Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU
2.3. Tổng quan về thị trường nhập khẩu hạt điều của Hoa Kỳ và cơ chế quản lý
2.3.1. Thị trường Hoa Kỳ
Theo dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), trong giai đoạn từ năm 2016 - 2021, nước Mỹ đóng góp trực tiếp vào một phần ba mức độ tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu. Theo các cách tính tốn khác nhau, GDP của Mỹ chiếm từ 20% đến 35% GDP thế giới.
Năm 2016 - 2021, nhập khẩu của Mỹ tăng chóng mặt và chiếm gần 25% trong mức tăng xuất khẩu của toàn thế giới với dân số hơn 330 triệu dân (2021), trong đó 20% ở độ tuổi 0 -14, 67% ở độ tuổi 15 - 65 và 13% ở độ tuổi trên 65. Nước Mỹ đứng trong top 10 thế giới về thu nhập bình qn đầu người mỗi năm (có điều chỉnh để phản ánh ngang giá sức mua ở các nước khác), người dân Mỹ được xem là có mức tiêu dùng lớn nhất trong các nước có nền cơng nghiệp phát triển. Theo nghiên cứu của một nhóm chuyên gia Liên Hiệp Quốc thì nếu sức tiêu dùng của các gia đình Nhật, EU là 1 thì của các gia đình Mỹ là 1,7.
Hoa Kỳ không chỉ là nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho chính thị trường nội địa mà còn là nước xuất khẩu lớn ra thị trường trên tồn thế giới. Quy mơ về dân số, sự sung túc về kinh tế, thu nhập cao và đặc biệt sức mua của thị trường này mang lại cho Hoa Kỳ sức mạnh hấp dẫn và thu hút tất cả các nhà xuất khẩu trên hành tinh từ hàng tiêu dùng đến các sản phẩm công, nơng nghiệp. Dân Mỹ có mức sống rất đa dạng nên có hệ thống cửa hàng cho người có thu nhập cao, cửa hàng cho người có thu nhập thấp.
27
Chính vì vậy, hàng nhập khẩu vào Mỹ rất phong phú, đa chủng loại, từ nhiều nước khác nhau, phục vụ cho các phân khúc thị trường khác nhau. Do đó, ta có thể thấy thị trường Mỹ cũng là một thị trường có tính cạnh tranh rất cao.
Thị trường Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới, với sức mua cao, giá cả và quy mô đều đang tăng; môi trường chính sách thuận lợi cho quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ; nhu cầu phong phú và thói quen tiêu dùng dựa trên thu nhập, văn hóa và đặc điểm khu vực đã tạo ra dư địa rộng lớn để các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng hiệu quả, bên cạnh đó, đơng đảo người Việt Nam là cầu nối, là cơ sở khách hàng quan trọng của hàng Việt Nam. Ví dụ, thị trường miền Tây nước Mỹ có nhiều siêu thị lớn như Safeway, King Soopers, Albertsons, Sprouts Famers Market. Thị trường người Mỹ gốc Việt ở đây cũng tương đối lớn, với 2,18 triệu dân và sức mua 57 tỷ USD, và thói quen tiêu dùng của họ rất gần với người Việt Nam. Đây là kênh hữu hiệu giúp hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường miền Tây Hoa Kỳ.
Các sản phẩm được thị trường Hoa Kỳ ưa chuộng gồm: Các loại quả, quả hạch và các phần khác ăn được của cây, đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác… (HS 2008) và các loại nước ép trái cây (kể cả hèm nho) và nước rau ép, chưa lên men và chưa pha thêm rượu, đã hoặc chưa pha thêm đường chất làm ngọt khác (HS 2009) với trị giá chiếm tỉ trọng cao nhất. Có thể thấy, thị trường Hoa Kỳ nhập khẩu hàng rau quả chế biến từ Việt Nam luôn ở mức cao, điều này đã chứng tỏ, các sản phẩm rau quả chế biến của Việt Nam đang dần đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng Hoa Kỳ. Tuy nhiên, với thị trường rộng lớn như Hoa Kỳ thì dư địa cho xuất khẩu hàng rau quả chế biến của các doanh nghiệp Việt Nam rất lớn.
Riêng sản phẩm hạt điều, tại thị trường Hoa Kỳ, từ năm 2010 đến nay, nhu cầu tiêu dùng hạt điều đã tăng trưởng 53% và trở thành loại hạt tiêu thụ nhiều thứ 2, chỉ sau hạnh nhân. Người dân ở đây thường dùng hạt điều để chế biến thức ăn nhẹ, kết hợp với sữa hoặc sử dụng như những loại ngũ cốc khác. Hiện thị trường này đã chiếm tới 32% tổng sản lượng điều xuất khẩu hằng năm của Việt Nam, đứng đầu danh sách những nước nhập khẩu điều Việt Nam.
Dù có nhu cầu cao, sức tiêu thụ lớn nhưng Hoa Kỳ là một trong những thị trường “khó tính” bậc nhất trên thế giới. Hoa Kỳ có u cầu rất cao về an tồn vệ sinh thực phẩm, các rào cản kỹ thuật về lao động, mơi trường. Bên cạnh đó hàng hóa Việt Nam phải cạnh tranh với các nhóm hàng khác được sản xuất ngay tại Hoa Kỳ hay từ các đối thủ khác đến từ Châu Á, Nam Mỹ, thậm chí là Châu Phi.
28