Khái niệm tích hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học truyện ngắn việt nam chương trình ngữ văn 12 tập 2 (Trang 28)

1.2. Vấn đề giảng dạy theo hướng tích hợp

1.2.1. Khái niệm tích hợp

Dạy học tích hợp đã trở thành một trào lưu sư phạm hiện đại hiện đang được quan tâm nghiên cứu và được áp dụng vào nhà trường ở nhiều nước trên thế giới. Liên quan đến khái niệm tích hợp, có nhiều cách định nghĩa, quan niệm khác nhau. Tích hợp ban đầu có các tên gọi là: liên hệ (permeation), kết hợp (combination), phối hợp (coordination), tích hợp (intergration). Nội hàm khoa học của khái niệm tích hợp có thể hiểu một cách khái qt là sự hợp nhất hay sự nhất thể hóa đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất trên những nét bản chất nhất của các thành phần đối tượng. Như vậy, nó khơng phải là phép cộng đơn thuần các kiến thức cùng dạy trong một bài mà là sự tổng hòa của các kiến thức khác nhau thành một đơn vị kiến thức duy nhất hướng tới

giải quyết một vấn đề thực tiễn. Từ điển Giáo dục học cho rằng: “Tích hợp là

những hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học” [15]. Bên cạnh đó nhà nghiên cứu Phạm Văn Lập quan niệm “dạy học tích hợp có nghĩa là những kiến thức, kĩ năng học được ở môn học này, phần này của môn học được sử dụng như những công cụ để nghiên cứu học tập trong môn học khác, trong nhiều phần khác của cùng môn học” [27]

Từ các quan niệm trên, có thể thấy dạy học tích hợp chính là q trình giúp học sinh biết cách sử dụng kiến thức và kĩ năng của mình để giải quyết ứng dụng trong những tình huống cụ thể, trên cơ sở đó phát triển năng lực người học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học truyện ngắn việt nam chương trình ngữ văn 12 tập 2 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)