1.2. Vấn đề giảng dạy theo hướng tích hợp
1.2.3. nghĩa của dạy học tích hợp
Dạy học tích hợp khuyến khích người học một cách toàn diện hơn, nội
dung bài học chủ động hơn.
- Làm cho q trình học tập có ý nghĩa, đặt q trình học tập vào hồn cảnh để học sinh nhận thấy ý nghĩa của kiến thức, kĩ năng, năng lực cần lĩnh hội, tạo điều kiện cho việc học theo hướng mở gắn với thực tiễn.
- Khắc phục, hạn chế cách học khép kín, tách biệt, giúp học sinh có năng lực huy động kiến thức tổng hợp để giải quyết các tình huống thực tiễn
- Tránh trùng lặp kiến thức, giúp học sinh lĩnh hội nhiều kiến thức mới chỉ qua tích hợp mới có được.
- Giúp đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Tạo các tình huống học tập để học sinh vận dụng kiến thức một cách sáng tạo, tự lực, tạo điều kiện giáo dục phẩm chất nhân văn nơi người học.
1.2.4. Tích hợp dạy học trong môn Ngữ văn
Hiện nay, xu hướng tích hợp vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng vào đổi mới chương trình và sách giáo trung học phổ thơng. Chương trình cấp trung học phổ thơng, mơn Ngữ văn, năm 2002 do
Bộ Giáo dục và Đào tạo dự thảo đã ghi rõ: “Lấy quan điểm tích hợp làm
nguyên tắc chỉ đạo để tổ chức nội dung chương trình, biên soạn sách giáo khoa và lựa chọn các phương pháp giảng dạy" [3, tr.27]. Nguyên tắc tích hợp
phải được quán triệt trong tồn bộ mơn học, từ đọc Văn, tiếng Việt đến Làm Văn, quán triệt trong mọi khâu của quá trình dạy học, quán triệt trong mọi yếu tố của hoạt động học tập, tích hợp trong chương trình, tích hợp trong sách
giáo khoa, tích hợp trong phương pháp dạy học của giáo viên và tích hợp trong hoạt động học tập của học sinh, tích hợp trong các sách đọc thêm, tham
khảo”[3, tr. 40]
Với đặc trưng của mình, mơn Ngữ văn cho phép thực hiện việc tích hợp như một yêu cầu tự thân. Bởi tác phẩm văn học vẫn luôn được coi là nghệ thuật của ngôn từ, việc tiếp nhận văn bản văn học trước hết là tiếp xúc với phương tiện biểu đạt là ngôn ngữ, mặt khác, việc thực hành tạo lập các văn bản thông dụng trong nhà trường và xã hội cũng sử dụng ngôn ngữ làm công cụ. Như vậy, cả ba nội dung Văn học, tiếng Việt và Tập làm văn trong mơn học này đều có điểm đồng quy là tiếng Việt và đều có mục đích là hình thành cho một học sinh năng lực sử dụng tiếng Việt trong tiếp nhận và tạo lập văn bản. Với quan điểm tích hợp, sẽ tận dụng được những khả năng phối hợp giữa các nội dung học tập để thực hiện mục tiêu học tập một cách hiệu quả hơn, đồng thời tránh được sự chồng chéo, sự quá tải, sự trùng lặp hoặc tách biệt của chương trình và sách giáo khoa Văn - tiếng Việt trước đây. Quan điểm tích hợp sẽ dẫn đến những thay đổi trong việc xác định mục tiêu mơn học.Với quan điểm tích hợp, ba phân môn trên sẽ được phối hợp triển khai cùng hướng tới một mục đích chung là nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt cho học sinh, cụ thể là hình thành 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, từ đó hình thành cho học sinh năng lực phân tích, bình giá và cảm thụ văn học nghệ thuật một cách chủ động, tích cực, từng bước hình thành và phát triển năng lực tư duy và giao tiếp bằng tiếng Việt. Theo tinh thần trên, nội dung dạy kiến thức luôn gắn kết với bốn kĩ năng, nội dung dạy tiếng Việt, Văn học và Tập làm văn được kết hợp nhuần nhuyễn, dạy tiếng Việt đồng thời dạy Văn, qua dạy Văn mà cũng cố khắc sâu kiến thức, kĩ năng tiếng Việt, Tập làm văn giúp thực hành tổng hợp các kiến thức, kĩ năng đó. Với quan điểm tích hợp, hệ thống các văn bản đưa vào chương trình và sách giáo khoa sẽ là ngữ liệu để gắn kết
Nếu chương trình Ngữ văn THCS lấy trục tích hợp là các kiểu văn bản giúp học sinh hiểu đặc điểm nội dung và nghệ thuật của các văn bản theo kiểu loại và tạo lập được các văn bản theo kiểu loại, thì chương trình Ngữ văn THPT lấy trục tích hợp là hai mạch nội dung đọc hiểu và tạo lập văn bản, nhằm giúp học sinh phát triển và nâng cao năng lực thưởng thức Văn học và năng lực sử
dụng tiếng Việt trong các tình huống giao tiếp văn hóa (nói và viết).
Mặt khác, tính tích hợp của chương trình và SGK Ngữ văn cịn thể hiện ở mối liên thông giữa kiến sách vở và kiến thức đời sống, liên thông giữa kiến thức, kĩ năng của môn Ngữ văn với các môn học thuộc ngành khoa học xã hội và nhân văn và các ngành học khác, nhằm giúp học sinh có được kiến thức và kĩ năng thực hành toàn diện, góp phần giáo dục đạo đức công dân, kĩ năng sống, hiểu biết xã hội… Như vậy, tích hợp trong mơn học Ngữ văn khơng chỉ là phối hợp các kiến thức và kĩ năng của tiếng Việt và Văn học mà cịn là sự
tích hợp liên ngành để hình thành một “phơng” văn hóa cho học sinh trong
việc đọc hiểu tác phẩm văn học và tạo lập những văn bản theo các phương thức biểu đạt khác nhau, có nghĩa là để thực hiện các mục tiêu đặt ra trong môn học Ngữ văn, học sinh cần vận dụng cần tổng hợp những hiểu biết về ngơn ngữ, Văn hóa,Văn học, Lịch sử, Địa lí, phong tục, vốn sống,vốn tri thức và kinh nghiệm của bản thân. Điều này cũng thể hiện rõ trong những nhiệm vụ của mơn học là hướng đến cá thể hóa người học.Việc vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học Ngữ văn ở cấp THPT là cách thức để hạn chế lối dạy học theo kiểu khép kín trong nội bộ phân môn, biệt lập các bộ phận Văn học, tách biệt thế giới nhà trường và thế giới cuộc sống, cô lập giữa những kiến thức và kĩ năng vốn có liên hệ, bổ sung cho nhau nhằm nâng cao năng lực sử dụng những kiến thức kĩ năng mà học sinh lĩnh hội được đảm bảo cho mỗi học sinh khả năng huy động hiệu quả những kiến thức và kĩ năng của mình để giải quyết các tình huống đặt ra trong cuộc sống. Mặt khác, tránh được những nội dung kiến thức trùng lặp, đồng thời lĩnh hội những nội dung tri thức và
1.3. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học truyện ngắn Việt Nam - Chương trình Ngữ văn 12 - Tập 2 Nam - Chương trình Ngữ văn 12 - Tập 2
1.3.1. Cơ sở tâm lí, nhận thức của học sinh và nhu cầu giáo dục kĩ năng sống
Học sinh cấp THPT được tính từ độ tuổi 16 - 18 là giai đoạn tuổi vị thành niên. Đây là giai đoạn phát triển đặc biệt, duy nhất cuộc đời giai đoạn này xảy ra đồng thời một loạt những thay đổi, bao gồm: sự chín muồi về thể chất, sự biến đổi, điều chỉnh tâm lí và sự biến đổi các quan hệ xã hội nhằm đáp ứng các yêu cầu và nhiệm vụ phát triển. Giai đoạn này có nhiều biến đổi trong cấu tạo của cơ thể khiến các em cảm thấy mình đã trở thành người lớn một cách khách quan, xuất hiện những rung cảm mới. Vị trí của các em trong gia đình bắt đầu được nâng lên, các em bắt đầu được thừa nhận như một thành viên tích cực của xã hội. Vì vậy, mối quan hệ được phát triển, tầm hiểu biết xã hội được nâng cao và đây là cơ sở để phát triển nhân cách. Hoạt động giao tiếp được coi là hoạt động chủ đạo và là nhu cầu lớn của lứa tuổi này. Nhu cầu khẳng định bản thân cũng đã chi phối cách hành xử, suy nghĩ của các em. Các em nhạy bén với những chuẩn mực, những giá trị của cuộc sống, xuất hiện ý tưởng tương lai cuộc sống, những ý định rõ ràng, mức độ cao nhất là
những nhận thức của các em trở thành giá trị của cuộc sống.
Tình cảm của lứa tuổi học sinh THPT sâu sắc và phức tạp. Đây là giai đoạn các em nỗ lực tìm kiếm những quan hệ ngồi gia đình, hướng tới những người bạn đồng lứa, xã hội hóa cái tơi…tuổi tràn đầy xúc cảm, dễ xúc động, khó kiềm chế cảm xúc bột phát, dễ bị tổn thương. Trạng thái tình cảm của các em thất thường, khơng ổn định, thoắt vui lại thoắt buồn, khó kiểm sốt xung tính, dễ bị kích động, dễ bị lợi dụng. Các em hay có những hành động bột phát, thích thể hiện mình, nhưng nhiều khi khơng hiểu được những hậu quả có thể có những hành vi của mình và dễ hiểu sai tình cảm, hành vi của người khác.
Học sinh ở tuổi này hay có những thất bại về sự tự phê phán. Đó là những thất bại trong việc nhận biết tính mâu thuẫn, tính khơng thích hợp và
Lứa tuổi này, quan hệ bạn bè có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Các em sợ bị bạn bè tẩy chay. Các em có nhu cầu về sự hài lịng thường xun và ngay lập tức. Các em ln khổ sở vì những chuyện khơng đâu, các em thường có cảm giác khơng thể chịu đựng nổi nhiều nỗi lo lắng và nhu cầu phải giữ được hứng thú thường xuyên…Nhận thức của các em về thế giới xung quanh khác với nhận thức của người lớn. Các em có một thế giới về mình với những quyền lợi, điểm tốt, điều phải rất riêng (chủ nghĩa vị kỉ). Các em ít có khả năng nhận biết rõ ràng mối quan hệ giữa bản thân với người khác và ít có khả năng nhận biết rõ các sự kiện mà chúng không liên quan trực tiếp đến bản thân
Hoạt động học tập giữ một vai trò quan trọng đối với học sinh cấp THPT. Nội dung học tập ở độ tuổi này khác xa so với thời kì trước. Cách thức dạy học cũng khác. Mỗi giáo viên chỉ dạy một môn với chuyên mơn riêng, trình độ riêng, thái độ riêng, phong cách riêng, cách giao tiếp riêng. Vì thế, các em có dịp so sánh, đánh giá và nhận ra sự đa dạng về phong cách, cách dạy, cách giao tiếp của giáo viên. Sự u thích một mơn học nào đó hồn tồn có thể bắt đầu bằng sự yêu mến, quý trọng thầy cơ, các em có thể chán ghét mơn học này, u thích mơn học kia…hứng thú học tập của các em sẽ bị phân hóa. Sự phân hóa này có nguyên nhân từ sự khác biệt giữa nhân cách người thầy, từ phương pháp, phong thái, kĩ năng, cách cư xử của thầy cô.
Khả năng chú ý của học sinh THPT tăng lên rõ rệt song sự chú ý còn phụ thuộc vào tâm trạng, thái độ, hứng thú của các em. Vì vậy, giáo viên ln biết cách tạo nên hứng thú để tạo sự chú ý và duy trì sự chú ý của các em. Ở lứa tuổi này, hoạt động tư duy cũng có những biến đổi cơ bản, tư duy sáng tạo độc lập, tư duy trừu tượng phát triển mạnh mẽ đặc biệt là tư duy phê phán. Các em biết đánh giá các thông tin mà giáo viên cung cấp cũng như đánh giá
chính người giáo viên. Tuy nhiên, trong những biểu hiện tính “người lớn” vẫn cịn những dấu ấn của tính “trẻ con” rõ nét. Chẳng hạn, về lĩnh vực tri thức cũng có những biểu hiện rất khác nhau của tính “người lớn”. Đối với một số
nhiều mặt thì các em vẫn là “trẻ con”. Một số các em khác cũng có hứng thú với “tri thức” có được từ lớp học, khi ở nhà các em đọc những bài báo, xem
điện tử và ham thích vơ tuyến. Một số em ở lớp thì khơng học hành gì cả, các em này ln bận bịu về vấn đề mốt và coi việc giao tiếp với bạn bè về ý nghĩa cuộc sống là quan trọng hơn hết.
Khả năng ngôn ngữ của lứa tuổi THPT khá phát triển, các em có thể sử dụng ngơn ngữ lưu lốt để có thể diễn đạt suy nghĩ của mình cũng như để hiểu người khác. Vốn từ của học sinh THPT cũng được mở rộng, việc học tập môn Ngữ văn giúp các em phát triển ngơn ngữ chính xác giàu hình tượng.
Một trong những đặc điểm quan trọng của sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi này là sự hình thành tự ý thức. Do sự phát triển mạnh mẽ ở cơ thể, đặc biệt do sự phát triển của các mối quan hệ xã hội và sự giao tiếp trong tập thể mà ở các em đã biểu hiện nhu cầu tự đánh giá, nhu cầu so sánh mình với người khác. Các em đã bắt đầu xem xét mình, vẽ cho mình một nhân cách tương lai, muốn hiểu biết mặt mạnh, mặt yếu trong nhân cách của mình. Mức độ tự ý thức của các em cũng có sự khác nhau.Về nội dung, khơng phải tất cả những phẩm chất của nhân cách đều được các em ý thức hết. Ban đầu các em chỉ nhận thức hành vi của mình, sau đó là nhận thức những phẩm chất đạo đức, tính cách và năng lực của mình trong những phạm vi khác nhau, cuối cùng các em mới nhận thức những phẩm chất phức tạp thể hiện nhiều mặt của nhân cách (tình cảm, trách nhiệm, lịng tự trọng,…)
Về cách thức, ban đầu các em còn dựa vào đánh giá của những người gần gũi và có uy tín với mình. Dần dần các em hình thành khuynh hướng độc lập, phân tích và đánh giá bản thân. Nhưng khả năng tự đánh giá còn hạn chế, chưa đủ khách quan… Do đó nảy sinh những xung đột, mâu thuẫn giữa mức độ kì vọng của các em đối với địa vị thực tế của chúng trong tập thể, mâu thuẫn giữa thái độ của các em đối với bản thân, đối với những phẩm chất nhân cách của mình và thái độ của các em đối với người lớn, đối với bạn bè cùng lứa tuổi.
Sự tự ý thức của các em có một ý nghĩa quan trọng ở chỗ, nó giúp cho các em bước vào một giai đoạn mới dễ dàng hơn, khả năng tự giáo dục của các em phát triển. Các em không chỉ là khách thể của quá trình giáo dục mà đồng thời là chủ thể của q trình này.
Tóm lại, học sinh THPT ý thức được mình khơng cịn trẻ con nữa, muốn hành động, muốn thử sức mình, muốn khám phá những điều mới lạ. Lứa tuổi này chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển tâm lý con người. Sự phát triển của các em được phản ánh bằng các tên gọi khác nhau: thời kì quá độ, tuổi khó khăn, tuổi khủng hoảng, tuổi bất trị…Các nghiên cứu gần đây về tâm lý lứa tuổi này ở Việt Nam cho thấy các em có những khoảng trống đáng ngại về giá trị, có nhiều thiếu hụt về kĩ năng sống và đây được coi là mơt trong những ngun nhân chính dẫn đến sự gia tăng bạo lực học đường và các tệ nạn xã hội. Vì thế, ở lứa tuổi này rất cần có sự định hướng, uốn nắn từ thầy cơ, nhà trường, gia đình, trong đó vấn đề giáo dục kĩ năng sống dưới nhiều hình thức để trang bị cho các em những kĩ năng cần thiết là vơ cùng quan trọng.
1.3.2. Việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học hiện nay
Trước yêu cầu cấp bách về việc đưa kĩ năng sống vào chương trình giáo dục học đường. Thời gian qua Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã tổ chức nhiều hội thảo khoa học về việc xây dựng chương trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các cấp học. Một trong những vấn đề được quan tâm ở các hội thảo này là phương thức thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh như thế nào cho hiệu quả.
Tổng kết thực tiễn và kinh nghiệm của một số cho thấy có ba phương án thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là: