Quan điểm dạy học tích hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học truyện ngắn việt nam chương trình ngữ văn 12 tập 2 (Trang 28 - 31)

1.2. Vấn đề giảng dạy theo hướng tích hợp

1.2.2. Quan điểm dạy học tích hợp

Tích hợp là một trong những quan điểm đã trở thành xu thế phát triển chương trình giáo dục phổ thơng ở nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta, từ thập niên 90 của thế kỉ XX trở lại đây, vấn đề xây dựng mơn học tích hợp với những mức độ khác nhau mới thực sự được tập trung nghiên cứu, thử nghiệm

và áp dụng vào nhà trường phổ thông ở các bậc học. Thực tiễn đã chứng tỏ, việc thực hiện quan điểm tích hợp sẽ làm tăng hiệu quả của hoạt động giáo dục.

Đây cũng là một trong những quan điểm chỉ đạo trong việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thơng Việt Nam sau 2015. Tuy nhiên vẫn cịn có những nhầm tưởng tích hợp với phép cộng giản đơn nhiều mơn khoa học.

Việc định nghĩa chương trình tích hợp đã là đề tài bàn bạc từ đầu thế kỉ XXI, theo Trần Trung Ninh (Trường ĐHSP Hà Nội), hơn một trăm năm qua, các nhà lí thuyết đã đưa ra ba loại hoạt động tích hợp cơ bản: tích hợp đa mơn, tích hợp liên mơn và tích hợp xun mơn.

Tiếp cận tích hợp đa mơn tập trung trước hết vào các môn học. Các môn liên quan với nhau có chung một nhận định hướng về nội dung và phương pháp dạy học nhưng mỗi mơn lại có chương trình riêng. Tích hợp đa mơn được thực hiện theo cách tổ chức các chuẩn kiến thức từ các môn học, xoay quanh một chủ đề, đề tài, dự án tạo điều kiện cho người học vận dụng tổng hợp các kiến thức của các mơn học có liên quan.

Theo cách tiếp cận tích hợp liên mơn, giáo viên tổ chức chương trình học tập xoay quanh các nội dung học tập chung: các chủ đề, các khái niệm và kĩ năng liên ngành, liên mơn. Tích hợp liên mơn cịn được hiểu như là phương án, trong đó nhiều mơn học liên quan được kết lại thành một môn học mới với hệ thống những chủ đề nhất định, xuyên suốt qua nhiều cấp lớp. Ví dụ: Địa lí, Lịch sử, Sinh học, Xã hội, Giáo dục cơng dân, Hóa học, Vật lí được tích hợp

thành môn “nghiên cứu xã hội và mơi trường”. Trong cách tiếp cận tích cực

xun mơn, giáo viên tổ chức chương trình học tập xoay quanh các vấn đề và quan tâm của người học. Học sinh phát triển kĩ năng sống khi áp dụng kĩ năng môn học và liên mơn vào hồn cảnh thực tế.

Nhu cầu của xã hội hiện đại đòi hỏi nhà trường phải hướng tới hai quan điểm liên môn và xuyên môn trong dạy học. Trong đó quan điểm liên mơn phối hợp sự đóng góp của nhiều mơn học để nghiên cứu và giải quyết mọi tình huống, cịn quan điểm xun mơn lại tìm cách phát triển ở học sinh những kĩ năng có thể áp dụng ở mọi nơi.

Bên cạnh đó, các nhà giáo dục học phân chia tích hợp ra thành tích hợp dọc (Vertical Integration) và tích hợp ngang (horizontal integration). Tích hợp

dọc là “Tích hợp dựa trên cở sở liên kết hai hoặc nhiều môn học thuộc cùng

một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực gần nhau”, cịn tích hợp ngang là “Tích hợp dựa trên cơ sở liên kết các đối tượng học tập, nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khoa học khác nhau xung quanh một chủ đề” [15, tr 384-385].

Để việc tích hợp có hiệu quả cao, theo Trần Trung Ninh, nên có sự phối hợp đồng bộ giữa chương trình các mơn học và vận dụng linh hoạt các phương pháp tích hợp với mỗi lĩnh vực kiến thức cần đạt được. Bên cạnh đó, tăng cường các giờ học thực hành, hoạt động ngoại khóa theo chủ đề, giảm giờ dạy lí thuyết của giáo viên, tăng thời lượng học tập của học sinh. Xây dựng hệ thống bài tập mở, bài tập gắn với thực tiễn, bài tập có nội dung vận dụng kiến thức liên mơn từ đó bồi dưỡng năng lực khoa học và kĩ năng sống cho học sinh, tạo hứng thú và động lực cho việc học.

Vốn tri thức của mỗi người là sự tích hợp các lĩnh vực khoa học,

Đinh Quang Báo - bộ phận thường trực ban chỉ đạo đề án đổi mới chương

trình và SGK giáo dục phổ thơng sau 2015 cho rằng: "dạy học tích hợp đã trở

thành nguyên lí cơ bản của giáo dục hiện đại, phần nội dung mơn học trong mơ hình cấu trúc SGK khơng nên trình bày đơn vị bài học theo tiết học, mà nên theo chủ đề nội dung ứng với các tình huống thích hợp. Cố gắng để các chủ đề này được sắp xếp làm sao không phá vỡ quá nhiều logic nội tại của nội dung khoa học mỗi môn học, phân môn trong sách giáo khoa”.

Khẳng định tích hợp là yêu cầu chung của quá trình dạy học, thứ

trưởng Nguyễn Văn Hiển cho biết: “Giáo dục tích hợp được quán triệt khi

thiết kế và thực hiện các yếu tố cấu thành quá trình với các mức độ khác nhau dựa trên logic phát triển năng lực ở học sinh. Tích hợp kết hợp với phân hóa sâu dần để có một chương trình giảm số mơn học bắt buộc, tăng các mơn học, chủ đề tự chọn, nhưng học sinh lại có được nguồn ttri thức rộng, gắn với thực

tiễn và được rèn luyện kĩ năng, chuẩn bị tâm thế hướng nghiệp, hướng nghề, hướng đến phát triển trình độ cao”.

Tích hợp trong dạy học là một bước tiến quan trọng trong khoa học giáo dục, từ hướng tiếp cận nội dung chuyển sang hướng tiếp cân năng lực người học. Xu hướng góp phần rèn luyện và phát triển kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp, khái qt hóa, trừu tượng hóa trong giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học truyện ngắn việt nam chương trình ngữ văn 12 tập 2 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)