Công tác tuyển sinh hệ đào tạo vừa làm vừa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo hệ vừa làm vừa học tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, đại học quốc gia hà nội (Trang 54)

9. Cấu trúc luận văn

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động đào tạo ở Trƣờng ĐHKHXH&NV

2.3.1. Công tác tuyển sinh hệ đào tạo vừa làm vừa học

Là một đơn vị trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, đồng thời chịu sự quản lý nhà nƣớc về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trƣờng ĐHKHXH&NV luôn thực hiện đúng các quy định của cơ quan chủ quản về công tác tuyển sinh hệ VLVH. Trƣớc khi quy chế tuyển sinh đại học hệ VLVH theo quyết định số 62/2008/BGDĐT ngày 25/11/2008 của Bộ GD&ĐT đƣợc ban hành, công tác tuyển sinh của Trƣờng ĐHKHXH&NV đƣợc thực hiện theo các quy chế trƣớc đây của Bộ GD&ĐT và của Đại học Quốc gia Hà Nội. Công tác tuyển sinh đƣợc tiến hành liên tục trong năm sau khi Nhà trƣờng đƣợc giao chỉ tiêu đào tạo. Đối với các cơ sở liên kết đào tạo tại các địa phƣơng, sau khi hoàn tất các thủ tục pháp lý và đảm bảo đủ số lƣợng thí sinh đăng ký dự thi, Nhà trƣờng tổ chức các kỳ thi tuyển sinh tại các cơ sở đào tạo vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, sau khi quyết định số 62/2008/BGDĐT đƣợc ban hành, công tác tuyển sinh của Nhà trƣờng chỉ còn tập trung vào 4 đợt trong năm trong các tháng 3, 4, 10, 11.

Không chỉ thực hiện đúng quy chế về thời gian tuyển sinh, quy trình cơng tác tuyển sinh của Nhà trƣờng cũng đƣợc thực hiện đúng theo các quy định của cấp chủ quản nhằm đảm bảo tính kế hoạch, thống nhất.

Bảng 2.4: Quy trình cơng tác tuyển sinh hệ VLVH của Trƣờng ĐHKHXH&NV.

TT Nội dung Đơn vị thực hiện

1 Lập kế hoạch về chỉ tiêu tuyển sinh, dự

kiến phân bổ chỉ tiêu, ngành đào tạo Phòng Đào tạo 2

Tiếp nhận văn bản của các cơ sở có đề nghị liên kết đào tạo, đề xuất Ban Giám hiệu Nhà trƣờng phê duyệt kế hoạch

Phòng Đào tạo

3 Thơng báo tuyển sinh

Phịng Đào tạo phối hợp cùng Trung tâm Nghiệp vụ Báo chí & Truyền thông

4 Phát hành và tiếp nhận hồ sơ dự tuyển

Phòng Đào tạo phối hợp cùng các cơ sở liên kết đào tạo

5 Xử lý thơng tin thí sinh dự tuyển Phịng Đào tạo (bộ phận nghiệp vụ) 6 Thành lập Hội đồng tuyển sinh, Ban

Thƣ ký, cử cán bộ coi thi

Phòng Đào tạo đề xuất, Ban Giám hiệu phê duyệt 7 Lập kế hoạch tài chính cho tuyển sinh Phịng Đào tạo phối hợp cùng Phòng Tài vụ 8

Trích xuất dữ liệu tuyển sinh, lập danh sách thí sinh dự thi, làm giấy báo thi, thẻ dự thi chuyển phát cho thí sinh

Phịng Đào tạo phối hợp cùng Phịng Hành chính, các cơ sở liên kết đào tạo 9 Tổ chức thi tuyển sinh

Phòng Đào tạo phối hợp cùng các cơ sở liên kết đào tạo

10 Tổ chức làm phách, mời chấm thi, ghép phách, lên điểm

Phòng Đào tạo (Ban Thƣ ký)

11 Cơng bố kết quả tuyển sinh, triệu tập thí sinh nhập học

Phòng Đào tạo phối hợp cùng Phịng Cơng tác sinh viên

12 Tổ chức chấm thi phúc khảo, xử lý và báo cáo kết quả phúc khảo

Phòng Đào tạo (Ban Thƣ ký)

Tuy nhiên, trong thực tế khi triển khai cơng tác tuyển sinh, Nhà trƣờng vẫn cịn gặp phải một số khó khăn nhất định:

- Việc lập kế hoạch tuyển sinh còn chƣa đƣợc ổn định, thƣờng phải thay đổi trong quá trình tuyển sinh do các điều kiện khách quan, dẫn đến việc tổ chức tuyển sinh đôi khi còn chƣa đúng kế hoạch, ln phải có sự điều chỉnh.

- Đối với việc phối hợp với các đơn vị liên kết đào tạo, nhất là các cơ sở mới, đôi khi việc triển khai công tác tuyển sinh còn chƣa đồng bộ, thống nhất dẫn đến việc chậm tiến độ, ảnh hƣởng đến kế hoạch chung.

Về môn thi tuyển sinh của hệ VLVH, Nhà trƣờng chỉ tổ chức thi tuyển sinh các môn thi khối C (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý). Đề thi do Ban Đề thi của Nhà trƣờng ra, do Chủ tịch HĐTS quản lý và đảm bảo đƣợc công tác bảo mật. Bên cạnh đó từ năm 2007 đến nay, Nhà trƣờng cịn triển khai một số chƣơng trình đào tạo liên thơng từ cao đẳng lên đại học hệ VLVH, văn bằng 2 VLVH, cho nên yêu cầu đối với mơn thi tuyển sinh cũng có sự khác biệt. Vì vậy yêu cầu về kiến thức của mơn thi trong chƣơng trình đào tạo liên thơng hệ VLVH phải thuộc khối kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên ngành của ngành đào tạo mà thí sinh đăng ký dự thi.

Bảng 2.5: Thống kê môn thi tuyển sinh đối với các chƣơng trình đào tạo hệ VLVH ở Trƣờng ĐHKHXH&NV

TT Chƣơng trình Mơn thi

1 Chuẩn cho các ngành

- Ngữ văn - Lịch sử - Địa lý

2 Liên thông ngành Văn học - Lý luận văn học

- Văn học Việt Nam hiện đại

3 Liên thơng ngành Báo chí - Cơ sở lý luận báo chí truyền thơng - Các thể loại báo chí

TT Chƣơng trình Môn thi

4 Liên thông ngành Lƣu trữ học và Quản trị văn phòng

- Công tác văn thƣ - Công tác lƣu trữ 5 Liên thông ngành Thông tin

– Thƣ viện

- Thông tin học đại cƣơng - Thƣ viện học đại cƣơng 6 Văn bằng 2 hệ VLVH ngành

Báo chí

- Triết học

- Văn học Việt Nam hiện đại

Do tính đa dạng trong thiết kế chƣơng trình đào tạo cho hệ đào tạo VLVH của Trƣờng ĐHKHXH&NV nên khi triển khai công tác tuyển sinh, việc xây dựng đề thi tuyển sinh cho hệ VLVH vẫn còn nảy sinh những bất cập sau:

- Đối với chƣơng trình đào tạo chuẩn, phần lớn thí sinh tham dự thi tuyển các môn thi khối C đều là những ngƣời đi làm rồi mới có nhu cầu học tập tiếp tục, nên có những hạn chế trong việc tiếp thu kiến thức khoa học xã hội với một khối lƣợng tƣơng đối lớn. Điều này dẫn đến chất lƣợng bài làm của thí sinh trong kỳ thi khơng cao, dễ nảy sinh vấn đề gian lận trong thi cử của thí sinh.

- Việc chỉ tổ chức thi tuyển sinh khối C cũng hạn chế nhu cầu và khả năng của những thí sinh có thể dự thi các khối thi khác.

- Mơn thi của chƣơng trình đào tạo liên thơng hệ VLVH cịn có khoảng cách khá lớn hoặc chƣa đồng bộ với kiến thức ở bậc học cao đẳng, dẫn đến việc chƣa phản ánh thực sự trình độ của các thí sinh.

2.3.2. Thực trạng quản lý xây dựng và vận hành chương trình đào tạo

2.3.2.1. Cơng tác quản lý việc xây dựng chương trình đào tạo

Chƣơng trình đào tạo của nhà trƣờng đƣợc thiết kế theo qui định của Bộ Giáo dục Đào tạo và của Đại học Quốc gia Hà Nội, ngoại trừ nội dung môn học Giáo dục thể chất. Căn cứ vào tình hình và nhu cầu tuyển sinh hàng

năm của các ngành, Nhà trƣờng triển khai việc tổ chức xây dựng các chƣơng trình đào tạo cho phù hợp với nhu cầu của các cá nhân, tổ chức xã hội. Hiện nay, trong việc quản lý chƣơng trình đào tạo hệ VLVH, Nhà trƣờng có 3 chƣơng trình đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu của ngƣời học bao gồm:

Chương trình chuẩn: Thời gian đào tạo 5 năm, dành cho ngƣời học tốt

nghiệp THPT hoặc tƣơng đƣơng trở lên

Chương trình liên thơng: Thời gian đào tạo từ 1,5 – 2 năm, dành cho

ngƣời học có bằng tốt nghiệp cao đẳng phù hợp với chuyên ngành đào tạo.

Chương trình văn bằng 2: Thời gian đào tạo từ 2 – 2,5 năm, dành cho

ngƣời học đã có bằng đại học có nhu cầu học văn bằng 2 phù hợp với chuyên môn công tác.

Việc xây dựng các chƣơng trình đào tạo trên xuất phát từ nhu cầu của xã hội nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đối tƣợng có nhu cầu học tập. Với đặc điểm là là trƣờng đại học đa ngành về lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn nên việc xây dựng chƣơng trình đào tạo ln đƣợc Nhà trƣờng quan tâm nhằm điều chỉnh linh hoạt nội dung chƣơng trình. Nhà trƣờng giao cho các Khoa/Bộ mơn chủ động xây dựng chƣơng trình đào tạo phù hợp với điều kiện đào tạo của đơn vị mình. Sau khi hội đồng khoa học đào tạo cấp Khoa/Bộ môn phê duyệt chƣơng trình đào tạo, Nhà trƣờng tổ chức nghiệm thu, chỉnh sửa và ban hành, đƣa chƣơng trình đào tạo vào tổ chức đào tạo. Tuy nhiên trong quá trình quản lý việc xây dựng chƣơng trình đào tạo vẫn cịn bộc lộ những tồn tại.

Thứ nhất, mặc dù chƣơng trình đào tạo hệ VLVH kế thừa theo chƣơng trình đào tạo của hệ chính quy và đã đƣợc rút gọn nhằm phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh ngƣời học nhƣng việc điều chỉnh thƣờng xuyên không đƣợc quan tâm thực hiện. Việc thực hiện điều chỉnh nội dung chƣơng trình chủ yếu là biện pháp cơ học, hệ quả là chƣơng trình thiếu tính hấp dẫn và cập nhật tri thức mới so với chƣơng trình đào tạo chính quy.

Thứ hai, đối với chƣơng trình đào tạo liên thơng, việc tổ chức xây dựng chƣơng trình đào tạo cịn nhiều bất cập trong việc so sánh, lựa chọn khối kiến thức sinh viên đã tích lũy ở bậc học cao đẳng để làm cơ sở xây dựng chƣơng trình liên thơng, do đó thời lƣợng đào tạo của mỗi ngành khác nhau, chƣa thể có quy định thống nhất chung về thời lƣợng đào tạo.

Bảng 2.6: Thống kê thời lƣợng của các chƣơng trình đào tạo hệ VLVH

TT Chƣơng trình Thời lƣợng quy đổi

(theo giờ tín chỉ)

1 Chuẩn cho các ngành 2085 2 Văn bằng 2 ngành Báo chí 1365 3 Liên thơng ngành Văn học 930 4 Liên thơng ngành Báo chí 1020 5 Liên thông ngành Thƣ viện 975 6 Liên thông ngành LTH&QTVP 870

Khi khảo sát về tính hợp lý của nội dung chƣơng trình đào tạo, chúng tơi xây dựng với 5 nội dung để khảo sát ý kiến của 240 sinh viên và thu đƣợc kết quả theo bảng sau

Bảng 2.7: Kết quả khảo sát tính hợp lý của nội dung chƣơng trình đào tạo

TT Nội dung Số lƣợng Tỷ lệ % Thứ bậc

1 Tính thực tiễn cao 9 3.75 5 2 Tính phù hợp với nghề nghiệp 65 27.0 2 3 Tính phù hợp với khả năng sinh viên 35 15.0 3 4 Tính hợp lý trình tự mơn học 15 6.25 4 5 Cả 4 nội dung trên 116 48.0 1

Nhƣ vậy đánh giá chung cho chƣơng trình đào tạo của Nhà trƣờng nhìn chung là đảm bảo nội dung và đƣợc đông đảo sinh viên chấp nhận.

2.3.2.2. Công tác quản lý việc vận hành chương trình đào tạo

Đầu mỗi năm học, Nhà trƣờng gửi thông báo về kế hoạch thực hiện chƣơng trình đào tạo đến các Khoa/Bộ mơn. Trên cơ sở đó, các Khoa/Bộ mơn tiến hành kế hoạch lập thời khóa biểu, danh mục môn học, hồ sơ giảng viên thực hiện công tác giảng dạy theo từng lớp và gửi về Phòng Đào tạo là đầu mối tập trung quản lý và theo dõi kế hoạch tổ chức đào tạo. Trong suốt năm học, việc kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giảng dạy của giảng viên đều do bộ phận khơng chính quy của Phịng Đào tạo phối hợp cùng các Khoa/Bộ môn, Ban Thanh tra Đào tạo đảm nhiệm.

Tuy nhiên trên thực tế, công tác quản lý và vận hành chƣơng trình đào tạo khơng ít biến động do sự thay đổi mang tính chủ quan từ phía giảng viên và ngƣời làm cơng tác quản lý. Với mỗi kế hoạch học tập của các lớp hệ VLVH, chỉ cần một giảng viên vì lý do nào đó khơng thể thực hiện công tác giảng dạy cũng sẽ kéo theo sự thay đổi kế hoạch học tập của lớp đó. Việc xáo trộn kế hoạch tập không chỉ gây ức chế cho sinh viên, giảng viên và ngƣời làm công tác quản lý lớp học mà còn ảnh hƣởng rất nhiều đến việc tổ chức, điều hành công tác giảng dạy, nhất là những lớp học tại các địa phƣơng.

Mặt khác, công tác triển khai nội dung đề cƣơng môn học trên thực tế cũng bộc lộ những hạn chế. Đề cƣơng môn học phải là công cụ định hƣớng về nội dung, phƣơng pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá và kế hoạch học tập của môn học, là phƣơng tiện giao tiếp giữa thầy và trò. Tuy nhiên một số môn học đƣợc thiết kế chung cho nhiều giảng viên dạy dẫn đến việc giảng dạy không bám sát đề cƣơng, xa rời thực tế vẫn xảy ra trong một số chƣơng trình đào tạo. Nội dung mơn học đƣợc đƣa vào nhiều mà khơng tính hết thời gian tiêu hao do phải tổ chức các phƣơng pháp hoạt động khác nhau để sinh viên lĩnh

hội, cũng dẫn đến tình trạng ngƣời dạy khơng đáp ứng đƣợc những u cầu do chính mình hoặc đồng nghiệp đặt ra.

2.3.2.3. Công tác quản lý và phát triển hệ thống học liệu

Một trong những yêu cầu cơ bản của đào tạo đại học là cung cấp học liệu (giáo trình, bài giảng, sách chuyên khảo, tài liệu tham khảo...) cho ngƣời học. Nhận thức yêu cầu trên, Nhà trƣờng luôn chỉ đạo các đơn vị xây dựng và hoàn thiện và bổ sung hệ thống học liệu theo các tiêu chí của đơn vị mình. Mặc dù đã có những cố gắng tích cực, tuy nhiên với đặc điểm của hệ đào tạo VLVH là hình thức đào tạo không tập trung, nhiều lớp cách xa trƣờng, hệ thống phần mềm quản lý học liệu chƣa phát triển... nên công tác học liệu vẫn cịn gặp nhiều khó khăn. Sinh viên phần lớn vẫn học theo tài liệu hƣớng dẫn của giảng viên và thụ động trong việc tìm kiếm nguồn tài liệu phục vụ việc học tập của mình. Mặt khác nhiều lớp ở cách xa trƣờng nên việc tìm kiếm tài liệu cũng hạn chế do tại các cơ sở địa phƣơng, hệ thống sách chuyên khảo gần nhƣ là khơng có đối với u cầu của những mơn học chuyên ngành.

2.3.3. Thực trạng quản lý tổ chức đào tạo hệ VLVH

Ngoài việc tổ chức đào tạo các lớp tại Trƣờng, Trƣờng ĐHKHXH&NV còn phải tổ chức đào tạo cho các lớp đặt tại các cơ sở liên kết đào tạo tại các địa phƣơng. Do vậy việc lựa chọn hình thức tổ chức đào tạo cho phù hợp với đặc điểm của từng lớp học là một vấn đề luôn đƣợc nhà trƣờng quan tâm. Với quy mơ đào tạo trung bình hàng năm khoảng gần 5000 sinh viên, trong đó với các nhóm đối tƣợng đang cƣ trú hoặc công tác ở những địa bàn khác nhau cũng đặt ra nhƣng yêu cầu khác biệt đối với việc lựa chọn hình thức tổ chức đào tạo.

Khi khảo sát ý kiến của 300 sinh viên về nhu cầu lựa chọn hình thức đào tạo, chúng tơi có kết quả sau:

Bảng 2.8: Kết quả khảo sát nhu cầu lựa chọn hình thức tổ chức đào tạo TT Hình thức tổ chức đào tạo Số lƣợng Tỷ lệ %

1 Học tập trung liên tục trong

2 tháng 28 9.3 %

2 Học vào các buổi tối trong

tuần 57 19.0 %

3 Học vào các ngày nghỉ cuối

tuần 124 41.3 %

4 Học tập trung 10

ngày/tháng 91 30.4 %

Một đặc điểm dễ nhận thấy là phần lớn đối tƣợng học hệ VLVH đều đã có công việc tƣơng đối ổn định, do vậy việc lựa chọn hình thức tổ chức học tập phù hợp với điều kiện của ngƣời học là một nhu cầu tất yếu. Qua bảng trên có thể thấy, việc tổ chức học tập vào các ngày nghỉ và theo chu kỳ 10 ngày/tháng đối với sinh viên ở khu vực nơng thơn và miền núi có rất nhiều thuận lợi. Ngƣợc lại với sinh viên ở khu vực thành thị (tập trung chủ yếu ở khu vực Hà Nội), hình thức học tập vào buổi tối các ngày trong tuần là lựa chọn tốt nhất và thuận tiện nhất trong việc bố trí kế hoạch học tập cùng với việc đảm bảo công việc hiệu quả. Do khơng bị ảnh hƣởng hoặc ảnh hƣởng ít đến cơng việc nên việc tổ chức hình thức học tập theo các hình thức này sẽ tạo ra thuận lợi với ngƣời học, vì thế việc quản lý ngƣời học cũng có đƣợc những thuận lợi nhất định.

Với đặc thù là hoạt động đào tạo không tập trung, thời gian học tập bị chi phối do các điều kiện hồn cảnh cơng tác của sinh viên nên hình thức tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo hệ vừa làm vừa học tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, đại học quốc gia hà nội (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)