Phân tích tác nhân chăn nuô

Một phần của tài liệu KẾT QUẢ điều TRA xác ĐỊNH CHI PHÍ, GIÁ THÀNH sản PHẨM KHI áp DỤNG các THỰC HÀNH sản XUẤT tốt (VietGAPGMPs, VietGAHP) đối với sản XUẤT RAU và CHĂN NUÔI gà AN TOÀN (Trang 51 - 56)

- Mướp hương 1.000đ/ha 12.930 13.046 16

4.4.2.1.Phân tích tác nhân chăn nuô

● Một số thông tin chung về hộ/trang trại

Bảng 4.28. Một số thông tin chung về hộ/trang trại nuôi gà

Chỉ tiêu ĐVT VietGAHP Không

VietGAHP

Số năm nuôi gà Năm 5,0 6,5

Số dãy chuồng hiện tại Dãy 3,2 2

Tổng diện tích (m2) M2 13.954 19.750

Mật độ con/m2 10 11

Qui mô con/lứa 29.940 13.500

Thời gian ni trung bình tháng/lứa 1,5-2,5 1,5-2,5 Loại chuồng: Kín Hở % số chuồng 60,0 40,0 25,0 75,0 Hình thức ni Tự nuôi Gia công % số chuồng 60,0 40,0 50,0 50,0 Vệ sinh chuồng trại sau khi bán gà

Toàn bộ Từng chuồng riêng % 90,0 10,0 50,0 50,0 Chuồng kín và chuồng hở là 2 dạng chuồng thể hiện tính “hiện đại” trong chăn ni gà. Do có sự hỗ trợ của các dự án cũng với đầu tư của các công ty nên những trang trại áp dụng VietGAHP có tỷ lệ chuồng kín 60% và chuồng hở là 40% trong khi những trang trại sản xuất theo quy trình thơng thường mặc dù có một số hộ đã đầu tư chuồng kín nhưng tỷ lệ chuồng kín mới là 25% và 75% vẫn là chuồng hở.

52

Về hình thức ni: Tại các trang trại ni gà đều có 2 hình thức ni đó là gia cơng và tự nuôi. Nuôi gia công là nuôi “thuê” cho 1 cơng ty, trang trại chỉ cần có mặt bằng, chuồng trại và cơng lao động, nếu có dịch bệnh cơng ty th nuôi cùng chịu nên rủi ro thấp và lợi nhuận cũng thấp. Hình thức tự ni là trang trại phải có đầy đủ năng lực về chuồng trại, công lao động, tự chủ từ con giống, thức ăn kỹ thuật và chủ động cả về thị trường tiêu thụ. Hình thức này lợi nhuận cao nhưng rủi ro cũng cao.

Với những trang trại có đầu tư về chuồng tốt, áp dụng VietGAHP họ có hình thức tự ni (60%) và nuôi gia công 40% trong khi những trang trại chưa áp dụng VietGAHP họ cũng tự ni và gia cơng nhưng mỗi hình thức chiếm tỷ lệ 50% .

Do được áp dụng VietGAHP nên khâu vệ sinh chuồng trại sau mỗi lứa xuất bán khác hẳn so với các hộ sản xuất chưa theo VietGAHP. Nếu như các hộ áp dụng VietGAHP vệ sinh toàn bộ chuồng trại chiếm 90% so với 10% số hộ chỉ vệ sinh từng chuồng riêng, các hộ không áp dụng VietGAHP các tỷ lệ này chiếm 50%.

● Chi phí đầu vào của chăn ni gà.

Bảng 4.29. Chi phí trong chăn nuôi gà thịt (1.000 đồng/1000 con/lứa)

Loại gà Hình thức sản xuất Thời gian nuôi (Ngày) Khấu hao TS Chi phí giống Chi phí Thức ăn Chi phí Thuốc thú y Thuê lao động Chi khác Tổng chi phí Gà trắng VietGAHP 48,8 2134,3 12.000 57.573,8 2.560,5 1.878,5 1.670,5 77.817,6 Thông thường 47,0 2116,7 11.900 54.215,0 2.156,7 1.780,3 1.373,3 73.542,0 Gà màu VietGAHP 65,3 1291,3 9.750 35.514,5 3.621,7 1.283,7 1.582,2 53.043,4 Thông thường 62,3 1108,5 9.666,7 33.372,0 3.210,9 1.167,5 1.247,3 49.772,9

Tổng hợp chi phí cho chăn ni gà thịt, kết quả điều tra cho thấy:

Trong chăn ni gà hiện có nhiều giống gà khác nhau nhưng tựu trung lại có 2 loại mà người chăn nuôi, người kinh doanh cũng như người tiêu dùng thường gọi là gà Trắng và gà Màu. Chính vì thế trong báo cáo này chúng tơi gọi chung là gà trắng và gà màu.

Gà trắng và gà màu nghiên cứu ở 2 hình thức chăn nuôi, theo VietGAHP và không theo VietGAHP tức là theo quy trình thơng thường.

Về thời gian chăn ni, bình thường gà trắng chỉ cần 45 ngày tuổi và gà màu 60 ngày tuổi là có thể tiêu thụ được nhưng do trong năm 2012 có những biến động về giá cả thị trường nên các trang trại đều giữ lại gà để đợi giá cả ổn định vì thế mà thời gian ni gà trắng là 47-48,8 ngày và gà màu là 62-65 ngày.

53

Mặc dù có sự khác nhau giữa tuổi xuất chuồng của gà chăn nuôi theo VietGAHP và chăn nuôi thông thường tuy nhiên sự khác nhau này khơng đáng kể và khơng vì lý do ni theo VietGAHP hay thông thường.

Về khấu hao tài sản: có sự khác nhau giữa gà trắng và gà màu nhưng với cùng gà trắng hoặc gà màu ở hình thức ni theo VietGAHP hay thơng thường mặc dù có khác nhau nhưng sự khác nhau không đáng kể. Trên thực tế, những trang trại nuôi gà theo VietGAHP đầu tư cơ sở hạ tầng rất hiện đại với số vốn rất lớn nhưng thời gian sử dụng được lâu. Những trang trại khơng có vốn ít họ đầu tư cơ sở hạ tầng đơn giản và trong một thời gian ngắn họ phải đầu tư lại. Chính vì vậy mà về tài sản đầu tư cho chăn nuôi gà với các hình thức chăn ni có sự khác nhau nhưng khơng đáng kể.

Chi phí về giống cũng tương tự như vậy, sự khác nhau không đáng kể này chỉ là do thời điểm mua giống không cùng nhau.

Về thức ăn chăn nuôi gà: tất cả các trang trại đều sử dụng các loại thức ăn của các cơng ty có nguồn gốc rõ ràng. Sự khác nhau về chi phí thức ăn giữa VietGAHP và thơng thường ở đây chủ yếu là do thời gian nuôi thêm để đợi giá cả ổn định.

Về chi phí thuốc thú y: có sự khác nhau rất rõ rệt về chi phí thuốc thú y. Sự khác nhau giữa chăn nuôi theo VietGAHP và thông thường là do các trang trại chăn ni theo quy trình thơng thường sử dụng các thuốc thông thường với giá “thông thường” trong khi những trang trại sản xuất gà theo VietGAHP do có Bác sỹ thú y chăm sóc sức khoẻ cho đàn gà nên các thuốc được sử dụng chủ yếu là vac xin và các loại vitamin đắt tiền, chính vì thế mà chi phí về thuốc thú y ở những trang trại này cao hơn trang trại sản xuất theo quy trình thơng thường. Với gà trắng, nếu như chăn ni theo VietGAHP chi phí về thuốc thú y là 2.560.200 đồng cho 1000 con/lứa thì chăn ni theo quy trình thơng thường chi phí này là 2.156.700 đồng/1000 con/lứa. Hay như gà màu, chăn nuôi theo VietGAHP chi phí thuốc thú y là 3.621.700 đ/1000 con thì chăn ni thơng thường cần 3.210.900 đồng/1000 con.

Bên cạnh việc khác nhau về thuốc thú y, công lao động cho gà chăn nuôi theo

VietGAHP cũng cao hơn so với quy trình chăn ni thơng thường với cả gà trắng và gà màu. Với 1000 con gà trắng chăn ni theo VietGAHP chi phí 1.878.500 đồng trong khi chăn ni thơng thường chi phí 1.780.300 đồng, gà màu cũng có sự khác nhau tương tự giữa sản xuất theo VietGAHP và thơng thường. Sở dĩ có sự sai khác nhau như vậy là vì chăn ni theo VietGAHP địi hỏi phải tỷ mỷ hơn, kỹ càng hơn để đảm bảo sức khoẻ đàn gà cũng như lượng gà khi xuất chuồng. Sự khác nhau về chi phí cơng lao động chủ yếu ở chi phí thuê bác sỹ thú y, thuê người tẩy trùng chuồng trại và chăm sóc gà.

Trong chăn ni nói chung và chăn ni gà nói riêng bên cạnh các chi phí về giống, thức ăn, thuốc và cơng lao động thì chi phí khác cũng chiếm 1 tỷ lệ đáng kể. Chi phí

54

khác ở đây bao gồm: chất độn chuồng, điện, gas, nước, tập huấn kỹ thuật, bảo hộ lao động,…

So sánh giữa các hình thức chăn ni theo VietGAHP và thơng thường, chi phí khác của 2 hình thức chăn ni khác nhau đáng kể. Sự khác nhau về chi phí khác giữa 2 hình thức chăn ni tập trung ở tiền mua hố chất tẩy rửa chuồng trại, kéo theo đó là tiền điện nước và tiền bảo hộ lao động cho cơng nhân,… vì thế mà với gà trắng ở hình thức chăn ni theo VietGAHP chi phí khác là 1.670.500 đồng/1000 con thì chăn ni theo quy trình thơng thường chi phí này là 1.373.300 đồng/1000 con.

Với gà màu cũng tương tự như vậy, theo VietGAHP chi phí khác là 1.582.000 đồng/1000 con và quy trình thơng thường là 1.247.300 đồng/1000 con.

Do có sự khác nhau về chi phí giữa hình thức chăn ni theo VietGAHP và thông thường nên kết quả thu được cũng rất khác nhau. Kết quả trình bày ở bảng 4.30.

Bảng 4.30. Giá thành gà ở các hình thức chăn ni khác nhau

Loại gà Hình thức chăn ni KLTB gà khi bán (kg/con) Số lượng gà khi bán (con) Khối lượng gà

thu được (kg) Giá thành (1000 đ/kg)

Gà trắng VietGAHP 2,47 970 2395,9 32,5

Thông thường 2,41 895 2157,0 34,1

Gà màu VietGAHP 1,55 960 1488,0 35,6

Thông thường 1,52 915 1390,8 35,8

Kết quả nghiên cứu ở bảng 4.30 cho thấy: với các hình thức chăn ni khác nhau, các chi phí khác nhau thì khối lương trung bình 1 con gà thu được cũng khác nhau và số lượng con gà cho xuất chuồng cũng khác nhau. Với hình thức chăn ni theo VietGAHP gà trắng có khối lượng con lúc xuất chuồng đạt 2,47 kg/con lớn hơn so với gà sản xuất theo quy trình thơng thường 2,41 kg/con. Với gà màu cũng vậy, chăn ni theo VietGAHP gà màu có khối lượng trung bình con 1,55 kg/con trong khi hình thức chăn nuôi thông thường gà màu đạt 1,52 kg/con.

Sự khác nhau đáng kể giữa các hình thức chăn ni khác nhau cịn thể hiện ở số lượng gà khi xuất bán tức là số gà bị chết, còi cọc,… Với 1000 con gà trắng nếu như chăn nuôi theo VietGAHP khi xuất chuồng thu được số lượng con là 970 con tức là tỷ lệ hao hụt là 3% trong khi chăn nuôi thông thường chỉ đạt 895 con tức là tỷ lệ hao hụt là 10,5 với gà màu cũng cho kết quả tương tự như gà trắng. Gà màu có khối lượng trung bình con đạt 1,55 kg/con ở hình thức chăn ni theo VietGAHP trong khi hình thức chăn ni thơng thường đạt 1,52 kg/con. Quan trọng nhất là số lượng gà còn khi xuất bán, chăn nuôi theo VietGAHP đạt 960 con tức là tỷ lệ hao hụt 4% trong khi chăn ni thơng thường tỷ lệ này là 8,5%.

Chính vì sự khác nhau trên, mặc dù chi phí cho chăn nuôi gà theo VietGAHP cao hơn so với chăn nuôi gà theo quy trình thơng thường nhưng giá thành gà

55

VietGAHP thấp hơn so với gà thông thường. Gà trắng chăn ni theo VietGAHP có giá thành 32.500 đồng/kg trong khi ni theo quy trình thơng thường có giá thành 34.100 đồng/kg. Gà màu cũng vậy, chăn nuôi theo VietGAHP có giá thành là 35.600 đ/kg và chăn nuôi thông thường là 35.800 đồng/kg.

Trong bối cảnh chung của năm 2012 do có nhiều biến động về giá cả, thị trường nên giá gà thấp làm cho ngành chăn nuôi gà bị lỗ.

Nhưng qua nghiên cứu cho thấy: áp dụng các nguyên tắc về chăn nuôi theo VietGAHP mặc dù chi phí cho sản xuất tăng nhưng tất cả chỉ là những gia tăng có lợi cho sản xuất. Sử dụng những vác xin, vitamin nhằm tăng sức đề kháng cho đàn gà giúp đàn gà khoẻ mạnh, không bị bệnh nhiều do vậy ít phải sử dụng kháng sinh – một trong những nguyên nhân gây cho gà thịt mất an toàn do tồn dư kháng sinh trong sản phẩm. Tăng chi phí về tẩy trùng, dọn vệ sinh chuồng trại cũng góp phần giúp đàn gà khoẻ nên tỷ lệ hao hụt giảm đáng kể.

Tổng hoà tất cả các đầu tư cho chăn nuôi theo VietGAHP, kết quả thu được đàn gà với số lượng xuất chuồng cao, khối lượng trung bình con cao do vậy mà giá thành gà giảm và đặc biệt là sử dụng kháng sinh ít thậm chí khơng phải sử dụng do vậy mà người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm gà sạch.

Những vấn đề khó khăn trong chăn ni gà

Bảng 4.31. Các khó khăn ảnh hưởng chăn ni gà

Khó khăn Nêu lý do hoặc giải thích cụ thể

Ảnh hưởng của khó khăn này đến sản xuất

như thế nào

Các đề xuất khắc phục/hỗ trợ Vốn Vốn vay lãi suất cao

-Thiếu vốn, khơng có khả năng mở rộng quy mơ hoặc duy trì đàn nuôi

Tỷ số Ros gần như mang giá trị âm, chăn nuôi thua lỗ.

Cần có hỗ trợ vốn, về lãi suất, các thủ tục vay vốn

Thị trường Giá cả không ổn định -Không bán được gà, gà chết, tiêu tốn thức ăn mà không tăng trọng lượng nên lợi nhuận giảm.

-Giá thấp, lỗ vốn Mất khả năng chăn nuôi

Thực phẩm sạch có giá ổn định, cao hơn giá gà bình thường

Chưa có ranh giới giữa sản phẩm nuôi theo hướng an tồn và ni

Ni theo các quy trình quản lý chất lượng (VietGAHP),

Phân biệt giá giữa các sản phẩm nuôi sạch

56

thông thường đầu tư cao, giá thành sản phẩm cao nhưng giá bán sản phẩm không cao Thời tiết bất thuận Dịch bệnh phát triển chăn ni khó khăn Sử dụng thuốc nhiều,tỷ lệ xuất chuồng giảm, thiếu vốn đầu tư

Hỗ trợ vốn để đầu tư cơ sở vật chất tốt hơn, giảm mức ảnh hưởng của thời tiết.

Không ổn định về giống

Giống không tốt Gà chậm lớn, tiêu tốn thức ăn, lợi nhuận giảm

Có các cơ sở sản xuất gà giống tốt, đảm bảo tiêu chuẩn, cung cấp đều cho thị trường

Giá thức ăn và thuốc thú y cao

Giá thức ăn và thuốc thú y cao, không ổn định

Đẩy giá thành lên cao, lỗ vốn

Có biện pháp quản lý giá thức ăn và giá thuốc thú y trên thị trường

Kết quả điều tra bảng 4.31 cho thấy có rất nhiều khó khăn người nơng dân gặp phải trong chăn nuôi gà trong đó phải kể đến những khó khăn như vốn, giá thức ăn và thuốc thú y cao, không ổn định về giống, thời tiết bất thuận ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề chăn nuôi gà. Đặc biệt thị trường không ổn định được người chăn nuôi cho là khó khăn lớn nhất khơng tự giải quyết được hơn nữa thời gian qua gà nhập lậu quá nhiều làm giá gà trên thị trường giảm sâu là nguyên nhân hầu hết các trang trại chăn nuôi đều thua lỗ dẫn đến hiện tượng người nông dân bỏ chuồng, không còn đủ khả năng tái đàn, ảnh hưởng lớn đến an sinh xã hội.

Một phần của tài liệu KẾT QUẢ điều TRA xác ĐỊNH CHI PHÍ, GIÁ THÀNH sản PHẨM KHI áp DỤNG các THỰC HÀNH sản XUẤT tốt (VietGAPGMPs, VietGAHP) đối với sản XUẤT RAU và CHĂN NUÔI gà AN TOÀN (Trang 51 - 56)