Tại Thanh Hóa

Một phần của tài liệu KẾT QUẢ điều TRA xác ĐỊNH CHI PHÍ, GIÁ THÀNH sản PHẨM KHI áp DỤNG các THỰC HÀNH sản XUẤT tốt (VietGAPGMPs, VietGAHP) đối với sản XUẤT RAU và CHĂN NUÔI gà AN TOÀN (Trang 25 - 28)

- Đơn vị chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm: Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng (chỉ cấp cho chè do có áp lực về tiêu thụ sản phẩm cấp theo

4.4.1.1.Tại Thanh Hóa

● Cây mướp hương

○ Sơ đồ kênh tiêu thụ sản phẩm mướp hương ở Thanh Hóa

Qua sơ đồ kênh tiêu thụ mướp hương ở Thanh Hoá cho thấy, sản phẩm mướp hương của các hộ sản xuất hầu hết được cung cấp cho các tác nhân thu gom tại địa phương, sau đó tác nhân này bán sản phẩm cho tác người bán buôn ở chợ bán buôn Vườn Hoa. Từ người bán buôn, sản phẩm được cung cấp đến người bán lẻ và sản phẩm được đưa đến người tiêu dùng.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, kênh tiêu thụ sản phẩm mướp hương từ các hộ sản xuất tham gia dự án, hoặc từ các hộ không tham gia dự án khơng có sự khác biệt. Các sản phẩm đều được bán theo kênh rau thường. Đây là một trong những nguyên nhân trả lời tại sao sản xuất mướp hương theo hướng VietGAP chưa thúc đẩy nhiều người sản xuất tham gia. Nhằm thấy rõ hơn nữa sự khác biệt giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm sản xuất mướp hương theo hướng VietGAP và không theo hướng VietGAP, chúng tôi đưa ra kết quả nghiên cứu cho từng tác nhân sau đây.

○ Đặc điểm chung của hộ sản xuất Người sản

xuất

Người

26

Bảng 4.3. Một số thông tin chung về các hộ sản xuất mướp tại Thanh Hóa

Dự án CIDA tài trợ Dự án JICA tài trợ Sản xuất theo quy trình thơng thường Bình quân chung

Số hộ thu thập thông tin (hộ) 16 7 7 -

Tuổi 52,9 59,0 50,4 54,1

Diện tích canh tác bình qn/hộ (m2) 486,67 2.430 652 570.5 Diện tích trồng mướp hương bình

quân/hộ (m2) 337,5 350 335,7 341

Xã Hoằng Hợp của huyện Hoằng Hố tỉnh Thanh Hố có truyền thống sản xuất rau từ lâu đời, một trong những cây rau truyền thống của địa phương này là cây mướp hương. Theo quan niệm của người tiêu dùng thì mướp hương có vỏ dầy nên ít chịu tác động của thuốc BVTV hay dư lượng phân bón, nhưng thực tế cây mướp hương cũng như các loại rau khác rất dễ mất an tồn nếu sản xuất khơng tn theo quy trình an tồn. Chính vì vậy mà có nhiều dự án đầu tư cho sản xuất mướp an toàn, trong số các dự án có dự án CIDA, dự án JICA. Bên cạnh đó cũng có các hộ sản xuất mướp theo quy trình thơng thường.

Về tuổi của chủ hộ tham gia sản xuất mướp: tại đây đa số là nam giới với số tuổi trung bình trong khoảng 50 - 60 tuổi. Nếu như ở các địa phương của miền Bắc Việt Nam, công việc sản xuất rau chủ yếu do phụ nữ đảm nhiệm thì ở Hoằng Hợp chủ yếu lại là nam giới. Qua nghiên cứu cho thấy, không những ở Hoằng Hợp mà cịn ở các địa phương làm nơng nghiệp thì nguồn lao động trẻ chủ yếu tham gia trong các khu cơng nghiệp cịn lao động có độ tuổi cao hơn thì làm nơng nghiệp.

Về diện tích sản xuất rau nói chung và sản xuất mướp nói riêng: Cũng nằm trong tình trạng chung về diện tích sản xuất rau màu của các tỉnh miền Bắc Việt Nam, diện tích sản xuất rau ở Hoằng Hố rất manh mún. Diện tích sản xuất rau trung bình là 570 m2/hộ và diện tích sản xuất mướp trung bình là 341 m2. Với các loại hình sản xuất đều đạt xấp xỉ diện tích trung bình, chỉ có diện tích sản xuất rau trung bình được tài trợ bởi dự án JICA là cao hơn (2.430 m2) Sở dĩ là do tiêu chí của dự án JICA là nhiều người nông dân được hưởng lợi từ dự án nên họ cho dồn đất lại với nhiều người tham gia và cho một người đứng lên làm “tổ trưởng”, tuy vậy diện tích cây mướp vẫn là 550m2 tương đương với các loại hình khác và tương đương với diện tích trung bình.

○ Tài sản cố định phục vụ sản xuất

Bảng 4.4. Tài sản cố định phục vụ cho sản xuất mướp hương của các hộ tại Thanh Hoá

27

CIDA tài trợ JICA tài trợ trình bình thường

Số máy bơm nước TB (cái/hộ) 0,5 0,4 0

Số bình phun thuốc TB (cái/hộ) 0,5 0,6 0,8

Xe đạp (cái/hộ) 0,5 1 0,6

Xe máy (cái/hộ) 0,6 0,7 0,5

Dây bơm nước (m/hộ) 100,5 55,5 0

Về tài sản cố định phục vụ cho sản xuất mướp hương: qua điều tra cho thấy các tài sản phục vụ cho sản xuất ở đây rất hạn chế ở cả những hộ được tài trợ bởi dự án CIDA, JICA cũng như ở các hộ sản xuất theo quy trình bình thường. Tài sản cố định của các hộ chủ yếu là máy bơm và bình phun thuốc sâu. Phương tiện vận chuyển chủ yếu là xe thồ/xe đạp, thỉnh thoảng có nhà có xe máy. Tuy nhiên, khi phân tích về khía cạnh khác lại cho thấy, hệ thống kênh mương tưới tiêu ở đây rất tốt do vậy mà những hộ có ruộng gần nguồn nước họ không cần dùng đến máy bơm hoặc các thiết bị tưới, hay như các phương tiện chuyên chở sản phẩm ít là do thương lái mua tại ruộng.

○ Chi phí sản xuất mướp hương

Với cây mướp hương ở Thanh Hố chi phí cho sản xuất giữa các loại hình sản xuất theo VietGAP và sản xuất theo quy trình bình thường rất khác nhau.

Về giống: do mướp hương ở Thanh Hố nơng dân sử dụng giống địa phương nên chi phí về giống tương đương nhau giữa các hộ sản xuất theo VietGAP và các hộ sản xuất theo quy trình bình thường. Tuy nhiên, với các hộ sản xuất theo VietGAP do CIDA tài trợ có chi phí về giống thấp hơn (5.289.000 đ) so với các hộ sản xuất theo VietGAP do JICA tài trợ (5.500.000 đ) cũng như các hộ sản xuất theo quy trình bình thường. Sở dĩ có sự khác nhau như vậy là do mơ hình sản xuất mướp hương được sự tài trợ của dự án CIDA có sự giám sát chặt chẽ của cán bộ kỹ thuật, nông dân gieo hạt vào bầu và đem trồng nên tỷ lệ bị chết trước và sau trồng thấp, làm cho chi phí về giống thấp hơn.

28

Bảng 4.5. Chi phí sản xuất bình quân cho 1 ha mướp hương của các hộ nghiên cứu

(1000đ/vụ) Chỉ tiêu VietGAP do CIDA tài trợ VietGAP do JICA tài trợ Quy trình thơng thường Bình qn chung I. Tổng chi phí 68.663 67384 75548 70540.7

1. Chi phí vật tư đầu vào 12.930 13046 16709 14228.3

Giống 5.289 5500 5516 5435

Phân bón 7.315 7212 10784 8437

Thuốc BVTV 326 334 409 356.3

2. Chi phí lao động 53389 51740 56878 54002.4

3. Khấu hao TSCĐ 2344 2598 1961 2310

II. Năng suất (tấn/ha) 12.6 11.3 10.7 11.5

Một phần của tài liệu KẾT QUẢ điều TRA xác ĐỊNH CHI PHÍ, GIÁ THÀNH sản PHẨM KHI áp DỤNG các THỰC HÀNH sản XUẤT tốt (VietGAPGMPs, VietGAHP) đối với sản XUẤT RAU và CHĂN NUÔI gà AN TOÀN (Trang 25 - 28)