Truyện ngắn Việt Nam Chương trình Ngữ văn 12 Tập 2 và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học truyện ngắn việt nam chương trình ngữ văn 12 tập 2 (Trang 43 - 49)

1.3. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học truyện ngắn Việt

1.3.4. Truyện ngắn Việt Nam Chương trình Ngữ văn 12 Tập 2 và

nội dung có thể tích hợp

Truyện ngắn Việt Nam trong chương trình Ngữ Văn 12 - tập 2 bao gồm

7 tác phẩm (kể cả những bài học thêm): Vợ nhặt (Kim Lân), Vợ chồng A Phủ (Tơ Hồi), Rừng Xà Nu (Nguyễn Trung Thành), Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi), Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu). Đọc thêm: Một

người Hà Nội (Nguyễn Khải), Hương rừng Cà Mau (Trích đoạn trong Bắt sấu ở rừng U Minh Hạ - Sơn Nam)

Trong phần văn bản Văn học Việt Nam - Chương trình Ngữ văn 12 -

tập 2 ngoài thể loại tiểu thuyết với Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng và kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, còn lại là

truyện ngắn. Tính trong tổng số tiết văn bản Văn học Việt Nam có trong chương trình thì truyện ngắn chiếm 80%. Tỷ lệ này cho thấy truyện ngắn hiện đại Việt Nam có một vị trí quan trọng trong chương trình Ngữ văn nói chung và phần Văn học Việt Nam nói riêng. Việc đưa thể loại truyện ngắn Việt Nam vào chương trình Ngữ văn 12 - tập 2 là hoàn toàn hợp lý về số lượng, chất lượng. So với chương trình trong SGK chỉnh lý hợp nhất năm 2000, truyện ngắn Việt Nam trong chương trình SGK Ngữ văn 12 - tập 2 có những thay đổi nhất định trong việc lựa chọn tác phẩm với ý tưởng mở rộng phần sáng tác

sau năm 1975. Chương trình khơng cịn một số tác phẩm như: Mùa lạc của Nguyễn Khải, Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu mà thay vào đó là Một người Hà Nội của Nguyễn Khải, Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn

Minh Châu. Lí giải vì sao lại có sự thay đổi như vậy, bởi với chương trình này, ngồi những tác phẩm mang tính sử thi, học sinh còn phải tiếp cận và giải mã những tác phẩm đi vào đời sống tinh thần của con người và nhân vật

cũng như tư tưởng đổi mới của tác giả. Chẳng hạn cách tiếp cận Chiếc thuyền

yếu khám phá thế giới con người trong quan hệ với bên ngoài, với cộng đồng, với ngoại cảnh; một bên là quá trình khám phá thế giới nội tâm của từng nhân vật, từng con người trước cuộc đời phức tạp và nghiệt ngã. Với cách tư duy đơn giản và cách tiếp cận văn chương mịn cũ, người đọc sẽ khơng hiểu được hết những vấn đề tác giả đang đặt ra trong tác phẩm với bao trăn trở thường nhật đầy trách nhiệm của mình. Một phóng viên nhiếp ảnh nếu chỉ đến với vẻ đẹp bề ngoài của cảnh thiên nhiên, của con người thì khơng tài nào ghi được những bức tranh chân thực của cuộc đời và con người. Giáo viên khi giảng dạy những tác phẩm này phải biết tự đòi hỏi một sự đổi mới trong tư duy xã hội, tư duy văn học và cả phương pháp tiếp cận văn chương đương đại.

Nội dung các tác phẩm truyện ngắn Việt Nam chương trình Ngữ văn 12 - tập 2 đã tái hiện cuộc sống, đất nước và hình ảnh con người Việt Nam trong suốt thời kì lịch sử từ 1945 đến thế kỉ XX. Điều chủ yếu mà các tác phẩm thể hiện là hiện thực đất nước trong thời kì lịch sử đầy gian khổ, hi sinh nhưng cũng hết sức vẻ vang của dân tộc ta, thực sự là tấm gương phản chiếu những phương diện cơ bản nhất của tâm hồn dân tộc. Với hai cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại, truyện ngắn thể hiện được lẽ sống lớn, khát vọng lớn của toàn dân tộc, đã sáng tạo những hình tượng cao đẹp về đất nước, về nhân dân, về các tầng lớp, thế hệ con người Việt Nam vừa giàu phẩm chất truyền thống, vừa mang đậm những nét mới của thời đại.

Sau năm 1975 và nhất là từ năm 1986, Văn học Việt Nam từng bước đổi mới cùng sự phát triển của đất nước. Đề tài Văn học được mở rộng. Một số truyện ngắn đã phản ảnh những mặt tiêu cực trong xã hội, nhìn thẳng vào những tổn thất nặng nề trong chiến tranh hay bước đầu đề cập đến những bi kịch cá nhân. Các tác phẩm đã vận động theo hướng dân chủ hóa, mang tính nhân văn, nhân bản sâu sắc.

Truyện ngắn Việt Nam trong chương trình Ngữ Văn 12 - tập 2 có nhiều tìm tịi, phát triển đa dạng về đề tài, phong phú và đạt được thành tựu to lớn về nghệ thuật như: đổi mới trong nghệ thuật, đề cao tính sáng tạo của nhà văn.

Đặc biệt sau năm 1975, truyện ngắn đổi mới mạnh mẽ về ý thức nghệ thuật. Người cầm bút thức tỉnh ngày càng sâu sắc về ý thức các nhân, có quan niệm mới mẻ về con người. Họ khao khát đem lại cho nền văn học nước nhà một tiếng nói riêng, một phong cách riêng. Có sự xuất hiện của các phong cách nghệ thuật độc đáo, đáng chú ý là các tác giả: Tơ Hồi, Kim Lân, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Trung Thành…

Để tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh cần bám sát mục tiêu của từng bài học, giờ học, mục tiêu giáo dục kĩ năng sống qua dạy học truyện ngắn Việt Nam - Chương trình Ngữ văn 12 - Tập 2.

- Về kiến thức:

+ Nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc, yêu gia đình, quê hương, đất nước, sống nhân ái, khoan dung, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước và môi trường tự nhiên.

+ Nhận thức được sự cần thiết của các kĩ năng giúp cho bản thân sống tự tin lành mạnh.

+ Nhận thức được những giá trị cốt lõi làm nền tảng cho các kĩ năng sống. - Về kĩ năng:

+ Có kĩ năng làm chủ bản thân, có trách nhiệm, biết ứng xử linh hoạt, hiệu quả và tự tin trong các tình huống giao tiếp hàng ngày.

+ Có suy nghĩ và hành động tích cực, tự tin, có những quyết định đúng đắn trong cuộc sống.

+ Có kĩ năng quan hệ tích cực và hợp tác, biết bảo vệ mình và người khác trước những nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn và lành mạnh của cuộc sống.

- Về thái độ:

Hứng thú và có nhu cầu được thể hiện các kĩ năng sống mà bản thân được giáo dục đồng thời biết động viên người khác cùng thực hiện các kĩ năng sống đó.

- Các địa chỉ có thể tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học truyện ngắn Việt Nam - Chương trình Ngữ văn 12 - Tập 2.

Tên

bài Những kĩ năng sống cơ bản

Phương pháp/ kĩ thuật DH tích cực có thể sử dụng Vợ chồng A Phủ - Tự nhận thức về cách tiếp cận và thể hiện bi kịch khát vọng giải thoát của những con người bi chà đạp, qua đó xác định các giá trị của cuộc sống mà mỗi con người cần hướng tới.

- Suy nghĩ sáng tạo: phần tích bình luận về cá tính sắc nét, về nghệ thuật tả cảnh, tả tình, cách kể chuyện tự nhiên, vẻ đẹp của nhân vật Mị, A Phủ trong tác phẩm

- Động não: HS suy nghĩ và nêu ý kiến về cách tiếp cận và thể hiện hiện thực trong tác phẩm.

- Thảo luận nhóm: trao đổi nhóm về cách thể hiện cảm hứng nhân đạo của nhà văn trong tác phẩm. - Báo cáo 1 phút: Trình bày cảm nhận, ấn tượng sâu sắc của cá nhân về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Rừng Xà Nu

- Giao tiếp: Trình bày, trao đổi về cách tiếp cận và thể hiện thực trong tác phẩm.

- Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích bình luận về ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm, về cách thể hiện tư tưởng của tác phẩm thông qua cốt truyện, hệ thống nhân vật, giọng điệu văn chương của Nguyên Ngọc.

- Động não: HS suy nghĩ và nêu ý kiến về cách tiếp cận và thể hiện hiện thực trong tác phẩm.

- Thảo luận nhóm: trao đổi về ý nghĩa tư tưởng và vẻ đẹp của hệ thống nhân vật trong tác phẩm. - Biểu đạt sáng tạo: HS lựa chọn một hình thức biểu đạt để thể hiện suy nghĩ, nhận thức về tư tưởng của tác phẩm (vẽ tranh, đóng vai đọc diễn cảm một đoạn truyện…) - Tự nhận thức về tấm lòng - Động não: HS suy nghĩ và nêu ý

Vợ nhặt

đồng cảm trân trọng trước số phận con người của nhà văn, qua đó xác định các giá trị trong cuộc sống mà mỗi con người cần hướng tới.

- Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích, bình luận về cá tính sắc nét về nghệ thuật tả cảnh, tả tình, cách kể chuyện tự nhiên, về cách xây dựng nhân vật trong tác phẩm.

kiến về cách tiếp cận và thể hiện hiện thực trong tác phẩm.

- Thảo luận nhóm: Trao đổi về sự thể hiện cảm hứng nhân đạo của Kim Lân trong tác phẩm.

- Hoàn tất nhiệm vụ: So sánh điểm giống nhau về những nét riên trong sự thể hiện cảm hứng

nhân đạo của 2 tác phẩm Vợ Nhặt và Vợ chồng A Phủ Những đứa con trong gia đình

- Giao tiếp: Trình bảy trao đổi về cách thể hiện sức mạnh của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (từ góc nhìn truyền thống gia đình) - Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích, bình luận về cá tính sắc nét về cách tạo khơng khí, giọng điệu riêng, cách xây dựng nhân vật trong tác phẩm.

- Động não: HS suy nghĩ và nêu ý kiến về cách tiếp cận và thể hiện hiện thực trong tác phẩm.

- Thảo luận nhóm: Trao đổi về ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm và thể hiện tư tưởng qua đề tài và hệ thống nhân vật trong tác phẩm - Hoàn tất nhiệm vụ: So sánh điểm giống nhau và những nét riêng trong sự thể hiện cảm hứng về chủ nghĩa anh hùng cách mạng

của 2 tác phẩm Rừng Xà Nu và

Những đứa con trong gia đình. Chiếc

thuyền ngoài xa

- Tự nhận thức về cách tiếp cận và thể hiện hiện thực trong tác phẩm, về cảm hứng thế sự và tấm lòng đầy ưu tư, trăn trở của

- Động não: HS suy nghĩ và nêu ý kiến về cách tiếp cận và thể hiện hiện thực trong tác phẩm.

nhà văn trước cuộc sống hiện tại, qua đó rút ra bài học cuộc sống của mỗi cá nhân.

- Tư duy phê phán, sáng tạo: Phân tích, bình luận về cá tính sắc nét, về cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề của nhà văn trong tác phẩm.

thể hiện cảm hứng thế sự của nhà văn Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm.

- Lưu giữ nhật kí: Ghi lại cảm nhận về cảm hứng thế sự của văn học Việt Nam sau đổi mới.

Tiểu kết Chương 1

Đối với học sinh cấp THPT, việc giáo dục KNS có ý nghĩa hết sức cần thiết trong quá trình học tập, rèn luyện của các em. Vì vậy giáo dục kĩ năng sống là một nội dung giáo dục quan trọng cần được thực hiện một cách có hệ thống và thường xuyên trong các nhà trường. Có thể triển khai tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào các nội dung của môn Ngữ văn và các tác phẩm truyện ngắn Việt Nam - Chương trình Ngữ văn 12 - Tập 2 mà không cần đưa thêm thông tin, kiến thức làm nặng thêm nội dung bài học. Trong chương 1, chúng tơi đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu về các vấn đề kĩ năng sống, dạy học tích hợp nói chung trong mơn Ngữ văn và qua truyện ngắn chương trình Ngữ văn 12 - tập 2 nói riêng. Từ đó tạo tiền đề cho việc xây dựng các biện pháp tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học truyện ngắn Việt Nam - Chương trình Ngữ văn 12 - Tập 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH QUA DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM

- CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12 - TẬP 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học truyện ngắn việt nam chương trình ngữ văn 12 tập 2 (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)