Thực trạng quản lý đội ngũ và hoạt động giảng dạy của giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo hệ vừa làm vừa học tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, đại học quốc gia hà nội (Trang 63 - 66)

9. Cấu trúc luận văn

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động đào tạo ở Trƣờng ĐHKHXH&NV

2.3.4 Thực trạng quản lý đội ngũ và hoạt động giảng dạy của giảng viên

Trong nhiều năm qua, đội ngũ giảng viên của Trƣờng ĐHKHXHNV không ngừng tăng về số lƣợng lẫn chất lƣợng. Ngồi ra, cịn một số lƣợng lớn giảng viên thỉnh giảng, có trình độ và kinh nghiệm từ các trƣờng đại học, viện nghiên cứu, hoặc các Bộ, Ban, Ngành liên quan đến đã hợp tác giảng dạy. Công tác quản lý đội ngũ giảng viên của Nhà trƣờng là chỉ đạo, theo dõi và đôn đốc giảng viên thực hiện kế hoạch chuyên môn. Việc thực hiện kế hoạch do Phòng Đào tạo và Khoa phối hợp dƣới sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu. Việc phân công kế hoạch nhiệm vụ cho giảng viên đƣợc thực hiện từ cấp Khoa theo kế hoạch đào tạo vào mỗi đầu năm học. Sau khi Ban Chủ nhiệm Khoa phân công kế hoạch cho giảng viên, hồ sơ giảng viên và kế hoạch giảng dạy đƣợc chuyển lên Phòng Đào tạo thẩm định, làm cơ sở để trình Ban Giám hiệu phê duyệt.

Việc thực hiện chƣơng trình đào tạo địi hỏi giảng viên phải có sự nghiêm túc trong hoạt động giảng dạy đúng theo quy định của Nhà trƣờng, không đƣợc tùy tiện cắt xén hoặc thêm bớt nội dung chƣơng trình. Đây chính là yếu tố quyết định việc hoàn thành kế hoạch đúng tiến độ theo năm học.

Nhận định việc quản lý hồ sơ chuyên môn của giảng viên là yếu tố quan trọng để tiến hành các hoạt động tổ chức đào tạo. Do vậy Nhà trƣờng luôn yêu cầu giảng viên thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các loại hồ sơ chuyên môn của giảng viên cũng nhƣ của bộ môn nhƣ: Kế hoạch của bộ môn, kế hoạch giảng dạy của cá nhân giảng viên. Mỗi giảng viên trƣớc khi lên lớp đều phải có sự chuẩn bị tốt về giáo trình, bài giảng, thiết bị dạy học, phƣơng pháp dạy học.

Đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên bao gồm các hoạt động lên lớp và ngoài giờ lên lớp nhƣ biên soạn bài giảng, chấm thi. Với đặc thù là hoạt động đào tạo không tập trung, thời gian học tập bị chi phối do các điều kiện hồn cảnh cơng tác của sinh viên nên hình thức tổ chức dạy học của giảng viên chủ yếu là thuyết trình, nặng về phƣơng pháp truyền thụ kiến thức theo kiểu Thầy giảng – Trò nghe và ghi chép. Sinh viên tiếp thu kiến thức chủ yếu thông qua bài giảng của giảng viên, thời gian nghiên cứu, tự học, thảo luận, thực hành... rất hạn chế. Mặt khác, do điều kiện hạn chế về học liệu nên việc tự chuẩn bị kiến thức trƣớc khi lên lớp của sinh viên gần nhƣ là khơng có dẫn đến tình trạng học “chay” của sinh viên là phổ biến. Giảng viên lên lớp cho hệ VLVH chủ yếu tập trung vào số giờ lên lớp mà ít hƣớng dẫn sinh viên trong việc tự học, thậm chí nhiều trƣờng hợp dồn tiết hoặc giảm thời lƣợng môn học so với chƣơng trình đào tạo. Thực tế đó cho thấy tình hình giảng viên ít quan tâm đến tình hình lớp học và các hoạt động khác của sinh viên còn diễn ra phổ biến. Mặt khác vẫn xuất hiện tâm lý của giảng viên xem nhẹ hoặc đánh giá thấp năng lực học tập của sinh viên hệ VLVH so với sinh viên hệ chính quy, do đó việc nắm bắt tình hình và khả năng tiếp thu kiến thức của sinh viên chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

Nhằm đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của đội ngũ cán bộ giảng viên trong trƣờng, tác giả đã xin ý kiến đánh giá của 100 cán bộ quản lý, giảng viên và thu đƣợc kết quả nhƣ bảng 2.9.

Bảng 2.9: Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên TT Quản lý hoạt động giảng dạy Mức độ đánh giá Điểm trung bình Thứ bậc Rất tốt (5) Tốt (4) Trung bình (3) Chƣa tốt (2) Yếu (1) 1. Quản lý việc thực hiện chƣơng trình đào tạo 11 31 47 8 3 3.39 1 2. Quản lý việc lập kế hoạch công tác 5 24 53 12 6 3.10 2 3. Quản lý nhiệm vụ soạn bài và chuẩn bị lên lớp 17 62 10 11 2.85 3 4. Quản lý phƣơng pháp giảng dạy 8 13 37 18 24 2.63 6 5. Quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên 3 22 43 13 19 2.77 4 6. Quản lý việc thực hiện quy định về hồ sơ chuyên môn

9 57 24 10 2.65 5

Kết quả khảo sát cho thấy, hai nội dung có đánh giá thực hiện tốt nhất đó là việc quản lý thực hiện chƣơng trình và thực hiện việc lập kế hoạch cơng tác. Các hoạt động còn lại chỉ đƣợc đánh giá ở mức trung bình, thậm chí đối với việc quản lý phƣơng pháp giảng dạy còn ở mức độ yếu. Kết quả này cũng

phản ánh đúng thực trạng và phù hợp với nhận thức của cán bộ quản lý, giảng dạy trong trƣờng.

Nhìn chung cơng tác quản lý đội ngũ và hoạt động giảng dạy của giảng viên đƣợc nhà trƣờng thực hiện tƣơng đối hiệu quả, song vẫn cần phải có sự quan tâm chỉ đạo và quản lý có hiệu quả hơn nữa hoạt động này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo hệ vừa làm vừa học tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, đại học quốc gia hà nội (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)