Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU
2.3. Tổng quan về thị trường nhập khẩu hạt điều của Hoa Kỳ và cơ chế quản lý
2.3.3. Hiệp định giữa Việt Nam-Hoa Kỳ
25 năm sau khi thiết lập quan hệ song phương vào năm 1995, Hoa Kỳ và Việt Nam đã trở thành đối tác tin cậy trong mối quan hệ hữu nghị tôn trọng lẫn nhau. Quan hệ hợp tác Hoa Kỳ - Việt Nam đang phát triển ngày càng tích cực và tồn diện, đã phát triển thành quan hệ đối tác vững chắc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh, giao lưu nhân dân và giao lưu văn hóa, văn nghệ. Hoa Kỳ ủng hộ một Việt Nam mạnh mẽ, thịnh vượng và độc lập, góp phần đảm bảo an ninh quốc tế; xây dựng các mối quan hệ kinh doanh cùng có lợi; tơn trọng nhân quyền và pháp quyền. Quan hệ song phương được gắn kết bởi quan hệ Đối tác Tồn diện Việt Nam-Hoa Kỳ 2013, khn khổ thúc đẩy quan hệ song phương; lãnh đạo hai nước lần lượt ra tuyên bố chung vào tháng 5 và tháng 11 năm 2015, 2016 và 2017. Năm 2020, Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước và tiếp tục nỗ lực tăng cường hợp tác.
Hoa Kỳ đang hỗ trợ Việt Nam xây dựng năng lực thực thi pháp luật, hợp tác xuyên biên giới trong khu vực và thực hiện các điều ước và tiêu chuẩn quốc tế. Việt Nam là đối tác trong các cơ chế chống phổ biến vũ khí hạt nhân, bao gồm sáng kiến toàn cầu về chống khủng bố hạt nhân, tận dụng chuyên môn, trang thiết bị và đào tạo sẵn có về kiểm sốt xuất khẩu và liên quan đến an ninh biên giới. Năm 2016, Hoa Kỳ
29
và Việt Nam đã ký một hiệp định tăng cường hợp tác thực thi pháp luật và tư pháp, hai nước đang cùng nhau nỗ lực để thực hiện hiệp định này. Hoa Kỳ và Việt Nam thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại về lao động, an ninh, năng lượng, khoa học và công nghệ và nhân quyền.
Kể từ khi hiệp định thương mại song phương Hoa Kỳ – Việt Nam có hiệu lực vào năm 2001, hoạt động thương mại giữa hai quốc gia và đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam đã tăng trưởng vượt bậc. Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký kết một hiệp định khung về thương mại và đầu tư; cũng như các hiệp định về dệt may, vận tải hàng không, hải quan và hàng hải. Hiện Hoa Kỳ xuất khẩu sang Việt Nam máy móc, máy tính và đồ điện tử, sợi/vải, nông sản và các loại xe. Hoa Kỳ nhập khẩu từ Việt Nam đồ may mặc, giày dép, nội thất và giường tủ, nông sản, hải sản và thiết bị điện. Thương mại song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã tăng trưởng từ 451 triệu USD vào năm 1995 lên hơn 90 tỷ USD vào năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu từ Hoa Kỳ sang Việt Nam đạt hơn 10 tỷ USD vào năm 2020, và kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ cùng năm đạt 79,6 tỷ USD. Đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam đạt 2,6 tỷ USD vào năm 2019.
Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ được ký kết và thực thi, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ liên tục tăng lên với tốc độ rất cao và Mỹ trở thành nhà nhập khẩu 14 hàng đầu hàng hóa của Việt Nam. Theo số liệu từ Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam, kim ngạch thương mại Việt Nam và Mỹ tăng trưởng liên tục ở mức 20% trong những năm gần đây, đạt trên 60 tỷ USD năm 2018, trong đó Việt Nam tiếp tục xuất siêu gần 35 tỷ USD.
30
(Nguồn: Tổng cục Thống Kê)
Quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ phát triển rất nhanh, đạt được nhiều kết quả tốt trên các lĩnh vực và đã có những bước phát triển quan trọng trong lĩnh vực kinh tế với việc ký kết Hiệp định thương mại song phương (năm 2000); Hoa Kỳ thơng qua Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn cho Việt Nam (năm 2006); hai nước ký Hiệp định khung về thương mại và đầu tư (năm 2007); xác lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ (năm 2013). Bên cạnh đó, trong thời gian qua, quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Mỹ đã đạt tốc độ phát triển hết sức ấn tượng. Giai đoạn 2020 – 2021, mặc dù đại dịch Covid-19 và xung đột thương mại toàn cầu diễn biến gay gắt, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục giữ vững là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và ngược lại Việt Nam tiếp tục vươn lên nắm giữ vị trí số 9 trong việc thành đối tác của Hoa Kỳ. Thành cơng này là nhờ có sự nỗ lực của Đảng và Nhà nước cũng như là sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong nước trong việc sản xuất hàng hóa đạt chuẩn chất lượng xuất sang Hoa Kỳ. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, nhìn chung từ năm 2017 đến năm 2021, xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ của Việt Nam vẫn tăng trưởng đều. Năm 2018 xuất khẩu hàng hóa tăng khoảng 7 triệu nghìn USD. Việt Nam cũng là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Mỹ tại Đông Nam Á với mức độ tăng trưởng nhanh ở mức 77%. Hai bên vẫn tiếp tục mở rộng thị trường, tìm kiếm các mặt hàng xuất khẩu mới. Năm 2018, Mỹ đã dừng tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đây là một hành động điển hình trong các chính sách của Mỹ khi điều chỉnh lại
41607546 47525547 61346590 77077317 96293012 0 20000000 40000000 60000000 80000000 100000000 120000000 2017 2018 2019 2020 2021 Đơn vị tính: 1000 USD Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn
năm 2017-2021
31
quan hệ với các nước, nhằm mục đích theo hướng có lợi cho nước Mỹ. Do đó, để tiếp tục phát huy đà quan hệ, hai nước cần thúc đẩy triển khai thực hiện tốt các thỏa thuận trong các chuyến thăm cấp cao; có cách tiếp cận và cơ chế đối thoại hiệu quả để xử lý các vấn đề tồn đọng và nảy sinh phù hợp với lợi của cả hai nước.
Từ cuối năm 2019 đến năm 2021 cả thế giới phải chống chọi với dịch bệnh COVID19 nhưng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng trưởng mạnh. Năm 2019, Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kì với tổng kim ngạch là 61.346.590 nghìn USD tăng khoảng 29.1% so với năm 2018 và chiếm tới 23.2% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Do năm 2019 vẫn chưa có sự ảnh hưởng mạnh từ dịch nên việc xuất khẩu hàng hóa vẫn diễn ra bình thường. Sang đến năm 2020, dịch bệnh lây lan nhanh chóng khiến nước ta phải áp dụng các biện pháp chống dịch và giãn cách xã hội nên việc sản xuất hàng hóa gặp một vài khó khăn.
Bên cạnh đó, dịch bệnh phát triển mạnh mẽ ở các nước phương Tây khiến cho việc vận chuyển, giao thương hàng hóa gặp nhiều khó khăn, do thiếu nhân cơng, thiếu nguyên liệu sản xuất, điều kiện sản xuất gặp nhiều khó khăn nên việc sản xuất hàng hóa và xuất khẩu gặp một vài thách thức nhưng do các biện pháp chống dịch kịp thời, nhanh chóng của Việt Nam mà việc xuất khẩu không bị gián đoạn mà cịn tăng từ 61.346.590 nghìn USD lên 77.077.317 nghìn USD, tăng khoảng 25.6% so với năm 2019 và chiếm 27.3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, có sự sụt giảm nhẹ so với năm 2018.
Năm 2021, là đỉnh điểm của dịch COVID 19 khi Việt Nam mỗi ngày có hơn nghìn ca nhiễm thì việc sản xuất gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng do đã có kinh nghiệm chống dịch từ trước và do đã có vacxin nên việc giãn cách, cách ly những người bị bệnh đã khơng cịn khó và mọi người đều có kinh nghiệm nên việc sản xuất không bị gián đoạn. Do lực lượng lao động ở các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất, họ được cách ly ăn ngủ tại chỗ, làm việc tại chỗ nên giảm tình trạng người nhiễm bệnh mà vẫn có thể đạt được hiệu quả cơng việc một cách tốt nhất. Việt Nam đang từng bước khẳng định vị thế đối tác hàng đầu của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Việt Nam vẫn đang theo đuổi công cuộc đổi mới kinh tế hội nhập quốc tế sâu rộng, tăng cường hợp tác kinh tế - đầu tư cùng có lợi. Phía Hoa Kỳ cũng coi trọng quan hệ với Việt Nam và khuyến khích các doanh nghiệp thiết lập chuỗi sản xuất, phát triển chuỗi đầu tư và kết nối thị trường hai nước. Do đó, Hoa Kỳ là thị trường còn rất nhiều tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam.
32
Vì vậy, xuất khẩu năm 2021 tăng cao nhất trong khoảng thời gian dịch bệnh là 96.293.012 nghìn USD tăng 24.9% so với cùng kì năm 2020.Nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn tiếp tục giữ vị trí là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam khi chiếm đến 28,6% kim ngạch xuất khẩu. Tóm lại, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ vẫn đạt con số ấn tượng mặc dù ảnh hưởng của đại dịch COVID 19.
Những kết quả mang lại trong giai đoạn này là nhờ sự quyết tâm và nỗ lực của chính phủ và các doanh nghiệp trong việc phối hợp và tập trung giải quyết các vấn đề xảy ra trong quá trình sản xuất và xuất khẩu. Cùng với đó là ưu tiên các vấn đề thương mại, bao gồm cả mở rộng thị trường nông sản, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ, công nghệ thông tin. Hai quốc gia đã cùng nhau giúp đỡ, xúc tiến thương mại tạo cho môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, tạo điều kiện cho việc ký kết nhiều dự án đầu tư, hợp đồng thương mại có quy mơ lớn. Hai quốc gia cũng đã có nhiều hoạt động hợp tác hiệu quả thông qua cơ chế đối thoại của Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư.