúng đắn và phù hợp nhất với đối tượng, mục đích của giáo viên đôi khi gặp rất nhiều khó khăn, có những tác phẩm ngắn trẻ có thể thuộc ngay nhưng cũng có những tác phẩm đối với trẻ là dài. Việc lựa chọn truyện để chuyển thể sang kịch bản là một khâu vô cùng quan trọng, tác phẩm được chọn phải vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, vừa phải phù hợp với khả năng tiếp nhận văn học của trẻ.

Trẻ tuổi mầm non chưa thể đọc được và muốn hình thành KNGT cho trẻ qua giờ đóng kịch chuyển thể từ TPVH thì giờ đóng kịch ấy cần phải đa dạng, sinh động nên một trong những yêu cầu khi lựa chọn tác phẩm văn học cho trẻ là nên có những tác phẩm phù hợp độ tuổi để có thể chuyển từ ngôn ngữ viết sang ngôn ngữ kể lại, chuyển thể từ các TPVH sang kịch bản.

Đối với TPVH ở chương trình mẫu giáo chuyển từ truyện kể sang kịch bản địi hỏi truyện phải có tính kịch, có mâu thuẫn, xung đột giữa các nhân vật và khơng nên có q nhiều nhân vật. Các tác phẩm được lựa chọn phải đáp ứng được yêu cầu giáo dục: Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình, cách đối nhân xử thế... tính cách của các nhân vật phải được thể hiện rõ ràng, phù hợp. Tính cách của các nhân vật tự bộc lộ qua hành động và ngôn ngữ (đối thoại, độc thoại). Khi chuyển thể phải tập trung vào ngôn ngữ đối thoại để gây được ấn tượng cho người nghe.

Yêu cầu để lựa chọn tác phẩm chuyển sang kịch bản

1. Tác phẩm được lựa chọn chuyển thể cần có một cốt truyện mạch lạc, các tình tiết hấp dẫn mang kịch tính, thu hút được sự chú ý của trẻ.

Trong TPVH cốt truyện là nịng cốt có sự diễn biến các mối quan hệ và sự phát triển của tính cách nhân vật. Trong thực tế cốt truyện của tác phẩm hết sức đa dạng đối với trẻ mẫu giáo do khả năng nhận thức còn hạn chế, ta chỉ nên lựa chọn những tác phẩm có cốt truyện đơn tuyến, gọn, có dung lượng nhỏ phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ, tránh chọn những tác phẩm có cốt truyện đa tuyến, trình bày một hệ thống biến cố phức tạp.

2. Các tác phẩm được lựa chọn phải chứa nhiều mâu thuẫn, những mâu thuẫn và những xung đột của truyện phải được tập trung giải quyết, không

nên chọn những tác phẩm ít kịch tính, những mâu thuẫn xung đột rời rạc, không tập trung.

3. Các tác phẩm được lựa chọn phải có tuyến nhân vật rõ ràng, trong truyện đồng thoại nhân vật là những con vật và những vật vô tri nhưng đã được nhân cách hóa để biết nói, biết cười mang những đặc tính rất “con người” cũng có thể chuyển thành kịch bản.

Một điều cần lưu ý là khơng nên chọn những câu chuyện có những nhân vật là những con vật hoang tưởng (ví dụ: con rồng, yêu quái, ma quỷ...) mà nên chọn các truyện có những nhân vật là các con vật gần gũi xung quanh cuộc sống của trẻ thơ. Nhân vật phải có hoạt động và gây được ấn tượng với trẻ về mặt ngoại hình bởi sự hấp dẫn trẻ thơ trước hết là sự hấp dẫn trực giác. Từ những đặc điểm bề ngoài những hoạt động cụ thể nhằm khắc họa tính cách nhân vật một cách sâu sắc. Nên chọn những tác phẩm mà tính cách nhân vật khơng q phức tạp, mỗi nhân vật cụ thể gắn với một đức tính cụ thể của con người như: tốt, hiền lành, thật thà, dũng cảm, chăm chỉ, siêng năng hay là xấu xa, độc ác, lười biếng, hèn nhát... sao cho phù hợp với nhận thức của trẻ.

4. Các tác phẩm được lựa chọn phải có hệ thống ngơn ngữ giản dị, dễ hiểu, phù hợp với trẻ thơ.

Trước hết ngơn ngữ trong tác phẩm phải chính xác, trong sáng và mang ý nghĩa thực, các lời nói hay đối thoại phải phù hợp với hoạt động tổ chức của nhân vật.

Ngôn ngữ cũng phải mang tính hàm xúc, nghĩa là lời nói phải ngắn gọn, cô đọng và ý tứ rõ ràng.

Cuối cùng là phải chú ý tới tính tạo hình và tính biểu cảm của ngơn ngữ. Đó là hai yếu tố ln kết hợp chặt chẽ với nhau và hỗ trợ đắc lực trong quá trình tiếp nhận văn học cũng như trong giờ đóng kịch của trẻ. Hệ thống ngôn ngữ mang tính tạo hình và tính biểu cảm khơng chỉ gây hấp dẫn khi trẻ chơi mà cịn giúp các trẻ phát triển tư duy hình tượng.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: HÌNH THÀNH KỸ NĂNG GIAO TIẾP THÔNG QUA GIỜ ĐÓNG KỊCH CHUYỂN THỂ TỪ TÁC PHẨM VĂN HỌC CHO TRẺ 4 ĐẾN 5 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON HOA QUỲNH CHIỀNG BÔM - THUẬN CHÂU - SƠN LA (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)