9. Cấu trúc luận văn
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động đào tạo ở Trƣờng ĐHKHXH&NV
2.3.8. Các cơ sở liên kết đào tạo và công tác quản lý đào tạo
2.3.8.1. Các cơ sở liên kết đào tạo
Trƣớc năm 2006, Trƣờng ĐHKHXH&NV có quan hệ hợp tác với trên 30 cơ sở liên kết đào tạo trên cả nƣớc bao gồm các trƣờng đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung tâm giáo dục thƣờng xuyên cấp tỉnh, hệ thống các trƣờng chính trị tỉnh, các trung tâm giới thiệu việc làm, trƣờng bồi dƣỡng cán bộ tỉnh... Tuy nhiên kể từ năm 2008 trở lại đậy, Nhà trƣờng thực hiện nguyên tắc liên kết đào tạo theo đúng tinh thần quy chế tuyển sinh đại học hệ VLVH ban hành theo quyết định số 62/2008/QĐ-BGDĐT ký ngày 25 tháng 11 năm 2008 quy định về điều kiện các cơ sở đƣợc liên kết mở lớp
Bảng 2.10: Các cơ sở liên kết đào tạo với Trƣờng ĐHKHXH&NV
TT Đơn vị liên kết Các ngành đào tạo
1. Trung tâm GDTX Cà Mau Báo chí
2. Trung tâm GDTX Kom Tum Lƣu trữ học và Quản trị văn phòng
3. Trung tâm GDTX Quảng Bình Lƣu trữ học và Quản trị văn phòng
4. Trung tâm GDTX Quảng Trị Khoa học quản lý 5. Trung tâm GDTX Thái Nguyên Báo chí
6. Trung tâm GDTX Thanh Hóa Thơng tin – Thƣ viện 7. Trung tâm GDTX Tuyên Quang Báo chí
8. Trung tâm GDTX Vĩnh Phúc Xã hội học, Văn học 9. Trƣờng Cao đẳng Truyền hình Báo chí
10. Trƣờng CĐ Phát thanh – Truyền hình 1 Báo chí
11. Trƣờng CĐ Sƣ phạm Điện Biên Công tác xã hội
12. Trƣờng CĐ Sƣ phạm Nha Trang Lƣu trữ học và Quản trị văn phòng
13. Trƣờng CĐ Sƣ phạm Thái Bình Văn học
14. Trƣờng CĐ Sƣ phạm Thái Nguyên Thông tin – Thƣ viện
15. Trƣờng CĐ Sƣ phạm Thừa Thiên Huế
Lƣu trữ học và Quản trị văn phịng, Thơng tin – Thƣ viện
16. Trƣờng Chính trị tỉnh Bắc Ninh Báo chí
17. Trƣờng Chính trị tỉnh Vĩnh Phúc Khoa học quản lý
18. Trƣờng Chính trị tỉnh Yên Bái Khoa học quản lý, Lƣu trữ học và Quản trị văn phòng
19. Trƣờng Đại học Hồng Đức Lƣu trữ học và Quản trị văn phòng
20. Trƣờng Đại học Vinh
Lƣu trữ học và Quản trị văn phịng, Thơng tin – Thƣ viện
21. Trƣờng Trung học Kinh tế - Kỹ thuật
Hồng Lam Thông tin – Thƣ viện 22. Trƣờng Trung học Văn hóa Nghệ thuật
& Du lịch Hải Dƣơng
Lƣu trữ học và Quản trị văn phịng, Thơng tin – Thƣ viện
Các đơn vị liên kết đào tạo đều là những cơ sở đảm bảo các yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đội ngũ cán bộ quản lý và đều đƣợc Ủy ban Nhân dân tỉnh hoặc cơ quản chủ quản cho phép liên kết đào tạo.
Đội ngũ cán bộ quản lý tại các cơ sở liên kết đào tạo hầu hết là các cán bộ giảng dạy lâu năm, có kinh nghiệm trong ngành giáo dục hoặc là các cán bộ đang làm công tác quản lý và giảng dạy tại các trung tâm giáo dục thƣờng xuyên, các trƣờng đại học, cao đẳng các tỉnh... giàu nhiệt huyết và có trình độ. Đây là đội ngũ cán bộ trợ giúp cho Trƣờng ĐHKHXH&NV trong việc quản lý học vụ của sinh viên vì họ thƣờng xuyên tiếp xúc trực tiếp với giảng viên và sinh viên.
2.3.8.2. Công tác quản lý đào tạo
Công tác quản lý của các cơ sở liên kết đào tạo đối với sinh viên chủ yếu là quản lý việc chấp hành nội quy, quy định về học tập, thông qua việc quản lý việc lên lớp tham gia học tập để có cơ sở cùng nhà trƣờng xét tƣ cách dự thi học phần và tƣ cách dự thi tốt nghiệp. Theo quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hình thức VLVH ban hành kèm theo Quyết định số 36/2007/QĐ- BGD-ĐT ngày thì điều kiện để sinh viên đƣợc dự thi học phần là:
Làm đầy đủ các bài thực hành, bài tập, thí nghiệm, tiểu luận, bài tập lớn, thiết kế đồ án”.
Cơ chế quản lý lớp tại các cơ sở liên kết đào tạo đƣợc tổ chức gồm 02 chủ nhiệm lớp. Chủ nhiệm lớp thứ nhất là cán bộ của Khoa tổ chức đào tạo: chịu trách nhiệm trong việc xây dựng, điều phối kế hoạch học tập, thi cử, đơn đốc nghĩa vụ học phí của sinh viên, là đầu mối xử lý kết quả học vụ giữa Nhà trƣờng đối với sinh viên. Chủ nhiệm lớp thứ hai là cán bộ của các đơn vị liên kết đào tạo: chịu trách nhiệm trong việc theo dõi và quản lý thời gian lên lớp của sinh viên và giảng viên, là đầu mối thực hiện các công tác khác bao gồm xử lý học vụ, quản lý nghĩa vụ nộp học phí của sinh viên, phối hợp với cán bộ giảng viên của Trƣờng ĐHKHXH&NV tổ chức các kỳ thi giữa kỳ và thi kết thúc môn học.
Khi khảo sát ý kiến của 150 ngƣời là sinh viên và các giảng viên, nhà quản lý về cơ chế quản lý tại các cơ sở liên kết đào tạo, chúng tôi thu đƣợc kết quả sau:
Bảng 2.11: Thực trạng công tác quản lý đào tạo với các cơ sở liên kết
TT
Công tác quản lý đào tạo với các
cơ sở liên kết Mức độ đánh giá Điểm trung bình Thứ bậc Rất tốt (5) Tốt (4) Khá (3) Trung bình (2) Yếu (1) 1 Phân định trách nhiệm của giảng viên 17 28 54 43 8 3.03 1 2 Vai trò quản lý của Nhà trƣờng 18 34 49 32 17 3.02 2 3 Vai trò quản lý của cơ sở liên kết đào tạo
Kết quả khảo sát cho thấy, việc phân định trách nhiệm của giảng viên tham gia công tác quản lý đào tạo ở các cơ sở liên kết đạt kết quả tốt. Vai trò quản lý của Trƣờng ĐHKHXH&NV đƣợc đánh giá cao hơn so với các cơ sở liên kết đào tạo. Điều này thể hiện đúng với thực trạng của hầu hết các cơ sở liên kết với nhà trƣờng trong việc tham gia quản lý hoạt động đào tạo.
Tuy nhiên trên thực tế, công tác quản lý ngƣời học tại các cơ sở liên kết đào tạo vẫn nảy sinh những bất cập sau:
Kế hoạch giảng dạy và học tập thƣờng không ổn định, hay bị thay đổi do phụ thuộc vào kế hoạch giảng dạy của giảng viên, nhất là ở những mơn học có số giảng viên phụ trách ít. Điều này ảnh hƣởng khơng nhỏ tới kế hoạch học tập của sinh viên vì phần lớn họ là những cán bộ, cơng chức đã đi làm, việc sắp xếp công việc và thời gian để đảm bảo kế hoạch học tập là rất khó khăn.
Ở một số cơ sở đào tạo, do cán bộ quản lý chƣa nắm bắt kịp thời các qui định học vụ nên đơi khi dẫn đến tình trạng hƣớng dẫn sinh viên chƣa đƣợc chính xác, hoặc khơng thực hiện đúng các qui chế của nhà trƣờng. Nguyên nhân là do cơ chế phối hợp giữa cơ sở và nhà trƣờng chƣa đƣợc nhất quán. Mặt khác còn do điều kiện cách xa về mặt địa lý, trình độ quản lý chƣa đồng đều, một số cán bộ giảng dạy làm công tác kiêm nhiệm hoặc thƣờng xuyên luân chuyển cán bộ nên hiệu quả công việc chƣa cao.
Bản thân đội ngũ cán bộ, nhân viên tại các cơ sở đào tạo cũng tạo ra những hạn chế do tác phong làm việc, sự quen biết, nên đôi khi nảy sinh hiện tƣợng tiêu cực trong học tập và thi cử tuy không đáng kể.