Khả năng tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn ở cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học truyện ngắn việt nam chương trình ngữ văn 12 tập 2 (Trang 39 - 43)

1.3. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học truyện ngắn Việt

1.3.3. Khả năng tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn ở cấp

THPT nói chung và truyện ngắn Việt Nam - Chương trình Ngữ văn 12 - tập 2 nói riêng

Giáo dục kĩ năng sống là một nội dung giáo dục hết sức quan trọng cần được thực hiện một cách có hệ thống và thường xuyên trong các nhà trường. Việc đưa giáo dục kĩ năng sống vào nhà trường có ý nghĩa như là một sự thức tỉnh các nhà giáo dục chú ý nhiều hơn tính hữu dụng, thiết thực của chương trình, đồng thời tăng khả năng đáp ứng yêu cầu đào tạo con người mới năng động, tích cực, tự tin, đạt được thành cơng trong xã hội hội nhập. Môn Ngữ văn ở cấp THPT nói chung và truyện ngắn Việt Nam chương trình Ngữ Văn 12 - tập 2 nói riêng có vai trị quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục này.

- Trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản, hiện đại, hệ thống về Văn học và tiếng Việt, bao gồm: kiến thức về những tác phẩm tiêu biểu cho các thể loại của Văn học Việt Nam và một số tác phẩm đoạn trích của Văn học nước ngồi. Những hiểu biết về lịch sử Văn học và một số kiến thức lí luận Văn học cần thiết. Những kiến thức khái quát về giao tiếp, lịch sử tiếng Việt và các phong cách ngôn ngữ. Những kiến thức về các kiểu văn bản, đặc biệt là văn bản nghị luận (đặc điểm, cách tiếp nhận và học tập).

- Hình thành và phát triển các năng lực Ngữ văn, bao gồm: năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện ở bốn kĩ năng cơ bản (nghe, nói, đọc, viết), năng lực tiếp nhận văn học, năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực tự học và năng lực thực hành ứng dụng.

- Bồi dưỡng cho học sinh tình u Tiếng Việt, Văn học, Văn hóa, tình u gia đình, thiên nhiên, đất nước; lòng tự hào dân tộc; ý chí tự lập, tự cường; lý tưởng xã hội chủ nghĩa; tinh thần dân chủ, nhân văn; nâng cao ý thức trách nhiệm công dân, tinh thần hữu nghị và hợp tác quốc tế, ý thức tôn trọng, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại.

- Mục tiêu và nội dung môn Ngữ văn đã chứa đựng những yếu tố của giáo dục kĩ năng sống, phù hợp với các nội dung cơ bản của giáo dục kĩ năng sống, với cách tiếp cận làm thay đổi hành vi của người học trên cơ sở nhận thức về các vấn đề của cuộc sống. Vì vậy, có thể triển khai giáo dục kĩ năng sống vào các nội dung của môn học Ngữ văn mà không cần phải đưa thêm thông tin kiến thức làm nặng thêm nội dung môn học.

Một trong những đặc điểm của mơn Ngữ văn ở trường THPT, với tính chất là mơn học cơng cụ, là có thể kết hợp nhiều nội dung giáo dục trong quá trình dạy học. Bên cạnh nội dung cốt lõi, mang tính chất ổn định của mơn học là các nội dung giáo dục mang tính chất thời sự, xã hội (giáo dục tình cảm nhân văn, trách nhiệm của thanh niên học sinh trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; giáo dục về truyền thống dân tộc, về tình bạn, tình yêu và gia đình; về vấn đề lập nghiệp; về học tập và làm theo tấm gương đạo

đức Hồ Chí Minh; giáo dục bảo vệ mơi trường, giáo dục sức khỏe, giới tính, …) nhằm đáp ứng yêu cầu hình thành ở học sinh quan hệ ứng xử đúng đắn với những vấn đề của cuộc sống, đất nước, thời đại; giúp học sinh có đủ bản lĩnh hội nhập trong xu thế tồn cầu hóa. Vì vậy việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào mơn học Ngữ văn là điều có thể thực hiện và phù hợp với xu thế dạy học Ngữ văn hiện nay.

Việc giáo dục các chuẩn mực xã hội, các kĩ năng sống không thể chỉ xuất phát từ yêu cầu của những người làm chương trình và những nhà giáo dục mà phải xuất phát từ quyền lợi và nhu cầu phát triển của học sinh. Cách tiếp cận giáo dục kĩ năng sống giúp cho học sinh có những kĩ năng cần thiết để sống an tồn, lành mạnh, có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu phát triển, làm cho học sinh tích cực, hứng thú học tập, lĩnh hội các tri thức, chuẩn mực một cách chủ động, tự giác. Việc giáo dục kĩ năng sống trong môn học Ngữ văn được tiếp cận theo 2 phương diện: từ nội dung bài học và từ phương pháp triển khai các nội dung bài học. Nhiều bài học của môn Ngữ văn hướng đến việc giúp học sinh nhận thức được các giá trị trong cuộc sống, hình thành lối sống, cách ứng xử có văn hóa trong các tình huống giao tiếp đa dạng của cuộc sống. Mặt khác, các kĩ năng sống cịn được giáo dục thơng qua phương pháp học tập tích cực, dựa trên sự tương tác giữa nội dung bài học với những hiểu biết, kinh nghiệm vốn có của bản thân người học và quá trình đối thoại, tương tác. Giữa người học với nhau để thực hành, vận dụng linh hoạt vào các tình huống trong cuộc sống phù hợp với lứa tuổi.

Các tác phẩm truyện ngắn Việt Nam được biên soạn trong chương trình Sách giáo khoa Ngữ văn 12 - tập 2 có nhiều ưu thế cho việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Với đặc trưng là một thể loại tự sự cỡ nhỏ, một thể loại mà học sinh có thể nắm bắt dễ dàng cốt truyện, dễ dàng hiểu được nội dụng cơ bản nhất và những tư tưởng chủ đề đặt ta từ tác phẩm. Trong mỗi truyện ngắn, các tác giả thường gửi gắm những bài học sống, những trải

Nguyễn Minh Châu, tác giả đã thông qua câu chuyện của người đàn bà vùng biển để chiêm nghiệm về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời, đưa ra bài học về cách nhìn nhận cuộc sống, con người, những cảnh báo của nhà văn về tình trạng bạo lực gia đình trong cuộc sống thời hiện đại. Cịn qua truyện

ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân, học sinh sẽ tự nhận thức về tấm lòng

đồng cảm, trân trọng trước số phận con người của nhà văn, qua đó xác định giá trị cuộc sống mà mỗi con người cần hướng tới. Tự nhận thức là kĩ năng sống cần có của mỗi thanh niên - học sinh trong thời kì hội nhập. Thơng qua tác phẩm văn học, kĩ năng sống sẽ đến gần hơn với mỗi học sinh.

Truyện ngắn là những bức tranh thu nhỏ về cuộc sống, vì thế mà thể loại này có thể giúp học sinh tiếp cận cuộc sống, tự trải nghiệm cuộc sống và rút ra bài học sống cho mình. Đó cũng chính là một cách để tiếp cận kĩ năng sống dễ dàng và cần thiết.

Vấn đề truyền thống là giá trị cần thiết cho mọi dân tộc, mọi thời đại. Làm sao để học sinh từ những bài học truyền thống tốt đẹp mà ni dưỡng lý tưởng, ước mơ, hình thành tư tưởng đúng đắn. Làm sao để học sinh chúng ta đừng sống ích kỉ mà biết sống cho mình, sống vì cộng đồng dân tộc. Những truyện ngắn Việt Nam chương trình Ngữ văn 12 - tập 2 thời kì chống Mỹ như

Rừng Xà Nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành hay Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi không chỉ làm sống lại một thời kì hào hùng

của dân tộc mà còn giáo dục cho học sinh những tình cảm tốt đẹp với cộng đồng, quê hương, đất nước.

Như vậy, có thể khẳng định được rằng việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong mơn Ngữ văn nói chung và trong dạy học truyện ngắn Việt Nam - Chương trình Ngữ văn 12 - Tập 2 nói riêng là có nhiều ưu thế. Q trình học tập theo hướng nhấn mạnh tới kĩ năng sống trong trường phổ thơng có khả năng tạo điều kiện giúp học sinh nâng cao năng lực trong học tập, hình thành thái độ hành vi và giúp các em có động lực tìm hiểu, cân nhắc các chọn lựa và

có quyết định đúng đắn để giải quyết vấn đề cũng như có cơ hội thuận lợi để rèn luyện các kĩ năng ứng xử hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học truyện ngắn việt nam chương trình ngữ văn 12 tập 2 (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)